Khi nào cần phải mổ nội soi ống dẫn trứng năm 2024

Yếu tố nguy cơ: Tiền căn thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu (PID), lạc nội mạc tử cung hoặc có phẫu thuât vùng chậu.

HSG là xét nghiệm thường qui để đánh giá sự thông thương của ODT, tỉ lệ âm tính giả lên đến 60%. Ngoài ra, có thể sử dụng SIS để đánh giá sự thông thương của ống dẫn trứng thay thế HSG.

Phẫu thuật nôi soi là tiêu chuẩn vàng.

Điều trị hiếm muộn trên bệnh nhân tắc ống dẫn trứng có thể ku75a chọn phẩu thuật nội soi hay làm thụ tinh trong ống nghiệm. Cần đánh giá tổng quát cà hai vợ chồng để dưa ra phương pháp điều trị hợp lý:

  • tuổi, dự trữ buồng trứng, tiền căn sanh đẻ, số con mong muốn, vị trí và mức độ bệnh lý ODT, các yếu tố vô sinh khác, kinh nghiệm phẫu thuật viên, tỉ lệ thành công của IVF
  • Lựa chọn ưu tiên của bệnh nhân, tôn giáo, chi phí, bảo hiểm.
  • Tinh dịch đồ.

Không có đủ nghiên cứu so sánh tỉ lệ có thai giữa phẩu thuật và IVF.

1. Thụ tinh trong ống nghiệm:

  • Ưu điểm:

- tỉ lệ thành công cao, không can thiệp phẫu thuật.

  • Nhược điểm:

- chi phí cao (nhiều chu kỳ)

- chích thuốc và theo dõi nhiều tuần

- nguy cơ đa thai và quá kích buồng trứng.

- IVF làm tăng tỉ lệ tử vong chu sinh, sanh non, nhẹ cân, chậm tăng trưởng.

2. Phẫu thuật nội soi:

  • Ưu điểm:

Một lần

Có thể có thai tự nhiên mỗi tháng, có thể có thai nhiều lần

Tránh các nguy cơ của IVF

  • Nhược điểm:

Biến chứng phẫu thuật ( chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương mô, gây mê)

Khó chịu sau phẫu thuật

Nguy cơ thai ngoài tử cung khi thực hiện IVF tăng lên sau phẫu thuật

  • Phẫu thuật phải được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
  • Nên phẫu thuật đối với những bệnh nhân trẻ không có các yếu tố hiếm muộn khác, giải phẩu ODT dễ dàng sữa chữa.

Tắc ống dẫn trứng đoạn gần

Nếu xác định tắc ODT đoạn gần trên phim HSG không phải do SIN, có thể thử chụp lần hai hay thực hiện thông ODT. Tắc nghẽn được khai thông trong 85% trường hợp. 50% có thai. 1/3 trường hợp thông sau đó bị tắc lại.

Phẫu thuật ODT đoạn xa – tiên lượng tốt

Tiên lượng tốt:

Dãi dính hai phần phụ ít

ODT dãn nhẹ (<3cm), thành ODT mềm mại và mỏng.

Nếp niêm mạc còn tốt

Dãi dính quanh ODT có thể làm suy yếu khả năng bắt trứng do thay đổi vị trí loa vòi và buồng trứng. Tỉ lệ thai cộng dồn sau 12 tháng nội soi gỡ dính là 40%.

Nội soi tái tạo loa vòi trong trường hợp ứ dịch nhẹ, tỉ lệ có thai sau đó là 58-77%.

3. Phẫu thuật tắc ODT đoạn xa - tiên lượng xấu:

Dính dầy đặc quanh ODT, ODT dãn rộng có thành dày xơ hoá, và/hoặc giảm hay mất nếp niêm mạc.

Chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ống dẫn trứng khi ống dẫn trứng bị tổn thương không thể sửa chữa do nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung, hoặc thai ngoài tử cung.

Ứ dịch ống dẫn trứng ảnh hưởng xấu đến kết quả IVF: giảm tỉ lệ thụ thai 50%, tăng tỉ lệ sẩy thai. Nên phẫu thuật nội soi cắt hoặc thắt ODT ở những phụ nữ bị ứ dịch ODT trước khi thực hiện IVF.

