Khuôn mẫu hành vi là gì cho ví dụ




1. Dẫn nhập
[5 tiết]

Tài liệu tham khảo:

1. Đoàn Văn Chúc- Xã hội học văn hóa- NXB Văn hóa Thông tin, H.1977, Bài Mấy khái niệm cơ sở

2. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard, Andrew Webster- Nhập môn xã hội học- NXB Khoa học xã hội, H.1993 [đọc phần 1. Xã hội học: Những chủ đề và những vấn đề [từ trang 17 đến 43]

3. Bùi Quang Thắng [chủ biên]- 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa- NXB Khoa học xã hội, H. 2008. Mục từ, Hiện tượng xã hội tổng thể và Truyền thông đại chúng, văn hóa và Xã hội hóa, Giá trị xã hội


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.Xã hội học là gì?

Khó xác định hơn tất cả các môn học khác [tâm lý, lịch sử, tin học, dân tộc học, kinh tế học...]. Đưa ra một định nghĩa gọn gằng như các khoa học khác như Xã hội học là khoa học nghiên cứu xã hội loài người và hành vi xã hội là khá mơ hồ, không đủ thông tin, không xác đáng khi phân biệt nó với các khoa học xã hội và nhân văn khá

1.1.1. Xã hội học quan trọng ở cách nghiên cứu như thế nào [chứ không ở nghiên cứu cái gì]

Để khắc phục những khó khăn đó các nhà xã hội học đã chỉ ra những phạm vi cụ thể như trong gia đình mọi người cư xử với nhau thế nào? đối với thần thánh mọi người phải làm gì? tại sao ở những điều kiện nhất định mọi người lại phải ứng xử theo một cách nào đó chứ không phải tùy tiện [đám ma không được cười, đám cưới không được khóc chẳng hạn?], tại sao có người lại phạm tội?v.v... Tuy nhiên, những phạm vi nghiên cứu đó cũng chưa thể phân biệt được xã hội học với các ngành khoa học khác và người ta đã thấy rằng, thực ra khác biệt nhất của xã hội học không hẳn là nghiên cứu cái gì mà là nghiên cứu như thế nào? Nói cách khác, trong các nghiên cứu xã hội học phải chỉ ra cho được các quan điểmphương pháp nghiên cứu của xã hội học đối với đối tượng được nghiên cứu như thế nào?


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

a. Quan điểm?

Quan điểm chủ yếu ở đây phải thể hiện được những logic về đối tượng nghiên cứu của xã hội học như sau:

- Hành vi xã hội /

con người, trong bất cứ xã hội nào cũng vậy, có vô vàn hành vi trong mỗi ngày, nhưng không phải là những hành vi lộn xôn, mà có những trật tự nhất định.

Những người lái xe phải đi đúng luồng đường quy định, người mua hàng đưa tiền mặt hay thẻ tín dụng hay séc mà không phải trao đổi bằng dê, bằng gà? Làm tình diễn ra trong phòng ngủ chứ không phải ở nơi công cộng.v.v...


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngay cả khi anh cố thử làm khác đi [trong những lĩnh vực riêng tư nhất] anh vẫn cảm thấy một áp chế xã hội nào đó khiến anh cảm thấy áy náy, không thoải mái, hoặc anh không nhận được một sự phối hợp của người khác, đấy là chưa nói ở những lĩnh vực công cộng , nếu anh làm khác đi anh sẽ không thể đạt được mục đích của hành động thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

Nói tóm lại, những hành vi khách quan, được lặp đi lặp lại [ tính phổ biến] trong không gian và thời gian được gọi là hành vi xã hội

- Khuôn mẫu ứng xử [hành vi]

Những hành vi đó được thực hiện theo những khuôn mẫu nhất định, đều đặn và có sự phối hợp [tương tác].

Ví dụ: Người phương tây, khi bày tỏ thái độ thân thiện có thể ôm nhau, áp má nhau [dù là người khác giới], nhưng ở ta đối tác không có văn hóa ấy, họ không thể có sự phối hợp trong phản ứng kia vì thế nếu ai đó học thứ văn hóa ấy mà làm vậy ở Việt nam thì nhẹ ra người kia né tránh, nặng thì có khả năng bị ăn một cái bạt tai?


Chính những khuôn mẫu này đóng vai trò điều chỉnh hành vi, giúp cho xã hội vận hành một cách trơn tru. [ví dụ, xã hội á châu truyền thông được vận hành theo những khuôn mẫu của khổng giáo?]

