Khái niệm lập luận trong văn nghị luận là gì năm 2024

Đánh dấu đã đọc

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận phân tích:

- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lý.

4/ Thao tác lập luận so sánh:

– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5/ Thao tác lập luận bình luận:

– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6/ Thao tác lập luận bác bỏ:

– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

Luận cứ 1: Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.

  • Luận cứ 2: Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
  • Luận cứ 3: Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
  • Luận điểm 2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
  • Luận cứ 1: Ở Triều Tiên: "Có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Nhưng các tờ báo phát hành trog nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài...cần đọc".
  • Luận cứ 2: "Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo… mấy trang thông tin".

c. Lựa chọn phương pháp lập luận

  • Khái niệm
  • Là cách thức lựa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục.

Tìm hiểu ngữ liệu 1 và 2 [SGK/ 109, 110]

Phương pháp được vận dụng trong bài văn "Chữ ta" của Hữu Thọ: phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chằng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được.

- Mục đích lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược.

- Kết luận: “Nay các ông... được”.

- Lí lẽ:

+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.

+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.

+ Mất thời ko thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

  1. Kết luận

Lập luận: là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe [đọc] đến một kết luận nào đó mà người nói [viết] muốn đạt tớ

2. Cách xây dựng lập luận

  1. Xét ví dụ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc tải đạn cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ...Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước

- Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

- Hệ thống luận cứ:

+ Sức mạnh của lòng nồng nàn yêu nước.

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Phương pháp lập luận: Văn bản sử dụng phương pháp diễn dịch với câu chủ đề được nêu ở ngay phần mở đầu “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

  1. Kết luận: Cách xây dựng lập luận:

- Xác định luận điểm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

- Tìm luận cứ: Luận cứ là những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm.

- Lựa chọn phương pháp lập luận: Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Tìm các luận cứ làm sáng tỏ các luận điểm sau

  1. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích
  1. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
  1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

Trả lời:

  1. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích:

– Giúp ta tích lũy và mở rộng tri thức về tự nhiên và xã hội.

– Giúp ta khám phá ra bản thân mình.

– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.

– Giúp rèn khả năng diễn đạt.

  1. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.

– Ko khí ô nhiễm.

– Nước bị nhiễm bẩn ko thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.

– Môi sinh đang bị tàn phá, bị hủy diệt.

  1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

– Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ.

– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

2. Nêu luận điểm, luận cứ, lập luận của văn bản “Học thầy, học bạn”

Học thầy học bạn

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó. Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.

Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất.

Trả lời:

- Luận điểm chính: cần học thầy và học bạn

Các luận điểm nhỏ:

+ Tầm quan trọng của việc học thầy học bạn.

+ Bài học, lời khuyên cho các bạn trẻ hiện nay trong việc tự học tập rèn luyện kết hợp với việc học thầy học bạn.

- Luận cứ:

+ Những điều cần phải học

+ Mục đích việc học thầy ,học bạn

+ Sự cần thiết của việc học thầy, học bạn

- Lập luận: Đi từ những lợi ích của việc học thầy, học bạn, sau đó đến ý nghĩa của việc học thầy, học bạn, cuối cùng là lời khuyên.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • Văn bản văn học
  • Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
  • Nội dung và hình thức của văn bản văn học
  • Các thao tác nghị luận
  • Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề