Khám hở van dạ dày ở đâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Bình đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành phẫu thuật ổ bụng.

Trào ngược dạ dày thực quản [GERD] được định nghĩa là sự suy giảm chức năng của hàng rào ngăn chặn sự trào ngược, làm cho những chất chứa bên trong dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản. Đây là một bất thường do cơ vòng thực quản dưới bị yếu đi, rối loạn chức năng làm trống dạ dày hoặc mất nhu động thực quản. Trong một số trường hợp, phẫu thuật nội soi trào ngược dạ dày thực quản được chỉ định cho bệnh nhân.

Bệnh lý gây ra do trào ngược dạ dày thực quản đã được biết tới từ cuối thế kỷ 19 nhưng tới năm 1930 thì Hamperl và Winkenstein mới cho rằng chính dịch axit là nguyên nhân gây ra viêm thực quản. Năm 1951, Allison là người đầu tiên đặt vấn đề phẫu thuật đặt lại vị trí của tâm vị để chống hiện tượng trào ngược. Sau đó có rất nhiều kỹ thuật mổ xẻ khác nhau ra đời nhằm chống lại hiện tượng trào ngược thực quản.

Bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nếu các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản quá nghiêm trọng, chẳng hạn như: Axit trào ngược làm viêm loét thực quản. Từ đó dẫn đến xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa trên. Sẹo hình thành từ những tổn thương mô cũng có thể gây hẹp thực quản, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn.

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản là biện pháp cuối cùng. Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát các triệu chứng bệnh bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống. Nếu điều đó không giúp bệnh nhân giảm đau, bác sĩ sẽ thử dùng thuốc dài hạn. Khi thuốc cũng không có tác dụng làm giảm bớt triệu chứng, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản [khâu cơ vòng dưới thực quản qua nội soi, tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ]. Thông thường, bệnh nhân cần điều trị nội khoa đúng phương pháp trong ít nhất 6 tháng, nếu không đỡ mới cân nhắc phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể cân nhắc đồng ý tiến hành phẫu thuật để việc phải tránh dùng thuốc lâu dài. Một số lựa chọn phẫu thuật có thể giúp giảm triệu chứng GERD và kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra. Mục tiêu chính của phẫu thuật ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là nhằm củng cố lại hàng rào chống trào ngược mà không tạo ra những tác dụng phụ quá mức.

Phẫu thuật nội soi trào ngược dạ dày

  • Thể trạng người bệnh quá yếu không chịu được phẫu thuật
  • Người bệnh già yếu, có nhiều bệnh phối hợp
  • Người bệnh ung thư thực quản
  • Tiền sử mổ viêm phúc mạc, tắc ruột
  • Cổ trướng tự do hoặc cổ trướng khu trú
  • Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng
  • Bệnh lý rối loạn đông máu

Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Tuân thủ chế độ ăn uống thực phẩm lỏng theo hướng dẫn trong vòng 1 – 2 ngày trước khi phẫu thuật.
  • Không ăn vào ngày thực hiện phẫu thuật.
  • Uống thuốc làm sạch ruột 1 ngày trước khi phẫu thuật

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng phẫu thuật

  • Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản [phẫu thuật fundoplication]

Đây là phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, giúp thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới, phần trên dạ dày sẽ được quấn quanh bên ngoài của vùng thực quản dưới.

Phẫu thuật có thể thực hiện mổ hở, bác sĩ sẽ rạch một đường dài trong dạ dày rồi tiếp cận đến thực quản. Hoặc phẫu thuật này có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi, vết mổ sẽ nhỏ hơn và quy trình thực hiện ít xâm lấn hơn. Phẫu thuật này có tỉ lệ thành công lâu dài và phục hồi rất tốt.

  • Phẫu thuật nội soi xuyên miệng

Phẫu thuật này không cần rạch bất kỳ vết mổ nào trên cơ thể. Một thiết bị EsophyX được đưa vào thực quản qua miệng. Sau đó, thiết bị này sẽ tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản, các nếp gấp này sẽ tạo thành một van mới để ngăn chặn axit trào ngược từ dạ dày lên.