- Sức mạnh của khuôm mẫu này trong xã hội cho phep chúng ta dự báo hành vi xã hội [loại suy]: Có sự tương tự ở các hành vi ở hai xã hội khác nhau nếu các thiết chế xã hội ở các xã hội đó giống nhau.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Thể chế xã hội

J. Fichter: Thể chế là một cơ cấu cấu tổ chức có tính chất tương đối bền vững của những khuôn mẫu ứng xử, vai trò và tương quan xã hội mà con người thực hiện theo một cách thức đã được chế định và thống nhất với mục đích thỏa mãn những nhu cầu xã hội cơ bản.

Nói chung: Thể chế là cái cách mà xã hội cưỡng chế con người hành động không được tùy vô lối mà phải theo những khuôn mẫu nào đó [bao gồm cả thể chế bắt buộc và thể chế

Có thể nêu 6 hệ thống thể chế xã hội có tính phổ quát như sau:

[1]. Hệ thống thể chế kinh tế

[2]. Hệ thống thể chế chính trị

[3]. Hệ thống thể chế hôn nhân và gia đình

[4]. Hệ thống thể chế giáo dục

[5]. Hệ thống thể chế tín tưởng [tôn giáo- tín ngưỡng]

[6]. Hệ thống thể chế giải trí- tái sáng tạo

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


b. Đặc trưng phương pháp luận và phương pháp

- Phương pháp luận: Tổng thể- cấu trúc- thực chứng

- Sự kiện xã hội tổng thể

- Lý thuyết chức năng

- Cấu trúc luận

- Chứng thực

- Thu thập và phân tích thông tin theo phương pháp khoa học

+ Phương pháp khoa học= toán, vật lý học [khoa học tự nhiên]

+ Phương pháp xã hội học [định lượng, chứng thực, tương quan]

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


- Cách diễn giải của xã hội học khác với cách diễn giải thông thường hoặc của những chuyên ngành khác

+ Không có gì là thiên định, là bát biến [mà theo những điều kiện lịch sử/ xã hội ]

Ví dụ 1:

Cách diễn giải về sự nuôi con của người mẹ [có phải là thiên chức hay không? nội trợ có phải là công việc của phụ nữ? Làm tình?]

Ví dụ: M. Mead đã mô tả về 3 xã hội sơ khai ở Tân Ghi nê:

- Phụ nữ làm công việc nặng nhọc [bởi họ có những chiếc trán rất khỏe], còn đàn ông thì lại nằm chung với vợ trong và sau thời kỳ sinh nở, cùng chia sẻ nỗi đau và tâm trạng căng thẳng

- ở bộ tộc khác, cả đàn ông và đàn bà đều mạnh mẽ, nuôi dạy con cái thô bạo bởi cả cha lânx mẹ và làm tình diễn ra như một cuộc chiến

- Ở bộ tộc khác, đàn ông trang điểm sắc đẹp, ngồi lê đôi mách và làm những vật để bán, trong khi phụ nữ tự tìm chồng, tỏ ra chủ động, dữ dội trong quan hệ tình dục và đi buôn để nuôi gia đình


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ 2:


Ferdinand Toennies [1855- 1936]

cũng tuân thủ phương pháp luận này khi phân tích mối tương quan giữa các kiểu xã hội và các tính cách điển hình

Gemeinschaft

[cộng đồng]

Tiền công nghiệp

Liên kết nhóm nhỏ [thân thiện, gần gũi, không bị tác động từ bên ngoài]

Kiểu đàn bà điển hình là nặng về tình cảm, rụt rè, có nhiều năng khiếu mỹ thuật...

Gesenschaft

[xã hội]


Công nghiệp hóa

Liên kết xã hội rộng lớn hơn [quan hệ khế ước], cộng đồng bị tác động mạnh bởi những yếu tố từ bên ngoài


kiểu đàn bà điển hình là thông tuệ, lạnh lùng và tự tin


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Nhân quả: Mỗi một hiện tượng đều chịu tác động của nhiều tác nhân xã hội, không bao giờ chỉ có nguyên nhân đơn nhất

Durkheim, Émile [1858 1917]

- Sự tự tử [có phải chỉ do nguyên nhân tâm thần, căng thẳng thần kinh hay không? cách diễn giải của Duerkheim? cách diễn giải của nhà nghiên cứu người Nhật?]



