Lái xe không có bằng bị phạt bao nhiêu

Ngày nay, khi mà việc di chuyển bằng xe ô tô, xe máy đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, thì việc học bằng lái ô tô , xe máy là điều quan trọng. Không chỉ là để đảm bảo có kiến thức , kỹ thuật lái xe an toàn mà còn tránh bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Câu hỏi lái ô tô không có bắng lái bị phạt bao nhiêu? Đi xe máy không có bằng phạt bao nhiêu? là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc.

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP [bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2020] quy định thì mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang theo hoặc không có Giấy phép lái xe [ Bằng lái] như sau:

- Trường hợp người điều khiển xe moto quên không mang bằng lái: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

[Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì có thể được cho phép khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ].

- Trường hợp không có bằng lái :

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Đối với người điều khiển xe ô tô

- Trường hợp quên không mang bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [Trừ trường hợp có bằng lái xe quốc tế nhưng không mang theo bằng lái xe quốc gia].

- Trường hợp không có bằng lái xe thì bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Chú ý rằng, mức phạt trên áp dụng đối với người điều khiển xe là chủ phương tiện vi phạm. Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100 thì phạt cả chủ phương tiện về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông” với mức phạt quy định như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Trên đây là thông tin về hình thức và mức độ xử lý hành chính nếu bạn ra ngoài điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không tuân thủ quy định, không mang theo giấy phép lại xe hoặc không có giấy phép lại xe, rất mong sẽ hữ ích để bạn hiểu và tuân thủ đầy đủ, tránh bị xử phạt đáng tiếc nhé.

Hãy luôn tuân thủ quy định pháp luật về các giấy tờ cần có khi tham gia giao thông và hãy tham gia giao thông một cách văn minh , văn hóa bạn nhé.

Điểm a Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Và Khoản 10 Điều 80 Nghị định này quy định như sau:

Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy tham gia giao thông Người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy. Người đã đủ 18 tuổi nhưng chưa có bằng lái xe thì có được phép điều khiển xe tham gia giao thông không? Nếu lấy xe máy dung tích trên 50 cm3 của người khác tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt thế nào?

Người đủ 18 tuổi nhưng chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy thì bị xử phạt như thế nào; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: Thứ nhất, quy định về điều kiện để điều khiển xe máy Căn cứ vào quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: “Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  1. Đăng ký xe;
  2. Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
  3. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
  4. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.” Theo đó, Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau: “Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
  5. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;” Như vậy, giấy phép lái xe và đủ độ tuổi là hai điều kiện bắt buộc đối với người điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh từ 50cm3 tham gia giao thông. Trong trường hợp, người đã đủ 18 tuổi để điều khiển loại xe máy trên, tuy nhiên người chưa có giấy phép lái xe thì nếu điều khiển xe máy của người khác tham gia giao thông thì đó là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt. Thứ hai, về xử phạt lỗi điều khiển xe máy khi chưa có giấy phép lái xe Căn cứ vào Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định: “Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  6. Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;” Bên cạnh đó, Điểm i Khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định sau: “Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm 1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
  7. Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;” Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Quản trị hệ thống — lúc 14:29:38 ngày 22/11/2019

Uống rượu lái xe máy bị phạt bao nhiêu 2023?

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Lái xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Chủ Đề