Làm thế nào để khử mùi mồ hôi

Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường của cơ thể. Và với những người có mùi mồ hôi nặng thì đây lại nỗi ám ảnh không chỉ với ‘khổ chủ’ mà còn với những người xung quanh.

Trên cơ thể con người có khoảng 4 triệu tuyến mồ hôi. Tập trung ở trán, lòng bàn tay, bàn chân, lưng, bụng và nách. Chúng tiết ra hai loại mồ hôi: mồ hôi thường và mồ hôi dầu.

  • Mồ hôi thường: Do các tuyến eccrine tiết ra. Trong đó, 98-99% là nước, ngoài ra còn có các chất vô cơ và hữu cơ dạng hòa tan như muối khoáng, axit lactic, urê. Loại mồ hôi này có tác dụng làm mát cơ thể, tập trung chủ yếu trong lòng bàn chân, bàn tay, trán và nách.

  • #### Mồ hôi dầu: Do tuyến apocrine tiết ra, tập trung chủ yếu ở đầu, nách, bộ phận sinh dục và núm vú. Tuyến này sản xuất ra một chất dịch lỏng bao gồm chất béo và các protein, có màu vàng nhạt, nhờn dính.

Thông thường, cơ thể tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Cùng vận động cường độ mạnh hay trạng thái căng thẳng suy nhược, âu lo…

Mồ hôi nặng mùi – nguyên nhân vì sao?

Đa số ai cũng mùi đặc trưng của cơ thể, với nhiều người, đó có thể là mùi mồ hôi hoặc mùi hôi chân, hôi nách… Và cơ thể nặng mùi chính là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai. Đặc biệt là trong thời tiết nóng nực khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Theo các bác sĩ, mồ hôi nặng mùi phát sinh từ quá trình vi khuẩn phân hủy các chất trong dung dịch cơ thể. Khi mồ hôi được tiết ra nhiều. Đồng thời, dính trên da quá lâu sẽ tạo điều kiện có các loại vi khuẩn như staphylococcus hominis sinh sôi và phá vỡ các protein, gây ra mùi khó chịu.

Ngoài ra, tình trạng mồ hôi cơ thể nặng mùi và tiết ra nhiều [tăng tiết mồ hôi – hyperhidrosis] có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim, tiểu đường, cường giáp hay rối loạn lo âu. Tình trạng tăng tiết mồ hôi được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát.

  • Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Là một tình trạng bệnh lý và thường không rõ nguyên nhân. Dạng hyperhidrosis này thường xảy ra ở một số khu vực nhất định của cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân, nách, đầu, trán.
  • Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Đây là tình trạng bệnh lý có liên quan đến tuyến giáp hay do tác dụng phụ của thuốc. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường xuất hiện ở những khu lực lớn hơn của cơ thể.

Những yếu tố có thể gây ra nặng mùi cơ thể

Một số những thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng có thể khiến cho mồ hôi nặng mùi mà bạn không hề hay biết. Chẳng hạn như:

  • Một số loại thực phẩm

Tỏi và hành tây là những gia vị khá quen thuộc với người Việt để giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có mùi hôi thì tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm này.

Những thực phẩm có mùi mạnh như hành lá, hành tây hoặc tỏi khi đi qua hệ tiêu hóa dạ dày sẽ tạo ra khí lưu huỳnh. Loại khí này khi tới ruột già sẽ được hấp thu vào máu và tỏa ra mùi thông qua các lỗ chân lông. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn đổ mồ hôi. Dẫn đến việc cơ thể sẽ có mùi nồng hơn rất nhiều.

  • Xà phòng diệt khuẩn

Nhiều người có thói quen sử dụng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mùi cơ thể. Đặc biệt là ở vùng nách hay “vùng nhạy cảm”… Nhưng thực tế chứng minh điều đó không hề làm giảm bớt mùi cơ thể. Mà còn có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể nặng mùi hơn. Xà phòng có chất diệt khuẩn nên dễ làm cho da bị khô. Từ đó cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi và mùi hôi cơ thể chỉ có tăng chứ không có dấu hiệu giảm.