-Tiêu chuẩn chọn bạn đờicó phải chỉ là tình yêu?
XHH nói không bởi mũi tên của thần tình yêu dường như bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những nhân tố như giai tầng, thu nhập, trình độ giáo dục, chủng tộc và tôn giáo

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Không phụ thuộc vào ý thức chung, phổ quát, không phụ thuộc vào định kiến. Nhiều khi xã hội học đã chứng minh được mọi thứ hầu như không phải như chúng có vẻ là và ngay cả đối với những điều mà ai cũng cảm thấy khá rõ ràng, thì xã hội học cũng có cách diễn giải riêng của nó: Đó là chứng thực những suy nghĩ và giả thiết bằng những con số chính xác, cụ thể và theo những tương quan định lượng khoa học, khách quan.

Lấy ví dụ về thị hiếu âm nhạc chẳng hạn: Ai thích nhạc Trịnh? Ai không thích? Có phải ai cũng thích không và bao nhiêu phần trăm? ngược lại? Nếu có số liệu chứng thực được thì những cảm giác hay những cái tưởng như có vẻ là chưa chắc đã đúng? Hoặc nếu đúng thì cũng biết rõ là bao nhiêu phần trăm!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2. Hai trường phái xã hội học [thực chứng và phản thực chứng]

Positivism

[1]- Thực tại xã hội là khách quan

- Xã hội quy định hành vi cá nhân

- Gián cách

[2]. Pp luận:

Tổng thể- cấu trúc- thực chứng

[3]. Phương pháp

top- down- Định lượng là chủ đạo

Anti- positivism

[1]- Thực tại xã hội là chủ quan

- Xã hội được cấu thành thông qua sự tác động qua lại có ý nghĩa giữa những chủ thể

- Tham dự

[2] Pp luận

Hành vi- tâm lý- hiện tượng luận

[3]. Phương pháp

- bottem- up- Định tính là chủ đạo


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình:


Sơ đồ trên mô tả được mối quan hệ giữa bản thể luận- lý thuyết- phương pháp luận- phương pháp.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.Văn hóa và những khái niệm liên quan [như chuẩn mực và giá trị xã hội, xã hội hóa]

1.2.1. VĂN HÓA/ CULTURE

Trước hết, các định nghĩa mang tính triết học

- "Văn hóa là thiên nhiên thứ hai" [M. Gorki]

- "Văn hóa là cái nguỵ" [Tuân Tử]

đều nhằm vào việc khẳng định "những lực lượng bản chất người" [thuật ngữ của Marx] và chỉ ra được tính tích cực, tiến bộ của văn hóa trong qúa trình phát triển xã hội loài người. Tinh thần cơ bản của những quan niệm kiểu này là sự đối lập giữa tự nhiên và văn hóa; Nói cách khác, văn hóa - theo quan điểm triết học - là đặc trưng của loài người, khiến loài người khác với loài vật.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Về phương diện xã hội học, văn hóa nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là phương thương thức sống chung của con người trong một xã hội nào đó. Chính vì thế, ở Mỹ, đã có quan điểm cho rằng: chẳng có một xã hội học gì khác ngoài xã hội học văn hóa

Cuốn Xã hội học của J. Fichter, có thể coi là một ví dụ: ông quan niệm văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế [chính trị, kinh tế, gia đình, giáo dục, tín tưởng và giải trí] mà con người có cùng chung trong xã hội.


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

E. B. Tylor [1832-1917]

E. B. Tylor định nghĩa văn hóa là "Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau và những tập quán khác nhau mà con người hoạch đắc với tư cách là thành viên của xã hội

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bronislaw Malinowski.[1884 - 1942 ]

Định nghĩa của Malinowski: Văn hóa bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị-

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Margaret Mead.[1901-1978 ]

Chúng tôi hiểu văn hóa là toàn thể những hình thức ứng xử mà một nhóm cá nhân được hợp nhất bởi một truyền thống chung, truyền lại cho con cháu họ. [...] Như vậy, từ ấy không những chỉ định các truyền thống nghệ thuật, khoa học, tôn giáo và triết học của một xã hội, mà còn chỉ định cả các kỹ thuật riêng biệt, các phong tục chính trị và hàng ngàn cách sống đặc định đời sống hàng ngày của xã hội ấy: các cách thức nấu nướng và ăn uống, cách ru con trẻ ngủ, phương thức chỉ định chủ tịch hội đồng, thủ tục kiểm ra hiến pháp...

