Kháng sinh uống cách nhau mày tiếng

Cách dùng thuốc kháng sinh an toàn

Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra một số tai biến khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là tình trạng dị ứng

Bộ Y tế đã có quy chế về sử dụng kháng sinh, song trên thực tế, nhiều người bệnh vẫn tự ý đến nhà thuốc kể bệnh để người bán thuốc chọn hộ kháng sinh về dùng mỗi khi trái gió trở trời, dùng vài ngày thấy đỡ thì thôi [nhiều trường hợp do bệnh tự khỏi chứ không phải do dùng kháng sinh].

Dùng kháng sinh không đúng: Hại gan, thận...

Dù các phương tiện truyền thông không ngừng cảnh báo việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là mối nguy hiểm dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, nhưng xem ra tình hình lạm dụng kháng sinh vẫn rất đáng lo ngại. Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra các tai biến như dị ứng [trường hợp nặng là sốc phản vệ dẫn đến tử vong]; loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa; nhiễm độc dẫn đến tình trạng phổ biến là hại gan, thận; nhiễm độc chọn lọc trên từng bộ phận cơ thể như điếc [streptomycin, gentamycin]; đứt gân gót chân nhóm [quinolon]; suy tủy dẫn đến tử vong [chloramphenicol]; viêm nhiều dây thần kinh [rimifon]; hỏng men răng [tetracyclin]; mất bạch cầu hạt [sulfamid]...; nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc.

Trong những tai biến do kháng sinh kể trên thì dị ứng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Đặc biệt, cần lưu ý những trường hợp do thiếu hiểu biết, dùng kháng sinh không đúng dẫn đến những tổn thương do tác dụng phụ như: trẻ em bị hỏng men răng [răng vàng ố suốt đời] vì mẹ uống thuốc tetracyclin khi mang thai [do người mẹ thiếu hiểu biết, tự ý mua thuốc dùng hoặc bác sĩ thiếu sót, không biết người bệnh mang thai]; trẻ em bị điếc do tiêm streptomycin quá liều bác sĩ quy định [do y tá thiếu trách nhiệm]...

Hiện nay, trên thị trường tân dược nước ta có tới 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau [vì vậy nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, nhiều khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không thể trả lời ngay được].

Không những thế, nhiều tên thuốc còn được gọi khác nhau, mỗi loại thuốc lại được bào chế dưới nhiều dạng như tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng như thuốc viên [viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...], thuốc nước [nhũ dịch, xi-rô, dung dịch], thuốc gói, thuốc cốm; viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi... Vì vậy, các loại thuốc này phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được sử dụng.

5 điều cần lưu ý

Để bảo đảm an toàn mỗi khi phải sử dụng kháng sinh, xin nhắc lại những quy định cần thực hiện dưới đây:

1. Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn [một liệu trình] thường là 7 hoặc 10 ngày liền.

2. Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh [chè tươi hoặc chè búp khô] do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn [theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra - Ai Cập].

3. Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin [thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc].

4. Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn [trừ các loại thuốc nêu trên], cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị.

5. Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.

Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia, rượu [nước chứa ethanol] khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol [dạng uống, tiêm, đặt âm đạo], erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế chưa có điều kiện làm kháng sinh đồ, điều đó không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh mà còn làm gia tăng nhiều loại vi khuẩn kháng với kháng sinh.

Bác sĩ HOÀNG THANH SƠN

Có thể nói, kháng sinh là một loại dược phẩm cực kỳ quan trọng, góp phần chữa trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Chính vì thế, mọi người khá tin tưởng lựa chọn chúng trong quá trình điều trị bệnh. Trên thực tế, nếu bạn không biết sử dụng loại thuốc này đúng cách, tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn. Chính vì thế, trước khi dùng, chúng ta nên tìm hiểu cách sử dụng thuốc hiệu quả nhé!

1. Thuốc kháng sinh

Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng thường xuyên và phát huy tác dụng với nhiều bệnh lý nhiễm trùng. Cụ thể, thuốc có khả năng chính đó là ngăn chặn, hạn chế sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn. Nhờ vậy, làm giảm tình trạng viêm ở bệnh nhân.

Thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Hiện nay, hai dạng thuốc kháng sinh phổ biến nhất là dạng phổ rộng và dạng phổ hẹp. Người ta dựa vào khả năng tiêu diệt vi khuẩn của thuốc để phân chia như trên. Cụ thể, nếu thuốc phát huy tác dụng với nhiều dạng vi khuẩn gây bệnh khác nhau, chúng được biết tới là phổ rộng. Trong khi đó, nếu loại thuốc đó chỉ phát huy hiệu quả tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định, chúng được gọi là thuốc phổ hẹp.

