Làm kế toán tại nhà cần những gì năm 2024

Nếu bạn chưa hiểu về nghề kế toán phải làm những gì và lộ trình công danh trong nghề hãy tham khảo nhé:

Kế toán nội bộ => 1. Kế toán Thuế chuyên sâu => 2. Kế toán tổng hợp chuyên sâu => 3. Kế toán quản trị => 4. Kế toán trưởng => 5. Giám đốc tài chính

Làm kế toán tại nhà cần những gì năm 2024

Tuyển tập tài liệu tự học kế toán gồm:

  1. Nguyên lý kế toán tại đây: Tài liệu nguyên lý kế toán
  2. Bộ chứng từ thực tế của công ty thương mại: Tổng hợp từ NV1- NV20VinaTrain
  3. Bộ chứng từ thực tế của công ty thương mại: Tổng hợp từ NV 21-NV30
  4. Mẫu sổ nhật ký chung excel: Mẫu sổ nhật ký chung
  5. Thông tư kế toán: Tổng hợp các thông tư về kế toán
  6. Nghị định kế toán: Tổng hơp những nghị định kế toán
  7. Hướng dẫn viết cv xin việc kế toán: Hướng dẫn viết đơn xin việc
  8. Mẫu biều tiền lương: Mẫu biều tiền lương TT133
  9. Mẫu sổ kế toán: Mẫu sổ kế toán TT133
  10. Mẫu biểu kho, tiền tệ…: Mẫu biểu kho, tiền tệ…TT133
  11. Mẫu biểu chứng từ: Mẫu biểu chứng từ TT200
  12. Mẫu sổ kế toán: Mẫu sổ kế toán TT200
  13. Bản cam kết thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho cá nhân chưa đến mức thu nhập chịu thuế TNCN: Giấy ủy quyền QT 08 UQQT-TNCN theo TT 80/2021/TT-BTC
  14. Bản cam kết thuế thu nhập cá nhân áp dụng khi cá nhân nhận thu nhập và ước tính tổng thu nhập trong năm dương lịch chưa đến mức chịu thuế TNCN: Bản cam kết 08/CK-TNCN

II. Phương Pháp Tự Học Kế Toán Cho Người Mới Bắt Đầu

Với người mới bắt đầu chúng tôi khuyên bạn như sau:

Việc đọc hiểu những thông tư nghị định kế toán là không thể vì rất nhiều và khó hiểu thay vào đó bạn hãy làm các nghiệp vụ sau:

  • Cố gắng làm quen và đọc hiểu chứng từ kế toán cơ bản trước: hóa đơn, phiếu thu chi, số nhật ký chung, báo cáo tài chính…
  • Tìm hiểu các định khoản những tài khoản kế toán cơ bản mà ai cũng làm như Đầu 1, Đầu 3, Đầu 6…cái này rất đơn giản nhưng không biết sẽ rất vất vả.
  • Tham khảo tài liệu, tham gia các diễn đàn, blog, nhóm kế toán để học hỏi kinh nghiệm kế toán của những thành viên, tuy nhiên khá mất thời gian và phiền nếu bạn không muốn trên máy liên tục có thông báo thì cân nhắc.
  • Phải thật cẩn thận, và chăm chỉ có tư duy logic chưa nghề nào tính cẩn thận lại được đề cao như công việc kế toán. Bạn sai 1 đồng cũng dãn tới nhiều hệ lụy vì vậy luôn cẩn thận, tuyệt đối không được chủ quan lơ là đó là nguyên tắc không thể thiếu khi làm kế toán.

III. Những Kiến Thức Cần Nắm Được Khi Học Kế Toán

Trước khi tải hệ thống tài liệu kế toán bạn cần biết học những gì:

Kiến thức cần học Hướng dẫn chi tiết

  • Nguyên lý kế toán căn bản Các nguyên tắc kế toán cơ bản, quy định về chứng từ kế toán…

Nguyên tắc xác định giá trị sản phẩm, NVL nhập kho, giá trị sản phẩm, hàng hóa xuất kho, các phương pháp tính giá thành sản phẩm…

Mẫu biểu một số chứng từ kế toán như Phiếu thu, phiếu chi, Báo cáo tài chính….

  • Các phần mềm kế toán cơ bản phải biết khi làm kế toán Hiện tại các công ty thường sử dụng phần mềm: Misa, Fast, Bravo … tuy nhiên, bạn cần biết nền tảng căn bản nhất là excel.

