Khối đời là gì

Đề bài: Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ… Việc dùng từ như thế có thể nói lên điều gì?

Trả lời

Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng hàng loạt những từ chỉ số lượng nhiều đó là: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời [khối người đông đảo trong cõi đời], vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ,… đều có một ý nghĩa chung duy nhất đó là quần chúng nhân dân, là cộng đồng dân tộc.

Bạn đang xem: Nêu ý nghĩa các từ chỉ số lượng nhiều trong Từ ấy

Trong sự đối ứng của cái “tôi” [xuất hiện sáu lần trong bài thơ], đấy là cái “ta”. Nhờ ánh sáng lí tưởng cách mạng soi rọi, Tố Hữu đã đi từ cái “tôi” đến cái “ta” gắn bó cuộc sống cá nhân mình với vận mệnh chung của dân tộc, hòa cuộc đời riêng của mình vào cuộc đời chung của mọi người, thấy sức mạnh của bản thân được nhân lên trong sức mạnh cộng đồng.

Mặt khác, để hiểu rõ lí tưởng cao đẹp đó, các em có thể đọc thêm bài văn mẫu Phân tích lẽ sống trong bài thơ từ ấy của nhà thơ Tố Hữu để hiểu rõ hơn về việc sử dụng các từ này nhé! Đừng quên tham khảo thêm những bài phân tích tác phẩm chọn lọc: văn mẫu 11 hay nhất do Đọc tổng hợp!

– Ý nghĩa các từ chỉ số lượng nhiều trong Từ ấy – contentonly-

Các em hãy nêu ý nghĩa các từ chỉ số lượng nhiều trong Từ ấy: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ,… Cách dùng từ như thế nói lên điều gì?

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ,... Việc dùng từ như thế nói lên điều gì?

GỢl Ý TRẢ LỜI

   Sự xuất hiện hàng loạt những tư chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời [khối người đông đảo trong cõi đời], vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ,... đều có một ý nghĩa chung - đó là quần chung nhân dân, là cộng đồng dân tộc. Trong sự đối ứng của cái “tôi”  xuất hiện sáu lần trong bài thơ], đấy là cái “ta”. Nhờ ánh sáng lí tưởng cách mạng soi rọi. Tố Hữu đã đi tư cái “tôi” đến cái “ta”, gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với vận mệnh chung của dân tộc, hòa cuộc đời riêng của mình vào cuộc đời chung của mọi người, thấy sức mạnh của bản thân được nhân lên trong sức mạnh của cộng đồng.

Từ ấy – Tố Hữu – Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ… Việc dùng từ như thế nói lên điều gì?. Sự xuất hiện hàng loạt những tư chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời [khối người đông đảo trong cõi đời]..

Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ… Việc dùng từ như thế nói lên điều gì?

GỢl Ý TRẢ LỜI

Sự xuất hiện hàng loạt những tư chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời [khối người đông đảo trong cõi đời], vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ… đều có một ý nghĩa chung – đó là quần chung nhân dân, là cộng đồng dân tộc. Trong sự đối ứng của cái “tôi”  xuất hiện sáu lần trong bài thơ], đấy là cái “ta”. Nhờ ánh sáng lí tưởng cách mạng soi rọi. Tố Hữu đã đi tư cái “tôi” đến cái “ta”, gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với vận mệnh chung của dân tộc, hòa cuộc đời riêng của mình vào cuộc đời chung của mọi người, thấy sức mạnh của bản thân được nhân lên trong sức mạnh của cộng đồng.

Bài thơ từ ấy – Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim, bài thơ từ ấy của tố hữu, bài thơ từ ấy lớp 11 đầy đủ chính xác nhất phiên bản website Nhavan.vn

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Tố Hữu – cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của ông gắn liền và đồng hành cùng với cách mạng,với những thăng trầm của đất nước,với lý tưởng cao cả được soi rọi dưới ánh sáng của Đảng. Bởi vậy những vần thơ của ông cũng mang tính triết lý chính trị sâu sắc.

