Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở đâu

Quá trình tiêu hóa ở ruột non thường diễn ra theo trình tự với mục đích chính là để cơ thể được hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Để quá trình này được diễn ra một cách tự nhiên, trơn tru, dễ dàng thì mỗi người nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giữ thói quen sinh hoạt hợp lý vì đây là những cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

Lysosome chứa các enzyme dị hóa đa dạng và là bào quan dưới mức tế bào chịu trách nhiệm về quá trình tiêu hoá các sản phẩm qua chuyển hóa trung gian và tiêu hoá nội bào. Trong bài viết ngày hôm nay, Primer sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lysosome là gì và cách phòng tránh các bệnh do rối loạn lysosome gây ra.

Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở đâu
Lysosome là gì?

Lysosome (tiêu thể) được ví như nhà máy xử lí rác của tế bào vì nó có chứa các enzyme thủy phân thực hiện chức năng phân hủy các sản phẩm thừa như axit, protein, nucleic, polysaccharide,… , giúp cho tế bào hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, Lysosome còn phân hủy cả những tế bào già, tế bào bị tổn thương hoặc bị chết.

Cấu tạo của Lysosome

Màng Lysosome là màng sinh chất được cấu tạo từ lipid và protein. Hệ thống màng có nguồn gốc từ màng tế bào hoặc màng Golgi.

Trong lysosome có chứa nhiều men thuỷ phân như phosphatase acid, protease, collagenase, lipase, ADNase, ARNase, glucosidase, catepsin,… Những loại men này chỉ hoạt động trong môi trường axit và được giải phóng ra khỏi lysosom khi nó bị phá huỷ. Nếu tính toàn vẹn của Lysosome bị tổn hại, các enzyme này cũng không gây ra nhiều nguy hại cho các tế bào trung tính của tế bào.

Có đến hơn 40 loại enzyme cấu tạo nên Lysosome, có thể kể đến một số loại enzyme chủ yếu là:

  • Lipase: Giúp phân hủy lượng mỡ dư thừa.
  • Carbonhydrase: Phân hủy carbonhydrate.
  • Protease: Phân hủy protein.
  • Nuclease: Phân hủy axit nhân.

Trong tế bào, môi trường pH là 7.0 – 7.5 nhưng để có thể phân hủy và xử lý các chất thải mà độ pH bên trong Lysosome là 4.8.

Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở đâu
Cấu tạo của Lysosome

\>> Xem thêm: 6 cách xử lý nước giếng khoan bị vàng, có mùi tanh, hôi, đục

Các dạng Lysosome

Hình dạng, kích thước của Lysosome rất đa dạng và nó phụ thuộc vào các chất mà thể Lysosome thu thập để phân giải. Thường thì Lysosome là những khối hình cầu có đường kính từ 0,2 – 0,4μ, thậm chí là 1 – 2μ.

Tuỳ vào sự hình thành, thành phần và hoạt tính chức năng của các chất có trong Lysosome mà người ta phân ra thành 4 dạng, trong đó có một dạng là nguyên phát và ba dạng là thứ phát.

Thể Lysosome cấp I

Đây là thể Lysosome nguyên phát có dạng hình cầu nhỏ và chứa các enzyme thuỷ phân. Những enzyme này sẽ hoạt động khi môi trường xung quanh có pH < 7.

Không bào tiêu hoá

Không bào tiêu hoá được tạo ra từ sự gắn kết của Lysosome nguyên phát với không bào chứa dị vật. Trong không bào tiêu hoá, dị vật dần dần bị phân hủy dưới tác động của các enzyme có trong Lysosome nguyên phát.

Thể cặn bã

Khi dị vật không bị phân huỷ hoàn toàn bởi các enzyme, những chất cặn còn tồn tại trong Lysosome chính là thể cặn bã. Thể này sau đó sẽ bị đào thải ra khỏi tế bào.

Không bào tự tiêu (Xito Lysosome)

Không bào tự tiêu là một dạng của Lysosome chứa những cấu trúc của bản thân tế bào, ví dụ như các các ribosome, ty thể, các mảnh của mạng lưới nội sinh chất,… đang trong quá trình bị tiêu hoá. Những không bào này được hình thành trong các quá trình bệnh lý hoặc sinh lý.

Cơ chế hoạt động của Lysosome

Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở đâu
Cơ chế hoạt động của Lysosome

Lysosome sử dụng các enzyme để thực hiện chức năng phân giải, tiêu hóa nội bào. Các chất dư thừa, cặn bã trong tế bào sẽ được Lysosome nhận diện, sau đó tiết ra enzyme để phân hủy. Kết thúc quá trình tiêu hóa nội bào, các sản phẩm thừa sẽ được chuyển hóa để tái sử dụng hoặc đào thải ra ngoài.

Trong một số trường hợp như khi tế bào nhiễm bệnh, bị tổn thương, bị già hoặc chết, Lysosome sẽ tiến hành phân hủy cả tế bào, hay chính là thực bào.