Các nghiệp vụ kế toán phải làm kế toán

  • Hạch toán kế toán chi tiết: Nhập hóa đơn, chứng từ, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Thực hiện các công việc của kế toán tổng hợp: sổ sách kế toán, báo cáo tổng hợp, lập báo cáo tài chính
  • Thực hành kết chuyển số dư
  • Kiết xuất sổ sách, chứng từ ra Excel
  • In báo cáo, in chứng từ
  • Phân tích báo cáo tài chính.
  • Hướng dẫn quyết toán thuế: Các hình thức quyết toán thuế TNCN, TNDN, Thuế môn bài.. Bạn cần biết rõ về công việc của kế toán cần làm trong một năm gồm những gì để định hướng được những việc cần phải học: Công việc kế toán cần làm
    Làm kế toán tại nhà cần những gì năm 2024
    Đào tạo kế toán tổng hợp tại VinaTrain

IV. Lộ Trình Tự Học Kế Toán Cần Biết

Nếu bạn chưa có lộ trình học kế toán nên tham khảo thời khóa biểu hướng dẫn chi tiết từng buổi học nên học gì tại đây:

Phần 1: KIẾN THỨC VỀ NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

BUỔI 1-2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

  • Hệ thống Tài khoản Kế toán theo Chế độ Kế toán hiện hành : Thông tư 200 và Thông tư 133
  • Đối tượng Kế toán: Tài sản và Nguồn vốn
  • Phương trình cân bằng & các mối quan hệ giữa Tài sản & Nguồn vốn

BUỔI 3: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

  • Chứng từ Thu- Chi- Báo có- Báo Nợ- Ủy nhiệm chi- Sec- Kiểm kê quỹ…
  • Hạch toán kế toán về Vốn bằng tiền
  • Thực hành lập chứng từ & vào Sổ quỹ TM, Sổ TGNH

Các nghiệp vụ kế toán kho: Chứng từ Nhập – Xuất kho, Bảng kê Nhập hàng- Xuất hàng, Sổ chi tiết theo dõi nguyên vật liệu- Thành phẩm- Hàng hóa, Thẻ kho. Hạch toán kế toán Kho- Các phương pháp theo dõi hàng tồn kho- Xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. Thực hành Lập chứng từ & Bảng kê báo cáo Nhập xuất tồn kho.

BUỔI 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

  • Chứng từ: Bảng chấm công, Bảng Lương, Sổ lương
  • Cách hạch toán về chi phí lương phải trả, đã trả
  • Thực hành tính lương, các khoản giảm trừ theo lương, thuế TNCN phải trừ và vào sổ sách

BUỔI 5: KẾ TOÁN CHI PHÍ

  • Các chứng từ theo dõi Chi phí phát sinh, Hóa đơn mua vào
  • Hạch toán chi phí tại Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp
  • Xác định giá vốn và chi phí
  • Kế toán công nợ các khoản phải trả, tiền vay…

BUỔI 6: KẾ TOÁN DOANH THU VÀ THU NHẬP

  • Hóa đơn bán hàng và các chứng từ Ghi nhận Doanh thu, Thu nhập
  • Hạch toán Doanh thu và thu nhập khác theo Luật Kế toán và theo Luật thuế
  • Hạch toán Thuế GTGT phải nộp
  • Kế toán công nợ phải thu – Các khoản đầu tư khác

Phần 2: KẾ TOÁN TỔNG HỢP LÊN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BUỔI 1+2: Hệ thống lại Nguyên lý kế toán và hạch toán kế toán

  • Kế toán Tiền và các khoản tương đương Tiền trong doanh nghiệp
  • Chứng từ liên quan đến Tiền: TGNH, Tiền mặt tại quỹ, Hóa đơn mua vào-Bán ra và các khoản chi phí cần thanh toán
  • Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán Vốn bằng tiền & Nhập liệu chứng từ thực tế trên phần mềm Excel

BUỔI 3+4: Kế toán Tài Sản Cố Định

  • Kế toán Công Cụ Dụng Cụ
  • Kế toán Chí Phí Trích trước
  • Chứng từ liên quan đến Tăng- Giảm & theo dõi kiểm kê TSCĐ – CCDC, Trích khấu hao TSCĐ, phân bổ CDCD dùng nhiều lần và Chi phí trả trướ
  • Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán TSCĐ, CCDC, CPTT & Nhập liệu chứng từ thực tế trên phần mềm Excel

BUỔI 5+6: Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

  • Tăng- Giảm Lao động, Hợp đồng lao động và Hệ thống thang lương
  • Phân bổ Tiền lương và Trích -Nộp- Thu BHXH theo chế độ hiện hành
  • Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán Tiền lương, các khoản trích theo Lương & Nhập liệu chứng từ thực tế trên phần mềm Excel

BUỔI 7: Kế toán hàng tồn kho

  • Theo dõi Tăng- Giảm- Kiểm kê Hàng tồn kho
  • Theo dõi Hàng xuất cho sản xuất, Hàng gởi đi bán, Xác định Hàng đã tiêu thụ, Xác định Giá trị hàng Nhập – Xuất kho
  • Các nghiệp vụ liên quan lưu ý cần biết
  • Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán Hàng tồn kho & Nhập liệu chứng từ thực tế trên phần mềm Excel

BUỔI 8+9: Kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Doanh thu hoạt động tài chính + Chi phí tài chính
  • Các khoản thu nhập khác + Chi phí khác

BUỔI 10+11: Kế toán các khoản chi phí liên quan SXKD trong kỳ

  • Tập hợp chi phí SX và tính Giá vốn
  • Các bút toán tập hợp và phân bổ chi phí cuối kỳ
  • Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
  • Thực hành các nghiệp vụ tổng hợp & kết chuyển- Khóa sổ trên phần mềm Excel