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Như thế, cách định nghĩa theo quan điểm dân tộc học đã cụ thể hóa được những hình thái chính của văn hóa, tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu, mô tả đối tượng. Tuy nhiên, cách định nghĩa này có một số hạn chế sau:

- Trong một định nghĩa giới hạn, việc liệt kê tất cả các hình thái của văn hóa - vốn rất đa dạng - là điều không thể.

- Không có đường biên rõ ràng để phân biệt cái văn hóa và cái xã hội.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Leslie White [1900- 1975]



Phát triển quan điểm triết học coi văn hóa là tiêu chí để phân biệt giữa người và động vật, kế thừa những quan điểm dân tộc học, nhân học về văn hóa, Leslie White đã phân tích sự phát triển từ hành vi động vật đến hành vi người và đã đưa ra một quan điểm mới: Động vật, chỉ đến khi biết sử dụng biểu trưng, mới trở thành con người. ông diễn tả trạng thái ấy của quá trình tiến hóa từ động vật lên con người bằng thuật ngữ homo-symbolling

Xuất phát từ đặc trưng cơ bản ấy của con người, L.White đã định nghĩa văn hóa như sau: "Văn hóa là cơ chế của các hiện tượng, sự vật, hành động, tư tưởng, cảm xúc. Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu trưng hoặc phụ thuộc vào biểu trưng đó"
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một định nghĩa khác, phát triển được những ý tưởng của L.White là định nghĩa của từ điển danh mục tiêu đề về phát triển văn hóa do UNESCO đưa ra: Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu trưng qui định thế ứng xử của con người và làm số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt"

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đoàn Văn Chúc

"Văn hóa chỉ định toàn thể những sản phẩm mang tính biểu tượng do một xã hội sản xuất
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bùi Quang Thắng

Văn hóa của một xã hội là hệ thống các hình thái biểu thị giá trị của xã hội ấy
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

đồ hình

Văn hóa vật thể & phi vật thể?

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.2. GIÁ TRỊ XÃ HỘI

1

2

Nhu cầu

Mục đích của hành

động

3

4

Chuẩn mực

Thể chế thành văn, không thành văn

Quy tắc xử sự


5

6

Tiêu chuẩn

Hành động

Khuôn mẫu ứng xử



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lược đồ được đọc ngang như sau:

1] - Nhu cầu thể hiện ở cái ao ước, cái ao ước là giá trị.

1]2] - Giá trị [thỏa mãn nhu cầu] là mục đích của mọi hành động người.

2]3] - Người ta hành động theo những qui tắc, tức theo chuẩn mực mà xã hội qui định;

3]4] - Chuẩn mực [qui tắc ứng xử] tồn tại dưới dạng thể chế thành văn hoặc bất thành văn [phong tục, tập quán....]

5]6] - Thể chế, đến lượt chúng xuất hiện là những tiêu chuẩn cụ thể qui định hành vi của mỗi vai trò xã hội, những hành vi theo tiêu chuẩn trở thành những khuôn mẫu ứng xử. Khuôn mẫu ứng xử là hành vi có mục đích, hoặc nói để diễn đạt tới một mục đích.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Và đọc dọc như sau:

1]3] - Nhu cầu [giá trị] được bộc lộ dưới dạng các chuẩn mực, tức những qui tắc xử sự;

3]5] - Chuẩn mực là những qui tắc của sự ứng dụng; khi ứng dụng người ta sẽ gặp nhiều tình huống khác nhau của hiện thực nên hành vi của cùng một vai trò có thể biểu hiện khác nhau về cụ thể [tiêu chuẩn], song vẫn phù hợp với chuẩn mực. Vậy tiêu chuẩn mang tính thực thi và thực tiễn:

2]4] - Người bao giờ hành động cũng có mục đích [thỏa mãn nhu cầu nào đó], nên phải hành động theo qui tắc [để đạt mục đích]; qui tắc tồn tại dưới dạng các thể chế;

4]6] - Sự ứng dụng thể chế khi hành động tạo nên những khuôn mẫu ứng, đảm bảo tính mục đích của hành động.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.3. XÃ HỘI HÓA/ SOCIALIZATION

- Cách giải thích của các lý thuyết cấu trúc: Xã hội như là một sự kiềm chế [hệ thống thể chế thành văn và không thành văn].