Thông vòi trứng bao lâu thì có thai được là nỗi băn khoăn thường trực của những người phụ nữ đã, đang và sắp điều trị ứ dịch ống dẫn trứng. Theo đó, thời gian mang thai thành công sau thông tắc vòi trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tắc, lối sống, sự thành công của ca phẫu thuật… Chính vì vậy, điều quan trọng và cần thiết nhất đối với bạn ngay lúc này là ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái tinh thần để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ sắp tới.

Khi nào cần phải mổ nội soi ống dẫn trứng năm 2024

Vòi trứng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai?

Vòi trứng (hay vòi tử cung, ống dẫn trứng) là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của phụ nữ, có hình dạng rỗng và thông đến buồng trứng. Phần cuối của vòi tử cung là những tua rua nhỏ sát buồng trứng, có chức năng đỡ trứng chín rụng và đầu còn lại gắn với sừng tử cung.

Khi trứng được thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia rất nhanh, đồng thời di chuyển dọc trong lòng ống dẫn trứng đổ về buồng tử cung để tìm vị trí thích hợp làm tổ, phát triển thành thai nhi. Có thể nói, vòi trứng trứng là nơi hình thành sự sống đầu tiên của những đứa trẻ.

Khi vòi trứng gặp bất kỳ vấn đề nào như viêm nhiễm, ứ tụ dịch, các mô sẹo hình thành sau khi thực hiện phẫu thuật… đều có thể là lý do cản trở đường gặp nhau của trứng và tinh trùng.

Điều này dẫn đến hiện tượng trứng không gặp được tinh trùng để thụ tinh thành công, hoặc trứng và tinh trùng kết hợp với nhau nhưng bị kẹt lại ống dẫn trứng, không thể di chuyển về buồng tử cung làm tổ dẫn đến hiện tượng thai ngoài tử cung. Nhìn chung, các vấn đề liên quan ống dẫn trứng khiến người phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai tự nhiên.

Khi nào cần phải mổ nội soi ống dẫn trứng năm 2024
Vòi trứng bị ứ tắc gây cản trở đường đi của tinh trùng

Mức độ tắc vòi trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai tùy thuộc vào mức độ chít hẹp một phần hay toàn bộ vòi trứng. Trường hợp người phụ nữ chỉ bị tắc 1 bên vòi trứng, bên còn lại thông thương bình thường vẫn có cơ hội mang thai tự nhiên mà không cần điều trị.

Xem thêm: Tắc vòi trứng có chữa được không? Có thể trị khỏi hẳn không?

Đối với trường hợp tắc nghẽn hoàn toàn hai bên vòi trứng, khả năng mang thai tự nhiên rất khó. Tùy theo mức độ, nguyên nhân và mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở thông vòi trứng, xử lý ứ dịch ống dẫn trứng, hoặc khuyến nghị bệnh nhân thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để có con.

Ý nghĩa của thông tắc vòi trứng trong điều trị hỗ trợ sinh sản

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ, với tỷ lệ 30-40%. Nếu ống dẫn trứng được chẩn đoán bị tắc, điều đó đồng nghĩa bạn có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai. (1)

Ống dẫn trứng với cấu trúc lòng ống rỗng tạo điều kiện để tinh trùng di chuyển đến vị trí gặp trứng (hoặc vị trí thụ tinh) cũng như trứng đã thụ tinh di chuyển về buồng tử cung. Khi trứng được thụ tinh và sau giai đoạn phát triển phôi đầu tiên, phôi này sẽ có hành trình 4 ngày để đến tử cung. Trong bốn ngày này, ống dẫn trứng phải cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ phôi nên chúng phải hoạt động đầy đủ cho quá trình này.

