Khi nào doanh nghiệp cần mở tài khoản phong toả năm 2024

Để mở tài khoản doanh nghiệp, khách hàng cần nắm rõ thủ tục mở và những quy định đặc biệt. Doanh nghiệp quy mô lớn sẽ yêu cầu thủ tục khác so với doanh nghiệp quy mô nhỏ. Bài viết này sẽ giúp khách hàng mở tài khoản doanh nghiệp dễ dàng hơn khi có thể nắm rõ thủ tục mở chỉ trong 5 phút!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

Mở tài khoản doanh nghiệp là một bước quan trọng trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp.

1. Điều kiện để mở tài khoản doanh nghiệp

Theo quy định tại Thông tư 15/VBHN-NHNN, đối tượng được mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp là các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật bao gồm:

  • Tổ chức là pháp nhân [công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…]
  • Doanh nghiệp tư nhân [do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp]
  • Hộ kinh doanh [do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ] và các tổ chức khác

Lưu ý, với khách hàng hộ kinh doanh, quy trình mở tài khoản sẽ giống với quy trình mở tài khoản cá nhân.

Đối tượng mở tài khoản doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, tổ chức pháp nhân...

2. Thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà ngân hàng sẽ yêu cầu những thủ tục, hồ sơ khác nhau, nhưng sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao CCCD của đại diện theo pháp luật - chủ tài khoản...

2.1. Với các doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp siêu nhỏ ở các lĩnh vực kinh doanh sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau:

Lĩnh vực

Số lượng lao động có tham gia BHXH bình quân năm

Tổng doanh thu của năm

Tổng nguồn vốn của năm

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp và xây dựng

Không quá 10 người

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 3 tỷ đồng

Thương mại và dịch vụ

Không quá 10 người

Không quá 10 tỷ đồng

Không quá 3 tỷ đồng

Do quy mô nhỏ, số lượng lao động tham gia BHXH không quá 10 người nên các doanh nghiệp này sẽ không cần bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán. Vì thế, hồ sơ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp này cũng đơn giản hơn, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • CCCD/CMND của người đại diện pháp luật
  • CCCD/CMND của chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng [Cá nhân nắm giữ trực tiếp, gián tiếp từ 25% trở lên vốn điều lệ hoặc Cá nhân khác thực tế chi phối, kiểm soát doanh nghiệp]

2.2. Với các doanh nghiệp còn lại

Các doanh nghiệp còn lại cũng cần chuẩn bị những hồ sơ tương tự như các doanh nghiệp siêu nhỏ, tuy nhiên cần bổ sung thêm Biên bản/Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ Kế toán.

Các loại giấy tờ, hồ sơ mà các doanh nghiệp này cần chuẩn bị khi mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • CCCD/CMND Người đại diện hợp pháp chủ tài khoản & Kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán, người được ủy quyền của kế toán KTT/NPTKT [nếu có ủy quyền].
  • Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu với khách hàng là doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015
  • CCCD/CMND của chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng
  • Biên bản/Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ Kế toán

Lưu ý trong việc chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp cần bao gồm thông tin đầy đủ như tên giao dịch của công ty, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ giao dịch...
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu không cần thiết khi mở tài khoản ngân hàng do Luật Doanh nghiệp đã bãi bỏ yêu cầu này. Sở Kế hoạch và Đầu tư không cấp giấy chứng nhận mẫu dấu cho doanh nghiệp và không đăng tải thông tin này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên với doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015, khách hàng cần cung cấp giấy chứng nhận mẫu dấu.
  • Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản sẽ khác nhau tùy theo ngân hàng. Người đại diện pháp luật cần liên hệ trực tiếp hoặc đến ngân hàng để nhận mẫu hồ sơ và thực hiện thủ tục.
  • Thông tin cụ thể về quy trình mở tài khoản doanh nghiệp có thể thay đổi tùy theo từng ngân hàng, do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn đầy đủ.

3. Quy trình mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Quy trình mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng nhìn chung khá giống nhau. Tuy nhiên, giữa hình thức mở tài khoản doanh nghiệp online và trực tiếp tại ngân hàng sẽ có một số điểm khác biệt.

Chi tiết quy trình mở tài khoản doanh nghiệp dưới đây sẽ được lấy ví dụ thực hiện trên nền tảng ngân hàng số Techcombank Business của Techcombank.

3.1. Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp online

1 - Bước 1: Truy cập đường link đăng ký mở tài khoản chính thức của ngân hàng.

Quý khách hàng tiến hành tìm kiếm website mở tài khoản doanh nghiệp online trong trình duyệt tìm kiếm của Google.

Sau khi website hiển thị nội dung, bạn hãy click chuột vào "Mở tài khoản ngay" để tiến hành các thao tác tiếp theo.

2 - Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Khách hàng cần kiểm tra kỹ các thông tin nhập vào, vì đây sẽ là căn cứ để phía ngân hàng liên hệ hỗ trợ mở tài khoản.

Người dùng tiến hành điền thông tin đăng ký theo form hiển thị trên màn hình.

3 - Bước 3: Sau khi đã điền đầy đủ và kiểm tra kỹ các thông tin, khách hàng nhấn nút bắt đầu để hoàn tất hồ sơ đăng ký. Trường hợp khách hàng dừng thao tác hoặc gặp sự cố trong quá trình thực hiện, phía ngân hàng sẽ liên hệ để hỗ trợ xử lý nhanh chóng.