  • Tinh thần căng thẳng

Khi lo lắng, cơ thể sẽ sản sinh cortisol. Một loại hormone có khả năng kích thích tuyến mồ hôi sản sinh trên toàn cơ thể. Và tăng cường các vi khuẩn sống trên da. Đó là lý do vì sao khi một người đối mặt với áp lực, căng thẳng, họ thường ra mồ hôi nhiều và có mùi rất “đặc trưng”.

Làm thế nào khi cơ thể có mồ hôi nặng mùi?

Theo các chuyên gia, mỗi trường hợp sẽ có những biện pháp điều trị riêng biệt. Để loại bỏ mùi hôi, bạn có thể áp dụng những cách như vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng thuốc khử mùi. Đồng thời, bạn cần giặt và bảo quản quần áo sạch đúng cách. Tránh mặc một bộ quần áo trong nhiều ngày.

Những trường hợp mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Các bác sĩ có thể giúp cải thiện tình trạng bằng các biện pháp như: dùng thuốc chống tiết mồ hôi, điện li, tiêm thuốc…. Người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát cần phải được điều trị căn nguyên gây bệnh.

Bạn đang tìm cách nhanh chóng và dễ dàng để đối phó với mùi cơ thể? Dưới đây, Boldsky sẽ mách bạn một số mẹo có thể làm để giảm tiết mồ hôi và mùi cơ thể của bạn.

1.Giữ cho mình sạch sẽ và tươi mới

Tắm ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn trên da. Bản thân mồ hôi không có mùi. Tuy nhiên, khi vi khuẩn trên da của bạn trộn lẫn với mồ hôi, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và gây ra mùi hôi thối. Rửa kỹ, đặc biệt là ở những nơi bạn đổ mồ hôi sẽ giúp làm giảm mùi cơ thể của bạn.

Biết cách kiểm soát và làm giảm mùi cơ thể sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn. Ảnh: Boldsky

2. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn

Nếu bạn rửa kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn, bạn có thể loại bỏ một số vi khuẩn, giúp khử mùi hôi. Hãy tìm những loại xà phòng có tác dụng kháng khuẩn được ghi trên bao bì.

3. Lau khô người

Sau khi tắm xong, hãy lau khô người thật kỹ, chú ý đến những vùng mà bạn đổ nhiều mồ hôi. Bạn nên giữ da khô thoáng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi cơ thể.

4. Sử dụng chất chống mồ hôi công nghiệp

Bôi chất chống mồ hôi mạnh lên vùng da dưới cánh tay của bạn ngay sau khi bạn sạch và khô. Chúng chứa nhôm clorua, một chất hóa học giúp giữ mồ hôi và khử mùi.

Bạn nên sử dụng nó 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Hãy ưu tiên tìm kiếm chất chống mồ hôi có thể lưu giữ trong thời gian lâu thay vì có tác dụng mạnh.

Đừng để mùi cơ thể làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ giao tiếp xung quanh bạn. Ảnh: Boldsky

5. Sử dụng chất khử mùi probiotic

Những tác dụng của men vi sinh không chỉ tốt cho đường ruột mà còn có lợi cho làn da của bạn. Probiotics là vi khuẩn tốt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Để loại bỏ mùi cơ thể, điều quan trọng là phải duy trì một môi trường hài hòa. Bạn có thể mua chất khử mùi probiotic tại hiệu thuốc hoặc các cửa hàng tạp hóa.

6. Giữ quần áo của bạn sạch sẽ

Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, hãy thay quần áo thường xuyên. Quần áo mới giúp giữ mùi cơ thể. Thay tất của bạn, đặc biệt nếu bạn có xu hướng có mùi hôi chân. Thay lót giày thường xuyên, sử dụng bột khử mùi trong giày và đi chân trần bất cứ khi nào có thể.

7. Loại bỏ một số loại thực phẩm và đồ uống

Mùi cơ thể của bạn bị ảnh hưởng bởi những gì bạn ăn. Thực phẩm có xu hướng khiến bạn đổ mồ hôi, chẳng hạn như ớt cay hoặc các thực phẩm cay khác đều có thể góp phần gây ra mùi cơ thể.

Chủ Đề