Khi biết dùng với hút nước dừa đây là ví dụ về hình thức học tập nào của động vật

Tập tính học được là một nội dung kiến thức trong bộ môn sinh học, dùng để chỉ tập tính của động vật. Vậy tập tính học được là gì, ví dụ về tập tính học được như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua nội dung bài viết Ví dụ về tập tính học được.

Tập tính là gì?

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể của chúng.

Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển. Cụ thể các tập tính của động vật giúp chúng có thể tìm kiếm thức ăn từ bên ngoài môi trường, giúp chúng chạy thoát khỏi những kẻ thù nguy hiểm, giúp chúng thích nghi với môi trường sống dưới nước hoặc trên cạn của mình.

Các loại tập tính của động vật:

Dựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Cơ sở của tập tính là các phản xạ. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen quy định, bền vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

Tập tính học được là gì?

Tập tính học được là một loại tập tính của động vật được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Động vật thường chạy trốn khi bị con người đuổi bắt, mèo bắt chuột để làm thức ăn, chó tiết nước bọt khi thấy mùi thức ăn ngon, khỉ biết bắc ghế lấy thức ăn trên cao…

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

Một số loại tập tính ở động vật

– Tập tính kiếm ăn

Thứ ăn là yếu tố để nuôi sống động vật, do đó, chúng cần có những cách thức khác nhau để tìm kiếm thức ăn. Tác nhân kích thích động vật tìm kiếm thức ăn là: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

Động vật khi sinh ra và trong quá trình lớn lên chúng có tập tính học được, tức là học tập cách kiếm thức ăn từ bố mẹ chúng. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.

Các hoạt động tìm kiếm thức ăn của động vật bao gồm: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.

Ví dụ: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình đuổi bắt chuột.

– Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

Ví dụ: cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu; chó, mèo, hổ … đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

– Tập tính sinh sản

Tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài [nhiệt độ] hoặc bên trong [hoocmon] gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non, … Tập tính sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống của mình.

Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài [thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra …] và môi trường trong [hoocmon sinh dục]

Ví dụ: chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái

– Tập tính di cư

Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản. Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy. Tập tính di cư của động vật giúp chúng tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.

– Tập tính xã hội

Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc [hươi, nai, voi, khỉ, sư tử, … có con đầu đàn,] có tập tính vị tha [ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến], …

Một số hình thức học tập ở động vật

– Quen nhờn

Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.

Ví dụ: Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

– In vết

In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.

Ví dụ: Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

– Điều kiện hóa đáp ứng

Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

– Học ngầm

Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.

– Học khôn

Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.

Ví dụ: Tinh tinh biết xếp thùng gỗ chồng lên nhau để lấy thức ăn

Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.

Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.

Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.

Chim non học tập để có thể bay.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về tập tính học được. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!


Chủ đề: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT

[Sinh học 11]

I. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ

    - Bài 31. Tập tính ở động vật.

    - Bài 32. Tập tính ở động vật [tiếp theo].

    - Bài 33. Thực hành xem phim tập tính ở động vật.

    - Số tiết khi xây dựng chủ đề: 4 tiết.

  - Các học liệu

+ Bài tập sinh học 11 cơ bản.

+ SGK sinh học 11.

+ Văn học.

II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ NHỮNG NĂNG LỰC CÓ THỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH

1. Kiến thức:              

- Nêu được khái niệm tập tính

- Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được

- Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.

- Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật.

- Liệt kê và lấy ví dụ về một số tập tính phổ biến ở động vật.

- Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính và một số dạng tập tính.vào đời sống và sản xuất.

2. Rèn luyện một số kỹ năng sau:

- Hình thành kỹ năng phân tích tổng hợp vấn đề

- Kỹ năng so sánh.

- Kỹ năng khai thác tài liệu.

- Kỹ năng trình bày, thuyết trình..

- Kỹ năng ghi chép và lắng nghe tích cực.

3. Thái độ:

- Hình thành ở học sinh lòng yêu thích nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Biết vận dụng lý thuyết để nhận biết tập tính khác nhau ở các loài ĐV khác nhau.

*Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

1.2. NL giải quyết vấn đề

- Phát hiện và phân biệt được các dạng tập tính ở động vật.

- Ở địa phương em có thể thấy được những ứng dụng nào về tập tính ở động vật?

1.3. NL tư duy sáng tạo

- HS đặt câu hỏi để có thể nhận biết, phân biệt và nêu được các ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tế.