Thủ thuật được thực hiện với ống nội soi mỏng, linh hoạt luồn vào bên trong thực quản. Một điện cực ở cuối ống sẽ làm nóng mô thực quản, tạo ra những vết cắt nhỏ. Sau đó, các vết cắt hình thành mô sẹo trong thực quản làm ngăn chặn các dây thần kinh phản ứng với axit trào ngược từ dạ dày. Các mô sẹo hình thành cũng giúp tăng cường các cơ xung quanh. Phương pháp này cho hiệu quả giảm bớt, thậm chí là loại bỏ các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thủ thuật này khá mới nên kết quả lâu dài vẫn chưa được xác định rõ.

  • Phương pháp khâu nội soi [sử dụng hệ thống Bard EndoCinch]

Hệ thống sẽ thực hiện các mũi khâu nội soi để tạo thành nếp gấp, giúp củng cố cơ vòng dưới thực quản. Phương pháp này không phổ biến nhưng cũng là một lựa chọn để thảo luận với bác sĩ trong khi tìm kiếm các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

  • Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới [Linx]

Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị đặc biệt: Linx, một vòng tròn có chứa các hạt titan nhỏ có từ tính, quấn quanh cơ vòng thực quản dưới để củng cố cơ này. Vì các hạt đã được từ hóa sẽ di chuyển cùng nhau để giữ cho lỗ mở giữa dạ dày và thực quản luôn đóng lại. Tuy nhiên, thức ăn vẫn có thể đi qua bình thường. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn nên thời gian hồi phục thường ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Cảm giác đau cũng ít xảy ra khi người bệnh thực hiện phương pháp này.

Tránh dùng các thực phẩm và thức uống sau đây:

Tránh rượu bia phòng bệnh trào ngược dạ dày mới mắc và tái phát sau điều trị

  • Cà phê
  • Nước ngọt có gas
  • Sô cô la
  • Các loại nước cam, chanh, quýt, bưởi
  • Cà chua
  • Nước sốt cà chua
  • Các thức ăn cay và béo
  • Sữa và chế phẩm từ sữa còn nguyên kem và chất béo
  • Tinh dầu bạc hà

Các biện pháp về thay đổi lối sống sau đây:

  • Tránh cúi người về phía trước hoặc tập luyện ngay sau khi ăn
  • Tránh các loại quần áo có nịt lưng quá chật
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Tránh ăn uống trong vòng 2 - 3 giờ trước khi ngủ
  • Không hút thuốc lá
  • Không uống cà phê
  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Nâng đầu giường cao 15cm hoặc ngủ ghế dựa

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng robot là một trong những phương pháp hiệu quả, tiên tiến bậc nhất hiện nay. Vinmec thực hiện phẫu thuật bằng robot điều trị các nhiều loại bệnh lý thuộc các chuyên ngành khác nhau như phụ khoa, ung bướu, tiết niệu, tiêu hóa, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nhờ phương pháp phẫu thuật robot mà hiệu quả điều trị các ca bệnh tăng rõ rệt, tỉ lệ thành công lên tới 95%Khách hàng có thể tham khảo thông tin chi tiết và bảng giá dịch vụ tại đây.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

Sự hình thành của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

XEM THÊM:

Bạn đã bao giờ gặp vấn đề khiến bạn phải nôn [ói] chưa? Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sau khi ăn, thức ăn có khi nào đi ngược lại từ ruột lên dạ dày hay từ dạ dày trào ra ngoài chưa hay cơ chế nào của cơ thể giúp bạn tránh điều đó? Hy vọng bài viết về van dạ dày thực quản này có thể giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Khi nhắc đến cái tên, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai bộ phận của ống tiêu hóa.