+ đồng cảm- cấu trúc: Ý thức, niểm tin, sự đồng cảm văn hóa là động lực chính kiềm chế hành vi của các thành viên

+ xung đột- cấu trúc: duy trì sự ổn đinh về đẳng thứ, trật tự lý tưởng của xã hội [theo thuyết chức năng] là động lực chính kiềm chế hành vi


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Xã hội hóa: Quá trình qua đó mà ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội trong đó chúng ta được sinh ra và lớn lên- quá trình mà trong đó ta trở thành con người xã hội [học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp với xã hội của ta]

+ gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên [các khuôn mẫu hành vi giữa đàn ông- đàn bà, giữa trên- dưới, giữa chính- phụ...]

+ Nhóm bạn bè, nhóm địa vực

+ Nhà trường có vai trò rất quan trọng

+Truyền thông đại chúng?


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Những hậu quả của phi xã hội hóa?

+ câu chuyện về người rừng [được sói nuôi]?

+ Những em bé sống với người mẹ câm điếc?

+ Lệch chuẩn? [những trường hợp giết người man rợ thường diễn ra đối với những người nhập cư ở những vùng khai hoang, thiếu những kiềm chế xã hội]



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Có thể nói: Xã hội hóa đồng nhất với quá trình văn hóa hóa. Một nhà xã hội học đã nói rất hay như sau:

Xã hội thâm nhập chúng ta cũng mạnh mẽ như vây bọc chúng ta. Chúng ta lệ thuộc vào xã hội chủ yếu thông qua sự đồng cảm chứ không phải bị chinh phục...chúng ta bị mê hoặc bởi bản chất xã hội riêng của chúng ta. Những bước tường xã hội ấy chúng ta đã có từ trước khi ra đời, nhưng cũng được chính chúng ta tiếp tục xây dựng. Chúng ta bị giam cầm với chính sự hợp tác của chúng ta [Berger]


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Những lĩnh vực chủ yếu của xã hội học văn hóa [20 tiết]

Tài liệu tham khảo:

  1. Bùi Quang Thắng [chủ biên]- 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa- NXB Khoa học xã hội, H. 2008. Mục từ, Văn hóa sinh thái, Cái thiêng, Truyền thông đại chúng
  2. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard, Andrew Webster- Nhập môn xã hội học- NXB Khoa học xã hội, H.1993 [đọc phần 7. Gia đình [từ trang 1233 đến 276] phần 10. Những hệ thống tín ngưỡng [361- 393]



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


2.1. SINH THÁI/ ECOLOGICAL CULTURE

- Con người- tự nhiên: Là quan hệ đầu tiên của con người- văn hóa sinh thái

Văn hóa sinh thái: Tri thức Thực hành

-Tri thức [tư tưởng, kỹ thuật]

+Thế giới quan [ bản địa? hay khác? ]

+ Ma thuật hay kỹ thuật

-Hành vi [thực hành]: Thái độ và hành vi đối với thiên nhiên? [Hòa đồng hay đối lập,tách biệt với thiên nhiên?]


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách giải thích xã hội học đối với từng thành tố

+ Tri thức:

- Một vài quan điểm về thuyết hồn linh [Tylor, l.Bruhl, L. Strauss]

- Cái gì ảnh hưởng đến tư tưởng ấy? [điều kiện và trình độ sản xuất vật chất? logic loại suy chiếm vị trí chủ đạo, thuyết hồn linh là tư tưởng dẫn đường cho mọi hoạt động người

- Thế giới quan độc thần luận [các tôn giáo lớn]: Chế độ chính trị đã thay đổi? Sản xuất vật chất? tôn giáo có vai trò?--->Chúa quyết định mọi việc

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Thực hành:

- ma thuật= kỹ xảo của thuyết hồn linh- tác động vào tự nhiên

- Nghi thức tôn giáo- tác động vào tự nhiên

- Khoa học kỹ thuật---tác động vào tự nhiên

Ví dụ của S. freud: "Nếu tôi muốn trời mưa, tôi chỉ việc làm một cái gì đó giống với mưa hay nhắc nhở tới mưa. Ở một bước cao hơn của văn minh, người ta sẽ thay thế thủ tục của ma thuật ấy bằng những đám rước xung quanh một ngôi đền và bằng những thỉnh nghiệm chư thần cư trú tại đấy. Và sau rốt, người ta cũng sẽ từ bỏ kỹ xảo tôn giáo ấy để tìm tòi xem bằng những tác dụng nào đến bản thân khí quyển thì có thể gây nên mưa móc."