1.4. NL tự quản lý

Học sinh tự quản lý việc học tập của mình [qua thời gian biểu học tập]; tự điều chỉnh những cảm xúc, hạn chế của bản thân qua học tập về tập tính động vật.

1.5. NL giao tiếp

Từ ngữ khoa học thường được sử dụng để nói lên các dạng tập tính của động vật: Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn, kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, xã hội [Thứ bậc, vị tha]... 

1.6. NL hợp tác

Qua trao đổi thông tin với bạn bè; qua thảo luận nhóm để hình thành kĩ năng phối hợp và báo cáo.

1.7. NL sử dụng CNTT và truyền thông [ICT]

Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng sinh học.

1.8. NL ngôn ngữ

Đọc và lựa chọn được các thông tin quan trọng từ văn bản, tài liệu; thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập.

2. Các năng lực chuyên biệt

2.1. Các kĩ năng khoa học

- Xác định được các dạng tập tính của động vật quan sát được trong thực tế.

2.2. Các kĩ năng sinh học cơ bản

- Mô tả được các đặc điểm nhận biết của dạng tập tính quan sát được.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu tập tính học:

Nhận biết và giải thích các tập tính của động vật.

4. Chuẩn bị của giáo viênhọc sinh

* Giáo viên:

- Tranh ảnh minh họa

- Phiếu học tập, bảng phụ.

- Tài liệu về tập tính ở động vật.

* Học sinh:

-  Tài liệu học tập [SGK], vở, bút, thước, bảng phụ...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CH ĐỀ

I. KHỞI ĐỘNG


GV:  Quan sát hình ảnh và cho biết hoạt động của mỗi loài động vật? Hoạt động đó sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng?

Vậy, tại sao nhện có khả năng giăng tơ làm tổ, mèo lại phải bắt chuộc, chó lại có thể bay trên không để lấy chiếc đĩa về cho chủ, khỉ dùng ống hút uống nước dừa, vịt con lại đi theo gà mẹ? Những thắc mắc này chúng ta sẽ tìm hiểu ở chủ đề tập tính ở động vật.

II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm tập tính:

GV cho HS xem clip “nhện giăng tơ”. Hỏi:

- Tại sao nhện có khả năng giăng tơ làm tổ? Hành động giăng lưới của nhện được gọi là gì?

- Vậy, tập tính là gì? Cho ví dụ?

Ghi nhớ: Tập tính là chuỗi phản ứng của ĐV trả lời kích thích từ môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó ĐV thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

2. Phân loại và cơ sở thần kinh của tập tính:

- Quan sát một số hoạt động sau và cho biết hoạt động nào sinh ra đã có, hoạt động nào của động vật học được?














- Nghiên cứu thông tin mục II, III SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung PHT về hai loại tập tính sau:

Loại tập tính

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Khái niệm

Cơ sở thần kinh

Tính chất

Ví dụ



- Tập tính của động vật rất đa dạng, ngoài 2 loại tập tính trên ở động vật còn tập tính nào khác? Cho ví dụ?

- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Giải thích:

    + Tại sao ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh?

+ Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?

Đáp án PHT

Loại

tập tính

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Khái niệm

Là những hoạt động cơ bản sinh ra đã có.

Là tập tính được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Cơ sở thần kinh

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện.

Tính chất

Bẩm sinh di truyền, đặc trưng cho loài do gen quy định.

Không bền vững, dễ thay đổi.

Ví dụ

Nhện giăng tơ, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, gà ấp trứng,…

 Khỉ dùng ống hút uống nước dừa, hổ rình mồi, gõ kẻng cho cá ăn,..



3. Một số hình thức học tập ở động vật:

Xem clip về một số hình thức học tập ở động vật, hoàn thành nội dung PHT sau:

Hình thức học tập

Khái niệm

Ví dụ

Quen nhờn

Nhóm 1, 2

In vết

Nhóm 1, 2

Điều kiện hóa

ĐK hóa đáp ứng

Nhóm 1, 2

ĐK hóa hành động

Nhóm 3, 4

Học ngầm

Nhóm 3, 4

Học khôn

Nhóm 3, 4

Đáp án PHT:

Hình thức học tập

Khái niệm

Ví dụ

Quen nhờn

Là hình thức ĐV phớt lờ, không trả lời các kích thích lặp đi lặp  lại nhiều lần nếu không kèm theo điều kiện.

Khi thấy bóng đen ập xuống, gà con chạy đi nấp. Kế tiếp lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gà không chạy nữa.

