Khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhắc đến các ngành thuộc khối sư phạm có tính ứng dụng thực tiễn cao thì không thể bỏ qua Sư phạm Vật lý. Đây là ngành dành cho các bạn yêu thích sự sáng tạo và nguyên lý, định luật… Vậy ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? Các bạn cần chuẩn bị gì để có thể theo học ngành này tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé. 

Ngành dành cho những người đam mê sáng tạo

1. Giới thiệu về ngành Sư phạm Vật lý

Ngành Sư phạm Vật lý thuộc khoa Vật lý của Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, khoa đang đang tạo 3 chương trình là cử nhân Sư phạm Vật lý, cử  nhân Sư phạm Vật lý chất lượng cao và Cử nhân Sư phạm Vật lý tiếng Anh. Với tổ hợp các môn xét tuyển của 3 chương trình gồm: Toán – Vật lý – Hóa, Toán – Vật lý – Tiếng Anh và Toán – Vật lý – Ngữ Văn. Các phương thức xét tuyển được áp dụng hiện nay gồm Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét tuyển học bạ và Xét tuyển thẳng.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tin học, ngoại ngữ; cũng như kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý; về khoa học giáo dục và sư phạm. Đồng thời được trau dồi và rèn luyện những kỹ năng sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Vật lý có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để tham gia công tác giảng dạy tại các trường THPT, cao đẳng, đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước.

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý của Đại học Sư phạm Hà Nội [HNUE]

Trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý sinh viên sẽ có thể theo học hệ đại trà và chất lượng cao. Với các lớp chất lượng cao, trong năm đầu nhập học các bạn cần tham gia dự tuyển đầu vào theo quy định của trường. Thời gian đào tạo chung cho các chương trình đào tạo đều là 4 năm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Sư phạm Vật lý. 

Khi theo học lớp chất lượng cao sinh viên sẽ được các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Không những thế các bạn còn có cơ hội được ưu tiên xét tuyển làm cán bộ giảng dạy cho Khoa hoặc các trường Đại học, Cao đẳng, trường THPT chuyên… Có thể thấy bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi tham gia học hệ đào tạo chất lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự đầu tư và nỗ lực học tập, nghiên cứu để có thể nhận được những ưu tiên kể trên. 

Vậy có phải chỉ sinh viên học các lớp chất lượng cao được học chương trình đào tạo tốt còn các lớp đại trà thì không? Hoàn toàn không phải nhé, sinh viên hệ đại trà cũng được học chương trình đào tạo chuẩn với giáo trình và kiến thức được cập nhật thường xuyên. Đội ngũ giảng viên đều là những thầy cô có học vị cao và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. 

Các môn học trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý của Đại học sư phạm Hà Nội chi tiết như sau:

 

3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Vật lý của Đại học Sư phạm Hà Nội [HNUE]

Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên học ngành Sư phạm Vật lý khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm với các vị trí khác nhau không chỉ giới hạn trong việc dạy học. Cử nhân Sư phạm Vật lý với những kiến thức và kỹ năng được trang bị suốt 4 năm học có thể làm việc tại các vị trí như:

Giáo viên, giảng viên dạy môn Vật lý ở các cấp trường THCS, THPT, trường chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học trong cả nước.

Dạy học không phải là công việc duy nhất mà sinh viên ngành Sư phạm Vật lý làm được

Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu về Vật lý và các lĩnh vực liên quan. Cơ hội để bạn thỏa sức thực nghiệm các sáng kiến, ý tưởng của bản thân qua những kiến thức vật lý đã được học, tạo ra những điều hữu ích cho xã hội. Tương lai biết đâu bán sẽ là nhà khoa học vĩ đại của nhân loại với những sáng tạo vượt thời gian như Isaac Newton, Albert Einstein…

Cán bộ làm việc tại các cơ sở ứng dụng khoa học kĩ thuật trên các lĩnh vực: quang tử, cơ – điện, sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học – kĩ thuật. Nghề mà nhiều bạn sinh viên Sư phạm Vật lý có thể đảm nhận tốt và có cơ hội thăng tiến trong tương lai. 

Biên tập viên các tạp chí, các nhà xuất bản mảng Vật lý và sư phạm Vật lý. Công việc mà các bạn có thể chia sẻ những kiến thức, hiểu biết, quan điểm, sáng kiến của bản thân trong lĩnh vực liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. 

Các công việc có tính chất ứng dụng kỹ thuật trong các lĩnh vực khác như kỹ thuật điện tử, bưu chính, viễn thông…

Qua bài viết trên các bạn có thấy mình phù hợp với ngành Sư phạm Vật lý hay không? Nếu yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký để trở thành sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội ngay thôi nào. 