Từ ấy” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của nhà thơ. Bài thơ thể hiện bước chuyển mình, bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một chàng thanh niên trẻ. Việc đứng trong hàng ngũ của Đảng đã thay đổi cuộc đời của ông.

Bài thơ ra đời năm 1938 ,khi ấy nhà thơ mới 18 tuổi.Ở cái tuổi trẻ và đẹp nhất của đời người ấy, còn gì hạnh phúc hơn khi tìm được chân lý,tìm được ánh sáng của cuộc đời.Tìm được con đường đi đúng đắn giữa muôn vàn ngã rẽ của tuổi mười tám,đôi mươi.

Từ nay,chàng trai trẻ ấy sẽ được ngọn cờ của Đảng dẫn dắt và dìu bước, sẽ trưởng thành và kiên cường hơn. Bởi vì niềm hạnh phúc và hân hoan đó,nên bài thơ vang lên với một nhịp điệu rộn ràng như lời ca,tiếng hát .Tất cả đều trong sáng,rạo rực và trào dâng cảm xúc.Thật đẹp và đáng tự hào.

Từ ấy

Mở đầu bài thơ ,ông viết :

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Tuổi 18 ,chênh vênh giữa rất nhiều lựa chọn. Là cái tuổi có quá nhiều hoài bão và dự định ấp ủ.Nhưng với nhà thơ Tố Hữu ông đã có con đường của riêng mình. Điều ấy được hình thành từ khi còn là học sinh, ông đã tham gia rất năng nổ vào hoạt động cách mạng ở các đoàn hội tại Thừa Thiên Huế.

Niềm tin vào ánh sáng của cách mạng đã ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của ông. Chính bởi vậy, sự kiện ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam đã mang lại cho ông niềm hạnh phúc vô cùng to lớn. Đó là sự công nhận của Đảng rằng ông đã được đứng trong hàng ngũ những người cách mạng ưu tú. Lý tưởng và con đường đi của Đảng chính là chân lý của cuộc đời ông.

”Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” câu thơ cất lên như niềm reo vui tột cùng của nhà thơ. Từ giây phút thiêng liêng được đọc lời thề dưới ngọn cờ Tổ Quốc ấy ,cuộc đời của ông như bừng nắng hạ. Một sự liên tưởng thật đặc biệt, Nắng hạ là tượng trưng cho những gì rực rỡ nhất ,tràn trề nhựa sống nhất. “Nắng hạ” ấy không phải chiếu rọi thông thường mà bỗng nhiên“bừng” lên. Bởi ánh nắng ấy xuất phát từ một mặt trời rất đặc biệt. Ấy chính là “mặt trời chân lý”.

Hình ảnh so sánh hàm chứa biết bao ý nghĩa sâu xa.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, là nơi tập hợp những con người yêu nước,là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta. Là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,đại biểu trung thành của quyền lợi của giai cấp công nhân ,nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Đảng như là con thuyền chèo lái cách mạng Việt Nam. Bởi vì vai trò lớn lao và cao cả đó, Đảng được nhà thơ tôn sùng như là mặt trời chân lý trong trái tim mình.Chìm đắm trong niềm hạnh phúc và hân hoan, ông liên tưởng mình như vườn hoa lá ngập tràn sắc xanh, chim muông bay lượn reo ca. Là ngọt ngào như hương hoa tỏa ngát.

Những hình ảnh thật đẹp ,thật tươi vui và tràn đầy sức sống. Niềm tự hào được đứng trong hàng ngũ của Đảng ,khiến ông trưởng thành hơn. Chân lý của Đảng đã khiến cho nhận thức và suy nghĩ của ông thay đổi rất nhiều .Điều đó được thể hiện trong khổ thơ tiếp theo:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

“Tôi buộc lòng tôi” – đó là sự tự nguyện nhưng cũng chính là trách nhiệm cao cả của một người cộng sản. Họ phải đem cái tôi cá nhân của mình hòa chung với cái chung của mọi người. Nghĩ tới lợi ích của nhân dân,đất nước đầu tiên và sẵn sàng hy sinh những lợi ích riêng tư của bản thân.