In vết

ĐV non đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.

Ngay sau khi mới nở gà, vịt th­ường đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy.

Điều kiện hóa

- ĐK hóa đáp ứng: hình thành mối liên kết mới trong TKTƯ d­ưới tác động của các kích thích đồng thời. 

- ĐK hóa hành động: Liên kết 1 hành vi của ĐV với 1 phần thư­ởng [hoặc phạt] à ĐV chủ động  lặp lại.

Bật đèn cho chó ăn, nhiều lần chỉ cần bật đèn chó tiết nư­ớc bọt.

Khi chạy chuột đạp phải bàn đạp thức ăn rời ra, ngẫu nhiên nhiều lần. Khi đói chuột chủ động đạp vào bàn đạp để lấy thức ăn.

Học ngầm

Học không có ý thức, khi cần kiến thức đư­ợc tái hiện.

Trong tự nhiên ĐV hoang dã thư­ờng thăm dò đư­ợc con đư­ờng để tìm thức ăn nhanh nhất.

Học khôn

Phối hợp kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới.

Tinh Tinh xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao.


4. Một số tập tính phổ biến ở động vật:

Xem clip về một số hình thức học tập ở động vật, hoàn thành nội dung PHT sau:

Hình thức học tập

Đặc điểm

Ví dụ

Kiếm ăn

Nhóm 5, 6

Bảo vệ lãnh thổ

Nhóm 5, 6

Sinh sản

Nhóm 5, 6

Di cư

Nhóm 7, 8

Xã hội

Nhóm 7, 8


Đáp án PHT:

Dạng

tập tính

Đặc điểm

Ví dụ

1. Kiếm ăn

- Ở ĐV có hệ thần kinh chưa phát triển chủ yếu là tập tính bẩm sinh.

- ĐV có tổ chức thần kinh phát triển tập tính do học ở bố mẹ, đồng loại, rút kinh nghiệm bản thân.

- Hổ, báo săn mồi, vồ mồi; nhện giăng lưới  bẫy côn trùng.

2. Bảo vệ lãnh thổ

- Chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

- Phạm vi bảo vệ lãnh thổ tùy loài.

- Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

- Hươu đực tiết chất quệt vào cành cây.

- Sơn dương bôi dịch tiết ở trước mắt đánh dấu lãnh thổ ở trên đá hay cành cây.

3. Sinh sản

- Mang tính bản năng là tập tính bẩm sinh

- Công đực khoe mẽ bộ lông để quyết rũ con cái.

- Thạch sùng khoe mẽ và cất tiếng kêu để gọi con cái.

- Ếch đực có túi kêu ở thềm miệng dẫn dụ con cái.

4. Di cư

- Thay đổi nơi sống theo mùa.

- ĐV di chuyển 1 quảng đường dài một chiều hay hai chiều.

- Di cư dựa vào vị trí mặt trời, trăng, sao, từ trường trái đất, hướng dòng nước chảy.

- Chim én di cư về phương nam tránh rét.

- Nhạn biển di cư từ cực bắc xuống cực nam.

-Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ.

5. Xã hội

- Là tập tính sống bầy đàn:

* Tập tính thứ bậc: Phân công con đầu đàn nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về thức ăn và con cái trong mùa sính sản.

* Tập tính vị tha: Hi sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bầy đàn.

- Ong, kiến, mối, voi, sơn đương sống đàn lớn.

- Khỉ đầu đàn.

- Voi đầu đàn.

- Ong thợ lao động và bảo vệ Ong chúa.

- Kiến lính bảo vệ kiến chúa và tổ.


5. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất:

Cho 1 số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất [giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,…].

Ò Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng.

- Dạy thú [hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,...] làm xiếc.

- Dùng thú để săn mồi [chó, chim ưng,..], để chăn gia súc [chó,..], dùng chó để phát hiện ma túy và bắt tội phạm.

- Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi: nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.

- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.

Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người [không có ở động vật].

III. LUYỆN TẬP  VÀ VẬN DỤNG:

Câu 1: Trò chơi ghép cột:

Tên tập tính

Các biểu hiện tập tính

1. Bẩm sinh

2. Học được

3. Quen nhòn

4. Học khôn

5. Điều kiện hóa hành động

6. Bảo vệ lãnh thổ

a. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa.

b. Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào 1 cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt 1 con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào và bịt tổ lại. Sau 1 thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn sâu con. Các tò vò con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ [dù không nhìn thấy các con tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ].

c. Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

d. Chó sói hú để kêu gọi đồng loại chống kẻ thù xâm nhập nơi ở.

e. Thầy yêu cầu bạn giải bài toán đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó.

f. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

g. Một con mèo đang đói chỉ nghe tiếng bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.