\>> Xem thêm: Xét nghiệm nước uống, nước sinh hoạt ở đâu uy tín, chính xác

Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến rối loạn Lysosome

Khi tế bào bị thiếu hụt hoặc rối loạn một hay nhiều loại enzyme, hoạt động của Lysosome sẽ bị rối loạn. Điều này sẽ làm chất thải bị ứ đọng và khiến cho một lượng lớn tế bào bị thoái hóa hoặc chết đi. Kết quả là nhiều bệnh có khả năng được sinh ra, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư.

Bên cạnh đó, một số protein có liên quan đến quá trình chuyển hóa và phóng thích các chất có trong Lysosome cũng là nguyên nhân của các chứng rối loạn Lysosome. Những protein này bao gồm các protein màng, protein vận chuyển xuyên màng, các enzym đồng hoạt hoá và các enzym quan trọng khác có liên quan tới quá trình xử lý protein của Lysosome.

Bệnh liên quan đến tích đọng các chất ở Lysosome (Lysosomal Storage Diseases – LSDs) đại diện cho một nhóm bệnh không đồng nhất của khoảng 40 loại rối loạn về gen mã hoá các enzyme có trong Lysosome. Hầu hết các bệnh này đều có cùng một cơ chế phát sinh, đó là sự tích tụ các chất chuyển hoá khác nhau bên trong Lysosome. Quá trình tích tụ này khiến cho tế bào bị phá huỷ cấu trúc và chức năng. Một lượng lớn tế bào bị chết khiến cho chức năng của một số cơ quan tổ chức trong cơ thể bị mất đi. LSDs thường được phân loại bởi các chất nền được tích lũy như mucopolysaccharide, sphingolipid, oligosaccharide, mucolipide hoặc glycoprotein, ganglioside.

Hầu hết các bệnh LSDs là do di truyền gen lặn trên nhiễm các sắc thể thường, trừ một số bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X như bệnh Hunter (MPS III), bệnh Fabry và bệnh Danon.

Cách phát hiện, điều trị rối loạn các chất trong Lysosome

Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở đâu
Cách phát hiện rối loạn các chất trong Lysosome

Khi đã được chẩn đoán và phát hiện bệnh rối loạn các chất bên trong Lysosome, người bệnh sẽ được bác sỹ đưa ra phương án điều trị cụ thể. Các biện pháp điều trị được thực hiện trước khi người bệnh có những biểu hiện bệnh rõ rãng nhất. Một số cách điều trị thường được sử dụng hiện nay là:

  • Cấy ghép tế bào gốc để tạo máu (HSCT).
  • Xét nghiệm, thay thế enzyme.
  • Công nghệ sàng lọc các bệnh liên quan đến tích đọng các chất ở Lysosome.

Tại Việt Nam, có rất ít thông tin về các bệnh LSDs và hầu như chưa có bất cứ thông tin gì về bệnh Fabry, đặc biệt là mối liên hệ với tim to, gan to, lá lách to trong việc gợi ý cho chẩn đoán và theo dõi điều trị. Một số bệnh viện chuyên khoa như Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận và theo dõi điều trị cho các bệnh nhi nghi ngờ mắc các bệnh Pompe, MPS, Gaucher. Tuy vậy, cho đến này thì vẫn chưa có nền tảng kỹ thuật để chẩn đoán chính xác các bệnh này tại Việt Nam.

Phương pháp phòng tránh các bệnh do rối loạn Lysosome gây ra

Tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu, phân tích nguyên bào sợi da,…. định kỳ để theo dõi tình hình hoạt động của lysosome, từ đó kịp thời đưa ra phương hướng xử lý nếu có bất thường.

Hạn chế các loại thức ăn dầu mỡ, thuốc lá, rượu bia

Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở đâu
Hạn chế các loại thức ăn dầu mỡ

Thói quen sống không lành mạnh sẽ khiến cơ thể dung nạp nhiều chất độc hại. Vai trò của lysosome là tiêu hóa sản phẩm thừa nên khi tế bào phải tiếp nhận quá nhiều chất độc hai, áp lực hoạt động của lysosome sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu suất hoạt động của lysosome bị giảm đi do phải làm việc quá sức, hậu quả là tế bào bị chết đi khi tồn đọng quá nhiều sản phẩm thừa.

Sử dụng nước ion kiềm

Gốc tự do là tác nhận giết chết nhiều tế bào và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư,…. Trong khi đó, nước ion kiềm có tác dụng trung hòa các gốc axit tự do trong cơ thể người. Các phân tử nước ở dạng siêu nhỏ nên có thể dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào, sau đó kết hợp với lysosome để thực hiện chức năng thải độc cho tế bào. Không chỉ vậy, nước ion kiềm còn chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như Natri, Kali, Canxi,….và là chất kích thích thẩm thấu tế bào, giúp tế bào khỏe mạnh hơn.

Việc sử dụng nước ion kiềm hàng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh do rối loạn Lysosome gây ra.

Trên đây là những thông tin về Lysosome là gì mà máy lọc nước Primer muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng nó sẽ giúp bạn đọc biết cách bảo vệ mình tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn Lysosome.

Hiện nay, Primer đang cung cấp nhiều dòng máy lọc nước cho các hộ gia đình, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp,…. như máy lọc nước công nghiệp, máy lọc nước gia đình, máy lọc nước ion kiềm. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng máy lọc này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 98 98 35 ngay hôm nay bạn nhé.