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Hai loại văn hóa môi trường/ sinh thái

Hai loại văn hoá này thể hiện hai loại tâm trí người, chúng phụ thuộc hay bị chi phối bởi quyền lực của hai loại tư tưởng hay hai phương pháp nhận thức sau:

Phương thức nhận thức 1: duy lý/ nhân quả

phương thức nhận thức khác: trải nghiệm/ tham dự

- Gián cách

- tổngthể/ không chia cách

- lập luận

- tính xúc cảm

- trìu tương

- trực giác


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

phương thức một, người ta thấy một sự định hướng mang tính chất nhân quả trong nhận thức thế giới. Loại này được biểu đạt hoàn hảo bởi các phạm trù, nguyên tắc và phương pháp luận của khoa học thực chứng và được biểu thị trong lập luận logic, lý trí. Loại này liên quan đến sự trung gian có khoảng cách và không có xúc cảm và nó là một sự khái quát về các sự kiện trong thế giới.

Ngược lại, sự tham gia biểu thị một phương cách hợp nhất và đan quyện của việc trải nghiệm thực tại. Khi con người gắn kết với người khác và môi trường xung quanh một cái gì đó gần gũi, mang tính chia sẻ sẽ diễn ra..

Hai loại văn hoá này dẫn tới những hành vi có những tác động đến môi trường rất khác nhau.

Loại thứ nhất luôn đối lập tự nhiên và xã hội, coi con người là trung tâm và động cơ hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường là khai thác, tận dụng triệt để vì lợi ích của mình. Nạn tàn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã ở nhiều nơi trên thế giới là một minh chứng.

Loại thứ hai không đặt con người đối lập với thế giới, coi mọi vật ở thế giới này đều có tính người và tính xã hội. Nói như Ingold thì vũ trụ là một xã hội lớn, trong đó có tương tác giữa con người có cơ thể[như chúng ta] với con người không cơ thể. Tất cả đều có tính chủ thể. Nền văn hoá này không chỉ sản sinh ra những hành vi tôn trọng môi trường mà còn sản sinh ra những khối lượng kiến thức về môi trường rất đáng khâm phục

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hệ thống nghi lễ và phong tục biểu thị văn hóa sinh thái [Xem xét tương quan giữa tri thức- thái độ và thực hành]

+ Nghi lễ vòng cây trồng

+ Nghi lễ theo thời tiết


- Những vấn đề mới đặt ra:

+ Sinh thái bị phá hủy, con người không còn thân thiện với môi trường tự nhiên. cần phải có quan điểm nhìn nhận như thế nào và nghiên cứu ra sao?

+ Cần phải xây dựng văn hóa sinh thái như thế nào?[ý thức, tư tưởng và biện pháp- dưới cách nhìn xã hội học văn hóa?

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


2.2. GIỚI/ GENDER


. Tâm lý học giới nghiên cứu sự khác biệt tâm lý xã hội được hình thành trong quá trình tương tác giữa nhóm nam và nhóm nữ trong bối cảnh cụ thể, phân tích những đặc điểm tâm lý xã hội, vị trí, vai trò giữa nam và nữ được lưu truyền trong văn hoá dân gian những định kiến không đúng về giới, những tư tưởng gia trưởng đã ảnh hưởng đến khía cạnh nam tính và nữ tính làm cản trở sự phát triển của người phụ nữ qua đó, khắc phục những mặt tiêu cực, chỉ ra được những đặc điểm khác nhau về giới nhằm có những biện pháp, chính sách phù hợp giúp cho sự phát triển giới toàn diện, bình đẳng hơn.
- Sinh học xã hội đã giải thích sự khác biệt tâm lý xã hội của phụ nữ trong tương quan với nam giới dựa trên những đặc điểm sinh học và gen. Theo cách tiếp cận này, phụ nữ được đánh giá là thường thụ động, tính khí thất thường, không đưa ra được những quyết định chính xác còn đàn ông thì có sức mạnh, tư chất sắc bén Bên cạnh đó yếu tố kinh tế cũng quy định sự khác biệt giữa nam và nữ giới, sự khác biệt về sinh học cũng quy định vị thế của họ bởi yếu tố tự nhiên và văn hoá
- Xã hội học về giới nghiên cứu những nảy sinh, biến đổi và phát triển vai trò, vị trí của mối tương quan giữa đàn ông và phụ nữ trong gia đình và xã hội.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2.1. Những khác biệt

- Sức khỏe của Nam có phải là tốt hơn nữ? Xưa? Nay? [nam dễ kiếm việc hơn, tiền lương cao hơn, phụ nữ trở thành đội quân lao động nội trợ?]