Câu 2: Giải thích cơ sở khoa học của câu tục ngữ

Câu 2a.“Tôm chạng vạng, cá rạng đông”

Câu 2b.“Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi! Nhện đi đường nào?”

Câu 3: Nêu 1 số về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản suất?

Câu 4: Mỗi nhóm tìm hiểu 2 tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vật khác, giải thích?

IV. TÌM TÒI, MỞ RỘNG:

“Thiên địch – người bạn của nhà nông”

Trong tự nhiên luôn có sự cân bằng sinh học thật kỳ diệu, cân bằng sinh học giữa sâu hại lúa và thiên địch là một ví dụ. Trên ruộng lúa bên cạnh những côn trùng gây hại còn có những côn trùng có ích. Chúng là kẻ thù của các sâu hại nhưng lại là bạn tốt của nông dân. Có rất nhiều loài côn trùng có ích, đặc biệt là ở những nơi tránh dùng thuốc trừ sâu một cách rộng rãi.

Trong cả vòng đời, mỗi con thiên địch ăn rất nhiều sâu bọ. Thiên địch xuất hiện ở hầu hết các môi trường trồng lúa. Một số thiên địch như một số loài nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi như như rầy xanh hút lá, bọ rầy hút thân cây, bướm và sâu non của sâu đục thân và sâu xanh. Nhện thích mồi di động nhưng một số khác lại thích ăn trứng sâu. Nhiều loài nhện săn mồi ban đêm, một số khác thì kéo màng và ăn tất cả những gì mắc vào lưới dù ngày hay đêm.

 Nhiều loài bọ cánh cứng ăn thịt và trứng sâu. Một con nhện Lycosa trưởng thành có thể ăn 10-15 con rầy nâu mỗi ngày. Các loài thiên địch khác như bọ niễng sống trên mặt nước trên ruộng lúa. Khi các loài sâu hại như bọ rầy, sâu non của sâu đục thân, sâu cuốn lá bò từ cây này sang cây khác bị rơi xuống mặt nước sẽ bị bọ niễng tấn công ngay. Nếu không có các thiên địch thì sâu bọ có thể phát triển rất nhanh đến mức có thể ăn trụi lúa.

Một số loài Ong ký sinh trứng rầy như Anagrus optabilis, A. flaveolus, Oligosita naias, O. aesopi, Gonatocerus spp... chúng là những loài ong rất nhỏ, sống dưới tán lúa, trên đồng ruộng mắt thường khó phát hiện. Tùy theo loài mà chúng có màu vàng đậm, màu nâu đỏ, đỏ nhạt, màu vàng xanh...Chúng bay khắp ruộng lúa tìm kiếm ổ trứng của rầy nâu, rồi dùng vòi dẫn trứng chích và đẻ trứng của chúng vào bên trong trứng của rầy nâu, làm cho trứng của rầy nâu bị "ung" không nở ra rầy cám được. Một ngày một con ong có thể tiêu diệt 2-8 trứng rầy, cá biệt có loài diệt tới 15-30 trứng.

Một vài loài trong vô số những loài thiên địch của rầy nâu và sâu hại khác, chúng thường xuyên có mặt trên ruộng lúa. Nếu biết bảo vệ những người bạn tốt của chúng ta thì chắc chắn chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua thuốc trừ sâu và công phun xịt thuốc. Sản xuất được nhiều nguồn lương thực, thực phẩm sạch và an toàn ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội, bởi ngoài việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nó còn có ý nghĩa lớn về kinh tế và khoa học khi hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu, lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng để phát triển biện pháp sinh học trong nuôi trồng.

Đọc đoạn thông tin trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Thiên địch là gì? Được chia làm mấy nhóm? Chúng giúp ích gì cho người nông dân?

Câu 2: Cho biết ở địa phương nơi chúng ta sống, người nông dân đã áp dụng biện pháp sử dụng thiên địch để bảo vệ mùa màng  như thế nào?

Câu 3: Làm thế nào để phát triển và bảo vệ các loài thiên địch có lợi ích này?

Link phim tham khảo tập tính phổ biến của động vật: tại đây        


Page 2

Video liên quan

Chủ Đề