Khi nào cần phải mổ nội soi ống dẫn trứng năm 2024
Thông tắc dẫn trứng giúp cải thiện tỷ lệ mang thai

Quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng không thể diễn ra bình thường nếu vòi trứng bị tắc, ứ dịch. Vì vậy, thực hiện điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật được cho rằng sẽ cải thiện tỷ lệ mang thai ở người phụ nữ bị tắc vòi trứng, giúp nhiều cặp đôi vợ chồng hiếm muộn được chạm tay vào giấc mơ hạnh phúc mang tên có con.

Phụ nữ sau thông vòi trứng có thai được không?

Phẫu thuật thông vòi trứng có ý nghĩa quan trọng cải thiện tỷ lệ mang thai trong tương lai. Tuy nhiên thông vòi trứng bao lâu thì có thai được luôn là nỗi băn khoăn của nhiều cặp đôi không may nhận chẩn đoán bị ứ vòi trứng.

Theo bác sĩ Nguyễn Phúc Hiếu, các yếu tố như tuổi tác, chiều dài ống dẫn trứng, số lượng mô sẹo trên ống dẫn trứng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh trước khi thông vòi trứng… đều đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ sau khi điều trị tắc nghẽn ống dẫn trứng. Thống kê cho thấy khoảng 10-80% bệnh nhân được điều trị tắc vòi trứng thành công có khả năng mang thai trong tương lai.

Khi nào cần phải mổ nội soi ống dẫn trứng năm 2024
Phụ nữ sau khi thông vòi trứng có thể mang thai bình thường nếu do nguyên nhân tắc vòi trứng

Mặc dù không có gì đảm bảo rằng người phụ nữ sẽ chắc chắn mang thai tự nhiên sau khi điều trị tắc nghẽn ống dẫn trứng, song một số yếu tố nhất định sẽ giúp bệnh nhân có khả năng mang thai cao hơn. Những phụ nữ bị tắc nghẽn gần tử cung có nhiều khả năng mang thai hơn sau khi điều trị. Ngoài ra, những phụ nữ có ống dẫn trứng dài ít nhất 7,5 cm sau phẫu thuật ống dẫn trứng có cơ hội thụ thai cao hơn những phụ nữ có ống dẫn trứng ngắn hơn.

Sau khi tiến hành phẫu thuật thông vòi trứng thành công, chị em phụ nữ có thể để thả tự nhiên trong vòng 3 tháng. Nếu trong khoảng thời gian này không có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào, bạn có thể trao đổi với các bác sĩ Hỗ trợ sinh sản để lên kế hoạch điều trị hiếm muộn.

Bác sĩ Nguyễn Phúc Hiếu lưu ý chị em nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế suy nghĩ tiêu cực, ăn uống đầy đủ kết hợp tập thể dục đều đặn để giúp cơ quan sinh sản hoạt động tốt. Đồng thời nên lựa chọn các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín để thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.

Tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ trên 35 tuổi có thể bị giảm khả năng sinh sản và cần cân nhắc thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm IVF sau khi điều trị tắc nghẽn ống dẫn trứng. (2)

Sau thông vòi trứng bao lâu thì có thai được?

Về vấn đề sau thông vòi trứng bao lâu thì có thai được? Bác sĩ Nguyễn Phúc Hiếu cho biết rất khó để xác định chắc chắn thời gian để bệnh nhân sau phẫu thuật thông vòi trứng mang thai thành công do điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Mặc dù vậy, cách đánh giá sự thành công của ca phẫu thuật chính là bệnh nhân mang thai thành công. Theo đó tỷ lệ có thai thành công sau điều trị phẫu thuật được đánh giá có thể lên tới 50% sau 1 năm điều trị nếu vị trí tắc nghẽn nằm ở đầu ống tử cung.

Nhìn chung, tỷ lệ mang thai sau 1 năm điều trị phẫu thuật ứ tắc ống dẫn trứng ở mức độ vừa và nặng thường dao động 5-20%. (3)

Xem thêm: Tắc 2 vòi trứng có thai tự nhiên được không? Cần làm gì để có con?

Những biện pháp hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ sau thông tắc vòi trứng

Trong trường hợp phẫu thuật thông vòi trứng thành công, người bệnh có cơ hội mang thai tự nhiên. Tuy nhiên nếu phẫu thuật thất bại, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản để tăng tỷ lệ mang thai thành công và sinh con khỏe mạnh.