Như vậy, khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh, bạn đừng quên tìm hiểu thành phần, tác dụng để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

2. Một số công dụng tuyệt vời của thuốc kháng sinh

Chắc hẳn mọi người đều biết, loại thuốc này được chỉ định điều trị rất nhiều dạng bệnh khác nhau. Vậy chúng thực sự sở hữu những công dụng như thế nào?

Hai dạng thuốc chính hiện nay đó là: kháng sinh phổ rộng và kháng sinh phổ hẹp.

Với khả năng tiêu diệt, kiểm soát tình hình phát triển của vi khuẩn trong cơ thể, thuốc thường được dùng trong quá trình điều trị bệnh do vi khuẩn gây nên. Ngược lại, nếu bệnh nhân mắc bệnh do sự tấn công của vi rút, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả tốt nhất.

Thông thường, một số căn bệnh được chỉ định sử dụng loại thuốc trên là: bệnh viêm hô hấp, viêm đường tiết niệu, viêm đường tiêu hóa,…

Tốt nhất, bạn hãy đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, trên cơ sở đó, chúng ta sẽ lựa chọn những loại dược phẩm phù hợp và đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

3. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách

Dẫu biết rằng, loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến, song không phải ai cũng biết dùng thuốc đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, quyết định tới kết quả của cả một quá trình điều trị bệnh.

Lựa chọn thời điểm uống thuốc là một trong những vấn đề mà bệnh nhân cần quan tâm hàng đầu. Tùy từng loại thuốc, các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn sử dụng vào thời điểm thích hợp nhất.

Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, thời điểm uống thuốc và thời gian sử dụng thuốc là bao lâu?

Cụ thể, thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, cephalosporin hoặc macrolid thường được khuyên dùng cách xa bữa ăn. Bạn có thể uống trước khi ăn 1 tiếng đồng hồ hoặc sau khi ăn bữa chính khoảng 2 tiếng. Bởi vì, tác dụng của dạng thuốc này có thể suy giảm do thức ăn. Cũng có thể, thuốc kém bền vững trong điều kiện môi trường dịch vị.

Trong khi đó, nhóm thuốc quinolon, nitroimidazole nên được dùng trong và ngay sau bữa ăn. Trên thực tế, loại thuốc này hầu như không bị giảm khả năng hấp thu do thức ăn. Vì thế bạn có thể sử dụng ngay khi đang ăn hoặc vừa ăn xong mà không lo lắng tác dụng thuốc suy giảm.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hỏi bác sĩ về tần suất sử dụng, thời gian dùng khoảng bao nhiêu lâu? Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, hãy thông báo và xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa ngay nhé!

4. Thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ không?

Trên thực tế, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn đối với bệnh nhân, thuốc kháng sinh không là ngoại lệ. Trong quá trình điều trị, bạn nên theo dõi những biểu hiện lạ, nếu chúng quá nghiêm trọng, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Trên thực tế, thuốc có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn.

Loại thuốc này gây ra tác dụng phụ là vì chúng có khả năng tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân thường gặp các tác dụng liên quan đến hệ tiêu hóa, ví dụ như: nôn mửa, đau bụng hoặc là tiêu chảy.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng gặp phải tác dụng phụ có liên quan tới hệ thần kinh, tim mạch,… Bạn không nên chủ quan nếu đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới các cơ quan trên đó là bạn sử dụng thuốc quá liều.

5. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc

Nhiều người thiếu hiểu biết, bệnh gì họ cũng sử dụng kháng sinh, uống thuốc không đủ liều lượng,… Những hành động này trước mắt không gây tổn hại tới sức khỏe, nhưng về lâu về dài, chúng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, người lạm thuốc thường bị kháng thuốc sau một thời gian dài.

Các loại vi khuẩn trong cơ thể sau khi được tiếp xúc với thuốc nhiều lần, chúng dần dần hình thành khả năng chống lại tác dụng của thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả cao so với trước đây. Để điều trị bệnh, bạn phải dùng tới những dạng thuốc liều lượng cao, tác dụng mạnh hơn.

Lạm dụng thuốc gây ra tình trạng kháng thuốc, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, trở thành loại vi khuẩn siêu kháng thuốc. Đối với tình huống này, việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều bệnh nhân đã bị đe dọa tới tính mạng vì thuốc kháng sinh không còn phát huy tác dụng, hiệu quả.

Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà bạn nên lưu ý. Chúng ta nên nghiên cứu thật cẩn thận trước khi quyết định sử dụng thuốc. Chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết, bệnh nhân mới dùng thuốc để tránh nguy cơ kháng thuốc. Điều này đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của chính bạn.

Như vậy, chúng ta không thể tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Tốt nhất, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn của họ trong suốt quá trình điều trị. Nếu như bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, hãy tới các cơ sở y tế để được theo dõi, xử lý kịp thời, tránh những hậu quả xấu.

Video liên quan

Chủ Đề