1.1 Dạ dày

  • Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, ngay dưới vòm hoành trái. Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau hai bờ cong bé và lớn. Các phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới là tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị.
  • Dung tích dạ dày ở trẻ sơ sinh khoảng 30ml, ở tuổi dậy thì khoảng 1000ml và khi trưởng thành là 1500ml. Ở một số người có bệnh lý dạ dày, ví dụ như dạ dày phình to trong bệnh lý hẹp môn vị, dạ dày có thể giãn to hơn 10 lít.
  • Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, dài khoảng 25cm, tương đối di động. Nó dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Thực quản có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau và khi không có thức ăn. Tuy nhiên, nó sẽ giãn và có hình ống khi nuốt thức ăn.
  • Phía trên của thực quản là hầu, họng. Phía dưới thực quản nối liền với dạ dày.
  • Có thể xem thực quản là một cơ quan hình ống có chức năng dẫn thức ăn từ miệng tới dạ dày. Thực quản không có chức năng hấp thu, tiêu hóa.
  • Van dạ dày là van ngăn dạ dày với các bộ phận tiếp giáp trong hệ tiêu hóa.
  • Dạ dày phần trên giáp với thực quản ở tâm vị, phần dưới giáp với tá tràng ở môn vị. Van dạ dày ngăn cách dạ dày với thực quản gọi là van dạ dày thực quản. Trong bài viết này, ta chỉ tập trung tìm hiểu về van dạ dày- thực quản.

1.4 Vị trí van dạ dày – thực quản

  • Van dạ dày thực quản là van một chiều, có vị trí nằm sau sụn sườn 7 trái, trước đốt sống D10, lệch đường giữa khoảng 2,5cm.

  • Van dạ dày thực quản thực chất là phần cơ thắt dưới của thực quản, có cấu tạo như cấu trúc chung của phần cơ ống tiêu hóa.
  • Phần cơ này gồm có hai lớp cơ trơn, là lớp cơ dọc và lớp cơ vòng:
  • Gồm các sợi cơ xếp theo chiều dọc nằm ở lớp ngoài.
  • Lớp cơ dọc này có chức năng chủ yếu trong việc dẫn thức ăn theo nhu động của thực quản, một chiều, từ miệng xuống dạ dày.
  • Bao gồm các sợi lớp trong, xếp dạng vòng quanh.
  • Lớp cơ vòng của phần cơ thắt dày hơn so với các vị trí khác của ống tiêu hóa.
  • Lớp cơ vòng dày tại nơi này chịu sự chi phối của hệ thần kinh tự chủ. Khi thức ăn đến đoạn cuối của thực quản, áp thụ quan tại đây sẽ truyền tính hiệu về não. Sau đó tín hiệu thần kinh sẽ thông báo, mở cơ vòng này ra. Thức ăn sẽ được đưa xuống dạ dày từng đợt từng đợt. Khi thức ăn vừa qua, phần phía trên rỗng hoặc không đủ áp lực để mở thì van sẽ đóng lại.
  • Giữa hai lớp cơ có các mạch máu, mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự chủ.
  • Các hệ thống mạch máu khá phong phú, chạy dọc theo chiều dài thực quản.
  • Hệ thống hạch và mạch bạch huyết cũng đa dạng và rối rắm. Cạnh thực quản là ống ngực. Một trong những bộ phận quan trọng của hệ bạch mạch trong cơ thể, vận chuyển bạch huyết, các tryglycerid phần thân trên cơ thể.
  • Lớp niêm mạc lót trong bề mặt lớp cơ là các thượng mô lát tầng chứa các tuyến tiết niêm dịch, có chức năng bảo vệ, tiết dịch.
  • Đây là một lớp tế bào mỏng và dễ bị tổn thương của ống tiêu hóa.