Sau khi hoàn thành nội dung theo form, người dùng hãy nhấn vào nút bắt đầu.

4 điều cần lưu ý khi mở tài khoản doanh nghiệp online

  • Đảm bảo máy tính, laptop và hệ điều hành phù hợp: Để sử dụng dịch vụ mở tài khoản online, máy tính hoặc laptop của bạn nên sử dụng hệ điều hành từ Windows 7 trở lên để đảm bảo tương thích và ổn định.
  • Sử dụng trình duyệt tương thích: Để tránh xảy ra lỗi và đảm bảo trải nghiệm tốt nhất, sử dụng trình duyệt Google Chrome phiên bản 89.0 trở lên hoặc Firefox phiên bản 88.0 trở lên.
  • Hồ sơ cần lưu sẵn trong máy tính: Trước khi bắt đầu quy trình mở tài khoản, hãy đảm bảo rằng bạn đã lưu trữ các tài liệu cần thiết trong máy tính của bạn, bao gồm giấy tờ như giấy đề nghị mở tài khoản, giấy phép kinh doanh… Riêng CCCD của khách hàng cần chụp trực tiếp, không thể tải lên.
  • Yêu cầu chất lượng hồ sơ: Khi gửi hồ sơ qua phương thức trực tuyến, hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn đáp ứng các yêu cầu chất lượng nhất định.

- Dung lượng file 500KB đến 5MB

- Ảnh chụp rõ nét, không bị mờ, lóa sáng, mất góc

- Định dạng file JPG, PNG, PDF

3.2. Mở tài khoản doanh nghiệp tại quầy giao dịch

Khi mở tài khoản doanh nghiệp tại quầy giao dịch, bạn sẽ cần tiến hành thực hiện các bước sau:

1 - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp theo đúng quy định của ngân hàng.

2 - Bước 2: Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, bạn cần đến ngân hàng và tìm đến quầy giao dịch dành cho mở tài khoản doanh nghiệp. Sau đó, bạn gặp nhân viên ngân hàng và làm thủ tục mở tài khoản theo hướng dẫn.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần đến quầy giao dịch để tiến hành mở tài khoản.

3 - Bước 3: Sau khi mở tài khoản doanh nghiệp, bạn có thể đặt mua séc tại ngân hàng để rút tiền mặt. Séc là một loại giấy tờ thanh toán có giá trị và bạn có thể sử dụng nó để thanh toán hoặc rút tiền tại các địa điểm chấp nhận séc.

Ảnh mẫu mặt trước của séc rút tiền tại Techcombank.

Ảnh mẫu mặt sau séc rút tiền của Techcombank.

Lưu ý rằng quy trình mở tài khoản doanh nghiệp tại quầy giao dịch có thể khác nhau tùy theo ngân hàng và quy định cụ thể của từng địa phương. Vì vậy, hãy liên hệ với ngân hàng mà bạn muốn mở tài khoản để biết thêm thông tin chi tiết và yêu cầu cụ thể.

4. Câu hỏi thường gặp khi mở tài khoản doanh nghiệp

Dưới đây là phần giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp khi mở tài khoản doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp việc mở tài khoản của bạn trở nên dễ dàng hơn.

1 - Mở tài khoản doanh nghiệp có mất phí không?

Không. Chi phí mở tài khoản ngân hàng cho công ty là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, sau khi có số tài khoản, một số ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản để không mất phí quản lý tài khoản hàng tháng, thông thường sẽ là 1.000.000 VND.

Thông thường phí duy trì dành cho tài khoản doanh nghiệp tại các ngân hàng là 1.000.000 VND.

2 - Có phải thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở KH&ĐT?

Không. Từ ngày 01/05/2021, doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng với Sở KH&ĐT.

3 - Có cần đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế không?

Có. Khi thực hiện đăng ký mở tài khoản ngân hàng, thêm hoặc thay đổi thông tin tài khoản, doanh nghiệp cần thông báo với Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

4 - Nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào?

Hiện có rất nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ mở tài khoản doanh nghiệp với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như Techcombank [Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam], VietinBank [Ngân hàng Công thương Việt Nam], Vietcombank [Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam]...

BusinessOne - Giải pháp tối ưu dành cho tài khoản doanh nghiệp của Techcombank.

BusinessOne của Techcombank là một trong những gói giải pháp mở tài khoản công ty được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn hiện nay. Gói giải pháp BusinessOne với 3 giải pháp tối ưu dành cho từng loại doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • BusinessOne Connect: Giải pháp cho các doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch thanh toán trong nước.
  • BusinessOne Plus: Giải pháp cho các doanh nghiệp có giao dịch quốc tế giúp quản trị dòng tiền và hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
  • BusinessOne Premium: Giải pháp cho các doanh nghiệp có quy mô giao dịch lớn giúp quản trị dòng tiền và hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

\>>> Xem thêm danh sách hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp tại Techcombank để thực hiện mở tài khoản đơn giản, nhanh chóng.

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng cho công ty của mình. Nếu còn thắc mắc về quy trình hay thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp vấn đề một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.

Chủ Đề