Vui chung niềm vui của tầng lớp lao động nghèo khổ và  đau chung nỗi đau của dân tộc mất nước lầm than. Cùng ăn cùng ở,cùng chiến đấu với tầng lớp nông dân,công nhân lao động nghèo. Để lan tỏa tình thương, sự đoàn kết gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân. Để truyền cho họ ánh sáng của mặt trời chân lý mà nhà thơ đã được giác ngộ. Đi theo Đảng và đi theo cách mạng ,cuộc đời sẽ hạnh phúc và tự do.

Ở khổ thơ này cũng thể hiện một đường lối vô cùng đúng đắn của Đảng khi khẳng định: cách mạng sinh ra từ quần chúng nhân dân,và gắn bó bền chặt với nhân dân. Lấy sự đoàn kết của nhân dân là cội nguồn của sức mạnh. Đảng chỉ mạnh, cách mạng chỉ phát triển khi được sự ủng hộ và tin yêu của quần chúng. Đó cũng là lời nhắc nhở những người Đảng viên luôn luôn phải lắng nghe ,gắn bó và không được xa rời quần chúng nhân dân.

Hiểu rõ những chân lý đó ,nhà thơ Tố Hữu nhận thấy trách nhiệm của mình càng lớn lao .Vì bây giờ ,ông đã không còn là cậu thanh niên 18 tuổi vô tư nữa mà là người Cộng sản. Lấy chân lý của Đảng là lẽ sống của cuộc đời của mình .Bài thơ khép lại với những tâm tư ,suy nghĩ nặng trĩu .Ông viết :

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.”

“Tôi đã là con của vạn nhà.” Đó là sự nhận thức rõ ràng ngay từ đầu khi ông xác định đi theo cách mạng.Lựa chọn con đường đi chông gai nhưng đầy vinh quang này,ông sẵn sàng hy sinh và cống hiến sức lực,tuổi trẻ và cả cuộc đời cho Tổ Quốc. Là trước sau một lòng ,trung hiếu với đất nước ,với nhân dân .Xem nhân dân là máu thịt ,là người nhà để luôn luôn yêu thương ,bảo vệ họ như chính gia đình của mình.

Điệp từ “như là” được sử dụng chính là sự nhấn mạnh và khẳng định của ông về mối quan hệ khăng khít với những  thân phận con người lầm than và cơ cực dưới đáy của xã hội. Đó là vai trò của một người em ,một người anh ,một người con trong một gia đình lớn là nhân dân ,là đất nước. Chứng kiến những kiếp người lầm than ,những kiếp phôi pha,cù bất cù bơ không cơm ăn áo mặc.

Nỗi đau trong ông càng đè nặng ,nó thôi thúc ông quyết tâm hơn ,mạnh mẽ hơn.Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình.Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là trường kỳ và khó khăn nhưng nhất định sẽ thắng lợi .

Bài thơ “Từ ấy” khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong trái tim của mỗi chúng ta .Sự nhận thức và chuyển biến tâm lý của một chàng thanh niên trẻ tuổi khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng, được nhà thơ thể hiện vô cùng tinh tế và đặc sắc. Hình ảnh thơ đẹp ,nhịp thơ trong sáng và tươi vui thể hiện đầy đủ những cung bậc cảm xúc có hạnh phúc ,có hân hoan ,trăn trở và cả trách nhiệm lớn lao đối với Tổ Quốc.

Mặc dù ra đời cách đây gần một thế kỷ,nhưng bài thơ vẫn còn nguyên giá trị cho tới bây giờ.Đó là giá trị về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.Là những trăn trở về lý tưởng ,về lẽ sống khi đứng trước ngã rẽ của cuộc đời.

Chủ Đề