  • Van dạ dày thực quản là van một chiều. Có nghĩa là nó chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại, nhằm ngăn không cho thức ăn, dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Do cấu tạo tế bào, phần thực quản ở lớp niêm mạc chỉ có lớp tế bào gai mỏng, không thể chịu được dịch vị từ dạ dày. Nên van dạ dày thực quản là một cấu tạo quan trọng, ngăn không cho dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tránh các tổn thương thực quản do tiếp xúc với dịch vị nguy hiểm ở dạ dày.
  • Vì một nguyên nhân nào đó mà van dạ dày thực quản bị hở, hay đóng không kín, hay liệt van dạ dày thực quản. Tùy theo mức độ sẽ có tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên dịch dạ dày lên thực quản.
  • Dịch dạ dày trào lên sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản. Acid trào ngược kích thích các đầu mút thần kinh bề mặt thực quản gây cảm giác đau tức ngực, dễ bị nhầm với các bệnh tim mạch. Một lượng nhỏ acid trào ngược có thể gây các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi,…Nếu tình trạng này không được điều trị, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh thực quản Barrett, nặng hơn sẽ là ung thư thực quản và có thể phải cắt bỏ thực quản. Trong một số trường hợp có thể gây tử vong trong ung thư thực quản hoặc trào ngược, dị vật từ dạ dày vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp. Bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức.

Hình ảnh lúc cơ vòng tại van dạ dày – thực quản đóng [bình thường] và hở bất thường trong trào ngược dạ dày – thực quản

Có hai nhóm bệnh thường gặp, liên quan đến hai nguyên nhân gây bệnh tại thực quản.

4.1 Nhóm bệnh do trào ngược

  • Co thắt thực quản
  • Có thắt tâm vị
  • Hội chứng GERD: dạ dày thực quản trào ngược.
  • Viêm thực quản
  • Loét thực quản
  • Thực quản Barrett
  • Hẹp thực quản

4.2 Nhóm bệnh lý do biến đổi về cấu tạo thực quản

  • Ung thư thực quản
  • Phì đại tĩnh mạch thực quản

4.3 Nhóm bệnh lý khác

  • Rách/ thủng thực quản
  • Dị vật đường tiêu hóa
  • Áp xe [abcess] thực quản

Trong phạm vi bài này, ta quan tâm đến hai nhóm bệnh lý do trào ngược và biến đổi hình thái/ cấu tạo của thực quản, như là một biến chứng muộn của trào ngược. Đa số các tổn thương nguyên phát thuộc nhóm bệnh lý trào ngược và các bệnh lý về co thắt thực quản. Nhóm bệnh lý thay đổi cấu trúc mô và tế bào thường là do sự kéo dài tác nhân kích thích. Cụ thể ở trường hợp này là dịch vị dạ dày. Việc trào ngược thường xuyên gây viêm vùng thực quản và các tổn thương ở van dạ dày thực quản. Lâu dần dẫn đến các biến đổi tế bào học như chuyển sản và dị sản. Cuối cùng sẽ chít hẹp, xơ hóa hoặc chuyển thành ung thư.

Khi có tổn thương, đáng sợ nhất là các tổn thương gây rách cơ thực quản. Vết rách có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, hay chiều nghiêng. Tổn thương theo chiều dọc, nhất là vị trí van, tùy độ nông sâu, có thể gây đứt van và hở van về sau. Các tổn thương theo chiều ngang hoặc nghiêng có thể gây xơ hóa và chít hẹp van trong tương lai.

5. Vấn đề về chẩn đoán các bệnh về cơ vòng thực quản và van dạ dày thực quản 

  • Bệnh lý vùng thực quản và van dạ dày – thực quản cũng khá đa dạng. Khi bác sĩ khám và có nghi ngờ các bệnh về van dạ dày – thực quản, có thể bạn sẽ được chỉ định một số thử thuật như sau:

5.1 Chẩn đoán hình ảnh học X-quang

  • Đây là xét nghiệm cơ bản để tầm soát co thắt tâm vị, với độ chính xác đạt 95%.
  • Bệnh nhân sẽ được tư vấn uống thuốc cản quang trước khi tiến hành chụp. Bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp 2-4 phim, cách nhau những khoảng thời gian khác nhau, lần lượt là 0′ – 5′ – 15′ và 30′.
  • Tùy vào các dấu hiệu đặc trưng:
  1. Dấu “mỏ chim”: do hẹp lòng ở vùng cơ thắt thực quản dưới.
  2. Mất nhu động thực quản
  3. Chậm quá trình vận chuyển thuốc cản quang qua thực quản
  • Các dấu hiệu hỗ trợ chẩn đoán kèm theo là thực quản dãn, xoắn vặn, hình ảnh túi thừa trên cơ hoành.