Giải thích điều này? [Quan niệm thế nào về việc lao động [nội trợ, chăm sóc con cái] của người phụ nữ tại gia, có phải là lao động không hay chỉ là thiên chức của nữ giới? Ai là người được lợi [nam giới : cam kết hôn nhân biến thành cam kết lao động, chế độ chính trị: yên ấm gia đình giảm thiểu những căng thẳng chính trị]

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Sinh sản: Chỉ phụ nữ mới có khả năng nuôi dưỡng bào thai và đẻ con [người mẹ là động vật có vú tuyệt diêu]. Tuy nhiên, mọi hành vi bao quanh sự sinh sản [quyết định giao phối khác giới? kiến thức tránh thụ thai? những kiêng kỵ và phong tục mang thai và nơi sinh...đều có ý nghĩa về mặt xã hội và bị cho phối bởi văn hóa, lịch sử

Ví dụ, ngày nay:.

+ Những điều kiện xã hội bao quanh sự sinh sản đã thay đổi mạnh mẽ đã làm thay đổi tỷ lệ thời gian người mẹ dành cho sinh đẻ và chăm sóc đứa con sơ sinh [xưa có khi phải đẻ 10 đứa con, mất 15 năm, nay chỉ còn lại khoảng 4 năm đàn bà bị trói vào guồng máy sinh đẻ.

+ Dành ít thời gian vào nuôi con sinh vật mà tăng thời gian vào nuôi con xã hội [phát triển tâm lý, trí tuệ của trẻ ]

+ Dư luận xã hội về việc có con?

Phụ nữ có chồng có con = sự kiện đáng chào mừng, không phải bàn cãi

Phụ nữ có chồng mà không con= có vấn đề , trái đạo lý

Phụ nữ không chồng mà có con= gây khó chịu ? Chẳng ai chịu chấp nhận giải thích điều đó bằng bản năng làm mẹcả!

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2.2. Bản năng giới tính [sinh dục]?

+Cách giải thích thông thường về nhu cầu và ham muốn dục tính của nam giới và nữ giới

nam

nữ

chủ động, tấn công

thụ động, đáp ứng

nhu cầu nhiều hơn, cần nhiều sự giao cấu hơn

Bừa bãi

lựa chọn một người bạn tình

Tình dục= khoái lạc nội tại

=phương tiện đạt mục đích, một cách để dành tình cảm hoặc ơn huệ của người đàn ông?


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Cách giải thích xã hội học?

* những nền văn hóa khác nhau, trong những thời kỳ lịch sử khác nhau thì tập tính tình dục cũng khác nhau. Ví dụ, người da đỏ Zuni ở bắc mỹ chẳng hạn: phụ nữ hùng hổ, còn nam giới thì lại rụt rè trong tình dục, chính đàn ông chứ không phải đàn bà bối rối vào đêm tân hôn...

* Ngày nay, nhận thức và hành vi tình dục đã thay đổi, do đâu? Xã hội thừa nhận nhu cầu duy trì nòi giống [phê phán nghiêm khắc những ngườibán nam, bán nữ, độc thân,], thừa nhận đặc quyền của nam giới trong lĩnh vực tình dục [con trai tình dục mạnh được tán dương, ngược lại con gái bị chê bai, phê phán; Con trai có thể bừa bãi, con giá thì không nên...???]; [thậm chí có nơi điều này được sự ủng hộ của luật pháp [chế độ bảo hiểm, đàn ông phải cưu mang người phụ nữ mình dã cưới hoặc đã ăn nằm như vợ chồng]

Tất cả những điều đó dựng thành một mạng lưới kiểm soát xã hội: con trai chứng tỏ sự trưởng thành bằng thành tích và sự phưu lưu tính dục, con gái thì lại khác, không được mạnh bạo nhưng lại phải học hỏi khả năng hấp dẫn tình dục [quyến rũ].

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2.3. Nghiên cứu xã hội học giới?

* lấy ví dụ về nghiên cứu Cưỡng dâm?