1. Phương pháp IUI

Thụ tinh nhân tạo IUI là một thủ tục không xâm lấn, được chỉ định trong trường hợp người phụ nữ bị tắc 1 bên vòi trứng và bên còn lại thông, buồng tử cung và buồng trứng bình thường. Với phương pháp này tinh trùng của người chồng sẽ được lọc rửa, chọn tinh trùng tốt để bơm vào buồng tử cung của người vợ.

Tỷ lệ thành công của phương pháp IUI có sự thay đổi phụ thuộc vào vị trí tắc nghẽn. Nếu vị trí tắc nghẽn gần buồng trứng, tỷ lệ IUI thành công khoảng 11,7%. Nếu vị trí tắc nghẽn ở gần tử cung hơn, tỷ lệ IUI thành công có thể lên đến 38,1%. Trong trường hợp áp dụng biện pháp IUI không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị thực hiện IVF.

2. Điều trị IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được khuyến khích cho những phụ nữ muốn mang thai nhưng gặp tình trạng ống dẫn trứng bị tổn thương, hoặc bị tắc không thể điều trị được. Ngay cả trong trường hợp người phụ nữ không còn ống dẫn trứng, bệnh nhân vẫn có thể có cơ hội mang thai thông qua phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF.

Điều này tương đối khả khi do trong quá trình thực hiện IVF, trứng đã thụ tinh ở giai đoạn phôi thai sẽ được đặt trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ, bỏ qua quá trình tinh trùng và trứng di chuyển đến ống dẫn trứng hoặc phôi thai được tạo ra sẽ di chuyển đến tử cung. Chính vì vậy, thụ tinh trong ống nghiệm là cách giúp nhiều cặp đôi gặp khó khăn mang thai tự nhiên do tắc vòi trứng có cơ hội đón con yêu về nhà.

Khi nào cần phải mổ nội soi ống dẫn trứng năm 2024
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF được khuyến nghị đối với phụ nữ bị tắc vòi trứng

Bệnh nhân nên tham vấn bác sĩ Hỗ trợ sinh sản để có phác đồ điều trị phù hợp. Theo Bác sĩ Nguyễn Phúc Hiếu, để phòng ngừa trường hợp dịch ứ tắc từ ống dẫn trứng chảy ngược lại buồng tử cung, các bác sĩ hỗ trợ sinh sản có thể chỉ định phẫu thuật xử trí tình trạng ứ vòi tử cung trước khi chuyển phôi. Điều này nhằm tạo điều kiện môi trường tối ưu cho phôi phát triển.

Những lưu ý sau thông tắc vòi trứng để nhanh chóng có thai

Điều quan trọng sau khi thực hiện thủ thuật thông tắc vòi trứng là thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, phụ nữ sau khi thông tắc vòi trứng cần lưu ý một số điều:

  • Không nên thụt rửa sau khi thông vòi trứng do cổ tử cung có thể hơi mở trong ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện lốm đốm máu trong 1-2 ngày sau thực hiện thủ thuật. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau nhức, chuột rút, sốt hoặc tiết dịch âm đạo nhiều cần liên hệ ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn.
  • Tránh quan hệ vợ chồng. Bạn có thể liên hệ bác sĩ điều trị trực tiếp để tham khảo thời điểm gần gũi thích hợp.
  • Nếu bạn không mang thai sau 6 tháng kể từ khi mổ thông vòi trứng, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản để tham khảo ý kiến và có hướng xử trí thích hợp.

Để đăng ký thăm khám và kiểm tra chức năng sinh sản tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:

Trên đây là một số giải đáp cho thắc mắc thông vòi trứng bao lâu thì có thai được? Do Bác sĩ Nguyễn Phúc Hiếu, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp. Hy vọng các thông tin bài viết cung cấp có thể giúp bạn thêm yên tâm trong quá trình điều trị tắc vòi trứng, chuẩn bị tốt hơn cho hành trình làm mẹ sắp tới. IVF Tâm Anh chúc hai vợ chồng sớm đón con yêu khỏe mạnh về nhà.