Kinh tế thủy sản là gì năm 2024

Theo bà Hạnh, do đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành thủy sản. Tuy nhiên nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Thủy sản lại rất khó để lọt qua cửa ải tuyển dụng. Nguyên nhân là do chuyên ngành này khó bố trí công việc tại doanh nghiệp.

“Nếu tuyển nhân viên kinh doanh, kế toán thì chúng tôi ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế cho chắc ăn. Còn với ngành thủy sản thì chúng tôi sẽ tuyển ứng viên tốt nghiệp ngành chế chiến thủy sản là phù hợp nhất”, bà Hạnh, chia sẻ.

Theo đó, bà Hạnh kiến nghị nhà trường cần có sự điều chỉnh chương trình đào tạo hoặc tên gọi với chuyên ngành này để phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường thuận lợi khi xin việc.

PGS.TS Dương Duy Đồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết đây là chuyên ngành hẹp, việc thay đổi ngành đào tạo hoặc tên gọi phải xin phép Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, qua ý kiến nhà tuyển dụng nhà trường sẽ xem xét, điều chỉnh lại chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp

Nhu cầu tuyển dụng ngành cơ khí luôn ở mức cao so với các ngành khác. Ảnh: P.Điền

Cùng đó nhiều doanh nghiệp trong chế biến thủy sản, bảo vệ thực vật, nuôi trồng…cho biết họ có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân viên tốt nghiệp ngành chế biến thủy sản, cơ khí, chăn nuôi… nhưng trong quá trình tuyển dụng, ứng viên yêu cầu lương cao trong khi hiểu biết về công việc, chuyên môn chưa đáp ứng, khiến cung cầu có sự chênh lệch.

Đại diện Công ty TNHH một thành viên Kỹ nghệ súc sản Việt Nam [Vissan] thông tin trong năm 2015 công ty mở rộng tiếp nhận sinh viên ngành chế biến thủy sản thực tập, có trả lương. Theo đó những thực tập sinh đạt yêu cầu sẽ được công ty ký hợp đồng làm việc ngay với công ty.

Ngày 26/8, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển để bàn các giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản và chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định [IUU]

Hội nghị cũng trao đổi các nội dung như: Chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao sinh kế và đời sống cho ngư dân; chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi, trồng trên biển nhưng vẫn đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng giá trị kim ngạch hàng năm; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển các khu bảo tồn biển nhằm mang lại giá trị kinh tế và giúp giảm thiểu vấn đề khai thác kiểu tận diệt...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 6.000 tàu cá với khoảng 3.600 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên, trong đó hơn 1.100 tàu từ 15 m trở lên, tham gia sản xuất, khai thác thủy sản trên vùng biển xa và tăng cường sự hiện diện hợp pháp trên các vùng biển, góp phần tích cực tham gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Để thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý, gợi mở để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về biển, trong đó có những lĩnh vực đang còn rất mới như phát triển nuôi biển, chuyển đổi số trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý đội tàu cá, khai thác, chế biến thủy sản…

Các địa phương quyết liệt chống khai thác IUU - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Việc cấu trúc lại ngành thủy sản từ khai thác tài nguyên thiếu bền vững sang phát triển kinh tế thủy sản bền vững, cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng, bảo tồn dựa trên hệ sinh thái gồm quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân là định hướng phù hợp theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Vì vậy các tỉnh, thành phố ven biển cần bám sát định hướng này để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và ngành thủy sản nói riêng phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương có biển cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả để chống khai thác IUU tiến tới mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC; xây dựng một số vùng sản xuất thân thiện với môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi sinh kế từ khai thác thủy sản vùng ven bờ sang nuôi trồng thủy sản trên biển gắn với giao quyền đồng quản lý các diện tích mặt biển cho các tổ chức, cộng đồng, nhân rộng quy mô sản xuất, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái vùng biển; tổ chức sắp xếp lại hoạt động chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị, tạo chuyển biến nhanh, bền vững trong lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản.

"Cần thay đổi tư duy về cảng cá, không nên nặng về không gian kinh tế mà phải nghĩ đến không gian văn hóa, sinh hoạt, đời sống ngư dân để phát triển.

Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để giảm gánh nặng nhà nước về xây dựng cảng, hướng tới mục tiêu lâu dài phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, có tính cạnh tranh cao, "minh bạch-trách nhiệm-bền vững", có kiểm soát, được quản lý theo khuyến nghị của quốc tế nhằm tạo dựng hình ảnh quốc gia có trách nhiệm đối với các vấn đề có tính toàn cầu", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Tại sao nói thủy sản là ngành kinh tế quan trồng?

Ngành thuỷ sản là một trong những lĩnh vực có đóng góp lớn vào GDP [tổng sản phẩm quốc nội] của quốc gia và cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân. Là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, thủy sản đóng góp tiềm năng đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam cũng như dịch vụ logistic toàn cầu.

Thủy sản là gì giải thích ngắn gọn?

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá.

Ngành thủy sản là gì?

“Ngành Nuôi trồng thủy sản là ngành học về nhân giống, nuôi và thu hoạch cá, động vật có vỏ và thực vật thủy sinh trong tất cả các môi trường nước như nước ngọt, nước mặn, nước lợ.”

Ngành thủy sản mang lại lợi ích gì?

Ngành thủy sản bao gồm cả hoạt động khai thác và nuôi trồng các loại hải sản như cá, tôm, cua, sò, ốc, tảo… Ngành thủy sản không chỉ cung cấp nguồn lương thực, dinh dưỡng và thu nhập cho hàng triệu người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, duy trì an ninh lãnh thổ và biển đảo.

Chủ Đề