- Không phải là hiện tượng tâm thần., hay rối loạn tâm sinh lý, hay bệnh thái nhân cách.... mà sự cưỡng hiếp có liên quan đến xã hội:

- Ý thức xã hội về tính dục: áp lực xã hội về cái gọi là tính đàn ông và mạnh bạo trong ứng xử với phụ nữ, ngược lại, phụ nữ không bao giờ được phép chủ động, mạnh bạo trong tính dục. Điều này lại được truyền thông củng cố thêm [những mẫu chuyện hài về sự cưỡng hiếp- vì người ta tin rằng, chẳng thể cưỡng hiếp nếu người phụ nữ chống cự]. Vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng, cưỡng hiếp tác động như là hình thức ngấm ngầm của kiểm soát xã hội. Một mặt, nó cưỡng chế phụ nữ luôn phải ý thức được tình, trạng, hoàn cảnh của mình. nếu cô nào tỏ ra không đứng đắn, nguy có cưỡng hiếp sẽ cao [hơp thức hóa việc đáp ứng nhu cầu tình dục của những cô gái chủ động này]. mặt khác,

điều đó nhắc nhở người phụ nữ phải biết học hỏi những cách thức để cách ly với những mối nguy cơ bị hiếp dâm: Những hình thức cảnh giác này gần như đã trở thành :bản chất thứ hai của nữ giới- đó là văn hóa giới: cách ăn mặc, cười nói trước đàn ông, cách xưng hô [ở ta rất quan trọng], chú ý nơi phải đến [tránh những quán ăn, quán rượu đông đàn ông tụ tập, tránh đi dạo một mình ban đêm. tránh chuyện trò hoặc đi nhờ xe của người lạ...Bổ sung cho văn hóa đó là chú ý tranh thủ sự che chở của người đàn ông thân thiết [cha, chồng, anh, em trai hay bạn trai]

Như vậy, với một sự tự nguyện, người phụ nữ đã hạn chế bớt sự tự do của mình để có thể tối thiểu hóa sự rủi ro bị tấn công về tình dục.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vậy nghiên cứu văn hóa tình dục là nghiên cứu cái cách mà trong đó tính dục của con người được biểu đạt, được kiểm soát về mặt xã hội. Rõ ràng là tính dục với ai? như thế nào? ở đâu? không được quyết định bởi giới tính sinh vật!


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Giải thích về sự phân chia giống?

- Những kiến thức xã hội về sự khác biệt giống qua quá trình xã hội hóa:

+ mong đợi của cha mẹ lúc đứa trẻ còn nhỏ [con gái thì ngoan, sạch sẽ, con trai phải nghịch ngợm]---> cha mẹ ứng xử khác đối với bé trai hay bé gái---> hình thành sự khác biệt ban đầu giữa những đứa trẻ khác giới [cha mẹ sẽ buồn khi đứa con trai của mình bị coi lả ẻo lả, con gái bị coi là nghịch ngợm, cha mẹ thường che chở cho con gái nhiều hơn là con trai....]

+ Trong giáo dục chính thống ở các nhà trường cũng có thiên hướng phân biệt như vậy. Từ đồ chơi, trò chơi, giáo dục hướng nghiệp [hàm ý phân chia lao động], các thầy thường có thái độ trọng thị con trai hơn [thông minh hơn, tin cậy hơn]

+ Truyền thông đại chúng truyền đạt về phụ nữ ở vai trò của họ trong việc nội trợ, gia đình và tính dục. Những nhân vật truyền thông được quảng bá chủ yếu là do sắc đẹp của họ chứ không phải do trí tuệ hay những phẩm chất khác?

+ bản thân ngôn ngữ cũng bao hàm sự phân biệt đó;

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Ngày nay, ưu thế của nam giới càng trở nên phổ biến:

+ Chế độ gia trưởng

+ các mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghãi càng làm cho gay gắt thêm sự phân chia lao động theo giới tính

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3. GIA ĐÌNH


Hôn nhân-Gia đinh-Họ tộc

- Bản chất: sinh học hay đơn vị xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị văn hóa

- Các kiểu gia đình

- Gia dình hạt nhân

- Hôn nhân [xã hội và sinh lý xã hội : yêu dương? tình dục bạo hành....]

- Sinh nở và nuôi dưỡng/ giáo dục

- Những thay đổi trong gia đình và thân tộc ở xã hội hiện đại

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Còn nữa.............

Video liên quan

Chủ Đề