5.2 Nội soi thực quản

  • Nội soi ngày nay đã trở thành một thiết bị khảo sát có giá trị hàng đầu, nhất là trong bệnh lý về van dạ dày – thực quản và các bệnh lý ống tiêu hóa khác. Nội soi cũng là công cụ hữu hiệu, trợ giúp chẩn đoán loại trừ các trường hợp giả co thắt cơ thắt tâm vị thứ phát sau các tổn thương ác tính ở tâm vị.
  • Hình ảnh đặc trưng của nội soi ở bệnh nhân co thắt tâm vị là dãn và xoắn vặn thực quản. Cơ thắt thực quản dưới luôn co thắt, đóng kín khi bơm hơi, dẫn tới ứ đọng nhiều thức ăn trong lòng thực quản.
  • Quan sát tâm vị khi ống soi ở dày [quặt ngược máy] thấy co thắt thực quản luôn đóng chặt, ôm sát ống nội soi. Nội soi đánh giá kỹ vùng tâm vị để loại trừ các tồn thương u gây hẹp tâm vị.

Hình ảnh nội soi tâm vị

  • Đây là một thủ thuật cần thiết trong xác định chẩn đoán co thắt tâm vị. Và vì thủ thuật này được xem như tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh van dạ dày – thực quản nên tôi xin viết riêng vào một chương bên dưới.
  • Đo áp lực thực quản là một thử nghiệm đo thực quản hoạt động. Thực quản là ống cơ dài kết nối cổ họng đến dạ dày. Đo áp lực thực quản – đo sự co cơ, nhịp điệu [nhu động] xảy ra trong thực quản khi nuốt. Đo áp lực thực quản các biện pháp có hiệu lực, số lượng áp lực, tác dụng bởi các cơ thực quản.
  • Trong đo áp lực thực quản, một ống mỏng, dẻo [ống thông] có chứa các cảm biến được truyền thông qua mũi, xuống thực quản và vào dạ dày. Sau đó, bằng cách nuốt từng ngụm nước, thiết bị được đưa đến thực quản và vị trí cần khảo sát. Có thể đặt bóng chứa cảm biến tại vùng cơ vòng thực quản để đo áp lực cơ vòng.
  • Đo áp lực thực quản có thể hữu ích trong việc chẩn đoán một loạt các rối loạn ảnh hưởng đến thực quản. Đo áp lực thực quản cũng có thể được sử dụng như một phần của đánh giá trước phẫu thuật trước khi phẫu thuật chống trào ngược.
  • Đo áp lực thực quản có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán các điều kiện sau đây:
  • Tình trạng này xảy ra khi cơ thực quản dưới [cơ thắt] không thư giãn đúng cách để cho thức ăn vào dạ dày. Cơ ở thành thực quản thường yếu. Điều này có thể gây ra trào ngược thực phẩm chưa pha trộn với dịch dạ dày, đôi khi mang theo thức ăn vào cổ họng.
  • Tình trạng này tạo ra các cơn co thắt cơ bắp nhiều, mạnh mẽ, kém phối hợp của thực quản, thường là sau khi nuốt.
  • Trong điều kiện này, thực phẩm có thể tiến đến dạ dày bình thường, nhưng các cơn co thắt cơ thực quản là đau đớn mạnh mẽ.
  • Tiến triển bệnh hiếm gặp này có thể gây ra xơ cứng và thắt chặt các mô liên kết trong thực quản.