Nhiều năm liền đoạt giải SV NCKH cấp Bộ: Giải nhất, nhì, ba... vào năm 2010, 2012, 2014, 2015, 2016, 2017.

Nhiều năm liền đoạt giải Olympic Vật lý các trường đại học cao đẳng: Giải nhất, nhì, ba... vào năm 2010, 2012, 2014, 2015, 2016, 2017.

Nhiều năm liền đoạt giải SV NCKH cấp Trường: Giải nhất, nhì, ba... vào năm 2010, 2012, 2014, 2015, 2016, 2017.

  • Khoa Vật lý được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1975.

    Nhiệm vụ của khoa là đào tạo cử nhân Sư phạm Vật lý, Sư phạm Kỹ thuật, Cử nhân Vật lý [ngoài Sư phạm] và 3 chuyên ngành đào tạo Sau đại học: Lí luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lí, Vật lý chất rắn, Vật lý lý thuyết & Vật lý toán và tiến sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết & Vật lý toán.

    Quá trình phát triển và trưởng thành của khoa có thể chia làm 3 thời kì:

    Khoa được thành lập trong bối cảnh đất nước vừa hoàn toàn thống nhất. Điều kiện giảng dạy, học tập và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên toàn thể cán bộ và sinh viên đã cố gắng và quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    Trưởng khoa trong thời kỳ này là các đồng chí:

    1] TS. Phạm Khắc Chi [1975-1978]

    2] TS. Nguyễn Bá Triêm [1978-1981]

    3] TS. Phạm Gia Cửu [1981-1985]

    Thời kì này khoa đã dần ổn định, tích cực đẩy mạnh phong trào giảng dạy và học tập trong cán bộ và sinh viên. Với đội ngũ cán bộ trình độ kiến thức được nâng cao đáng kể. Đã có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.

    Về nghiên cứu khoa học, đã có nhiều bài báo được đăng ở các tạp chí trong và ngoài nước. Có nhiều công trình khoa học cấp Trường và cấp Bộ chất lượng cao.

    Đội ngũ giáo viên được đào tạo đã phát huy được những phẩm chất truyền thống vốn có và đã khẳng định được uy tín và chất lượng đào tạo của khoa.

    Lãnh đạo khoa trong thời kì này là các đồng chí:

    1] TS. Trần Quốc Tuý [1985-1988]

    2] TS. Đặng Xuân Hải [1988-1992]                                        

    3] GVC. Trần San [1992-1993]

    4] PGS. TS Tạ Tri Phương [1993-1997]

    Năm đông nhất, Khoa Vật lý có tổng số 44 viên chức, giảng viên, đội ngũ giảng viên của khoa đang dần được trẻ hoá với độ tuổi 30 – 35.

    Khoa có 4 tổ chuyên môn: Tổ Vật lý đại cương, Tổ Phương pháp dạy học, Tổ Vật lý lý thuyết và Tổ Vật lý Chất rắn và Kỹ thuật.

    Khoa đào tạo cử nhân sư phạm các ngành: Vật lý, Kỹ thuật công nghiệp; CNKH Vật lý, hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học; đào tạo thạc sỹ 3 chuyên ngành: Vật lý chất rắn, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý, Vật lý lý thuyết & Vật lý toán; đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết & Vật lý toán. Qui mô đào tạo hàng năm khoảng gần 400 sinh viên, 50 học viên sau đại học.

    Ngày nay khoa Vật lý Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã và đang khẳng định được vị trí và thương hiệu của mình trong xã hội. Số lượng TS và ThS của khoa ngày càng đông. Việc tự nâng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mỗi CBVC được coi là tất yếu. Sản phẩm của Khoa hàng năm được xã hội ghi nhận, Khoa được coi là địa chỉ đáng tin cậy trong đào tạo các chuyên gia KHGD.

    Đội ngũ sinh viên ra trường đã và đang khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Có nhiều sinh viên là Hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông, một số là giám đốc các sở, ban ngành. Một số sinh viên ra trường không theo ngành giáo dục cũng đã phát triển tốt và có nhiều người là giám đốc các doanh nghiệp.

    Lãnh đạo khoa trong thời kì này là các đồng chí:

    1] PGS. TS. Tạ Tri Phương [1993-1997]               

    2]  NGƯT. TS. Nguyễn Đồng Dũng [1997-2005]

    3] PGS. TS. Nguyễn Thị Hà Loan [2005-2007]

    4] TS. Nguyễn Thế Khôi [2007-2015]

    5] PGS. TS. Nguyễn Văn Thụ [2015 – nay]

Video liên quan

Chủ Đề