BUỔI 12: Hệ thống các nghiệp vụ kế toán cuối kỳ theo từng loại hình doanh nghiệp

  • Những lưu ý và công việc phát sinh của kế toán tổng hợp vào cuối kỳ
  • Hướng dân đối chiếu sổ kế toán chi tiết, Sổ cái
  • Thực hành đối chiếu Nhật ký chung & đối chiếu các sổ trên phần mềm Excel

BUỔI 13: Giới thiệu và hướng dẫn Cài đặt Phần mềm Misa

  • Các phần hành kế toán trên PM Misa
  • Hướng dẫn khai báo Danh mục và số dư đầu kỳ các tài khoản và PM Misa
  • Hoàn thiện những nghiệp vụ đặc thù ở các loại hình DN khác
  • Hoàn thiện phần nhập liệu vào PM Excel
  • Lập Báo Cáo Tài Chính trên Excel
  • Đối chiếu Bảng cân đối số phát sinh

BUỔI 14+15+16: Lâp bảng cân đối kế toán

  • Lập Kết quả hoạt động kinh doanh
  • Lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
  • Lập Thuyết Minh báo cáo tài chính
  • Các kiểu BCTC thực tế tại DN của HV
  • Nhập liệu Chứng từ Mua hàng vào PM Misa

Phần 3: KẾ TOÁN THUẾ VÀ NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN

BUỔI 1: Thời hạn nộp các loại Báo cáo Thuế

  • Các bước khai thuế khi thành lập ban đầu
  • Lệ phí Môn bài
  • Hóa đơn điện tử & Cách kiểm tra Hóa đơn Hợp lý, hợp lệ, hợp pháp
  • Thông báo phát hành hóa đơn
  • Tra cứu thông tin Hóa đơn, thông tin doanh nghiệp, MST
  • Cài đặt phần mềm kê khai thuế HTKK
  • Thực hành nhập liêụ chứng từ thanh toán tiền mặt, TGNH vào PM Misa

BUỔI 2: Chính sách thuế Giá Trị Gia Tăng

  • Kê khai thuế GTGT (Khấu trừ, Trực tiếp, Vãng lai, Hoàn thuế)
  • Thực hành kê khai thuế GTGT trên PM HTKK
  • Thực hành Nộp tờ khai thuế GTGT & nộp thuế điện tử qua mạng
  • Thực hành nhập liệu chứng từ Bán hàng trên PM Misa

BUỔI 3+4: Chính sách thuế Thu Nhập Cá Nhân

  • Đăng ký MST CN, đăng ký giảm trừ gia cảnh
  • Kê khai thuế TNCN theo kỳ, Quyết toán năm
  • Cách tính và kê khai thuế TNCN
  • Thực hành kê khai thuế TNCN trên phầm mềm HTKK
  • Thực hành Nộp tờ khai thuế TNCN& nộp thuế điện tử qua mạng
  • Thực hành các bút toán tổng hợp trên PM Misa

BUỔI 5+6: Chính sách thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

  • Hướng dẫn xác định định thuế TNDN (hiện hành, hoãn lại)
  • Các khoản được và không được trừ khi Quyết toán thuế TNDN
  • Kết chuyển Lổ và các điều cần lưu ý khi xác định thuế TNDN
  • Xác định & nộp Thuế TNDN tạm tính hàng quý
  • Quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK
  • Thực hành Nộp tờ khai thuế TNDN & nộp thuế điện tử qua mạng
  • Thực hành Khóa sổ trên PM Misa

BUỔI 7: Lập Báo cáo tài chính trên PM Misa

  • Các vấn đề khác biệt giữa Chế độ kế toán và Luật Thuế hiện hành

Với kinh nghiệm đào tạo thực tế, đã chia sẻ kiến thức nghiệp vụ cho nhiều thế hệ học viên các khóa học online và trực tiếp. VinaTrain gửi tới bạn một số lưu ý khi tự học kế toán như sau:

Kế toán có mức lương bao nhiêu?

Cụ thể, mức lương lương kế toán mới ra trường và mức lương đối với những nhân viên kế toán có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm sẽ từ 10 – 15 triệu đồng. Ngoài ra, đối với những người có trên 3 năm kinh nghiệm thì công ty có thể đề ra mức lương từ 15 – 25 triệu đồng.

Kế toán Nhà nước cần làm những gì?

Kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) là người trực tiếp thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin tài chính một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; tình hình thu, chi NSNN; tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; các ...

Ngành kế toán làm việc ở đâu?

Trong các công ty và tổ chức, kế toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý. Họ có thể làm việc trong mọi ngành công nghiệp, từ các công ty tài chính, công nghệ, sản xuất đến các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ.

Kế toán cần phải biết những gì?

Kỹ năng cần có để trở thành kế toán.

Kiến thức chuyên môn về kế toán và tài chính..

Kỹ năng phân tích và đánh giá.

Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán..

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm..

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng tư duy logic..

Kỹ năng quản lý thời gian..

Tính cẩn thận và tỉ mỉ.