Bác sĩ cũng có thể khuyên nên đo áp lực thực quản nếu đang trải qua phẫu thuật để chống trào ngược – điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD]. Đo áp lực thực quản có thể giúp xác định nếu là một ứng cử viên cho thủ tục và xác định đúng loại phẫu thuật chống trào ngược cho tình hình.

6.3 Những điều cần chuẩn bị khi đo áp lực thực quản

Chuẩn bị:
  • Bệnh nhân được dặn nhịn ăn trước đó ít nhất 6 tiếng.
  • Đo áp lực thực quản là một thủ tục ngoại trú được thực hiện mà không cần thuốc an thần. Hầu hết mọi người chịu đựng được nó. Tuy nhiên nếu bạn quá lo lắng hoặc không hợp tác hoặc chịu đau kém, vẫn có thể được tư vấn đo trong lúc gây mê. Mặc dù vấn đề gây mê sẽ khó chính xác hơn do khi mê, một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sự co thắt của cơ nói chung, và thực quản nói riêng.
Tiến hành thủ thuật

  • Trong đo áp lực thực quản, trong khi đang ngồi, kĩ thuật viên sẽ xịt thuốc thuốc gây tê vùng hầu họng hoặc đặt gel gây tê trong mũi hoặc cả hai.
  • Một ống thông được hướng qua mũi vào thực quản. Ống thông có thể được bọc trong một ống đầy nước. Nó không can thiệp vào quá trình hô hấp. Tuy nhiên, có thể chảy nước mắt và có thể bịt miệng. Có thể có chảy máu mũi nhẹ từ kích thích. Bạn cần hết sức bình tĩnh và nghe theo sự hướng dẫn của kĩ thuật viên và bác sĩ.
  • Sau khi ống thông được đặt, có thể được yêu cầu nằm ngửa trên bàn khám, hoặc có thể được yêu cầu ngồi yên.
  • Sau đó nuốt từng ngụm nước nhỏ. Khi làm, một máy tính kết nối với ống thông ghi lại các áp lực, sức co và mô hình của các cơn co thắt cơ thực quản.
  • Trong thời gian thử nghiệm, sẽ được yêu cầu thở chậm và thuận lợi, như vẫn còn có thể nuốt chỉ khi đang yêu cầu làm như vậy.
  • Kĩ thuật viên có thể di chuyển ống thông vào dạ dày trong khi ống thông vẫn tiếp tục đo lường của nó.
  • Ống thông sau đó từ từ thu hồi.
  • Kiểm tra thường kéo dài từ 20 đến 30 phút.
  • Sau khi đo áp lực thực quản bạn có thể trở lại hoạt động bình thường.
  • Bạn có thể được yêu cầu ngồi chờ 10-15 phút đễ theo dõi các bất thường có thể xảy ra sau thủ thuật. Nếu mọi việc đã ổn thỏa, bạn có thể được phép ra về.
  • Các kết quả đo áp lực thực quản sẽ được gửi đến bác sĩ sau đó.
  • Kết quả thủ thuật sẽ được dùng để chẩn đoán và điều trị tiếp tục. Hoặc cũng có thể lập kế hoạch cho can thiệt thủ thuật trong tương lai.

Cơ vòng thực quản hay van dạ dày – thực quản là một bộ phận quan trọng của ống tiêu hóa. Nhờ có nó mà thức ăn đi một chiều từ thực quản đến dạ dày. Nó đồng thời cũng là một cánh cổng – một nút chặn bảo vệ thực quản, không cho acid và dịch vị từ dạ dày trào ngược gây phỏng thực quản. Trong phạm vi bài viết, chỉ có thể giới thiệu sơ lược với các bạn về một số bệnh lý thực quản và van dạ dày thực quản. Cũng như giới thiệu một số thủ thuật có thể được thực hiện khi khảo sát vùng này. Hy vọng chúng tôi có thể cung cấp thêm cho các bạn về các bệnh lý tại vùng này trong các bài viết trong tương lai.

Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu

Video liên quan

Chủ Đề