Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024

Với thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì phần lớn, các thiết bị điện tử đều được kết nối với Internet. Và hệ thống mạng LAN là một những phương thức giúp các thiết bị văn phòng có thể kết nối được với Internet một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bất kể doanh nghiệp có quy mô hoạt động như thế nào cũng đều cần một hệ thống mạng LAN giúp truy cập mạng để phục vụ tốt cho công việc. Mô hình mạng nội bộ được xem là “xương sống” giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru, dễ dàng bảo trì, nâng cấp và có tính bảo mật cao. Vậy bạn đã biết gì về hệ thống mạng LAN nội bộ chưa? Hãy cùng ATALINK tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024

1. Mạng LAN là gì? Cách thức hoạt động của mạng LAN

Mạng LAN được viết tắt trong tiếng Anh là Local Area Network. Có thể được tạm dịch ra là hệ thống mạng máy tính nội bộ. Hệ thống này cho phép người dùng kết nối các thiết bị, máy móc văn phòng với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu. Mạng LAN được vận hành trong một không gian hẹp và kết nối với nhau bằng sợi cáp LAN. Chính vì vậy mà hệ thống mạng LAN chỉ thường dùng trong những không gian làm việc có phạm vi giới hạn.

2. Vai trò và lợi ích của Mạng LAN kết nối máy tính

Thông qua các thiết bị mạng và dây cáp mà hệ thống mạng LAN có thể kết nối các thiết bị văn phòng như laptop, máy tính, máy in, … với nhau. Hệ thống mạng LAN được thiết kế rất khoa học và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo tốc độ Internet hoạt động nhanh chóng và ổn định cho hàng chục, hàng trăm thiết bị máy móc văn phòng vận hành cùng lúc. Nhờ vậy mà trong cùng một không gian làm việc, hệ thống mạng LAN có thể giúp nhiều người dùng dễ dàng thực hiện các tác vụ như:

  • Tra cứu, tìm hiểu và trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua các nền tảng Internet một cách nhanh chóng
  • Chia sẻ các tập tin, dữ liệu nội bộ với nhau
  • Sao chép hoặc chỉnh sửa các tập tin, dữ liệu trên máy tính khác một cách đơn giản như đang thực hiện trên máy tính của chính mình
  • Khi kết nối mạng, có thể dễ dàng sử dụng chung với các thiết bị ngoại vi như: máy scan, máy in, máy photocopy, máy fax, …

3. Cụm từ Cổng mạng LAN (RJ45)

Cổng mạng LAN RJ45 (được viết tắt của từ Registered Jack 45) là một loại dây cáp giúp kết nối các thiết bị như: laptop, máy tính, tivi, … với modem mạng thông qua cổng Ethernet nhằm đảm bảo các thiết bị này có thể truy cập Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024
Cáp mạng LAN Ugreen RJ45 Cat6

Nguồn: https://www.ugreen.com/

3.1. Cấu tạo

Cổng mạng LAN RJ45 có cấu tạo bao gồm 2 thành phần chính là dây mạng và hạt mạng.

  • Dây mạng: Là loại dây có 8 sợi lõi cáp xoắn với nhau tạo thành 4 cặp màu sắc khác nhau, lần lượt là trắng cam / cam, trắng xanh lá / xanh lá, trắng xanh dương / xanh dương, trắng nâu / nâu.
  • Hạt mạng: Là thiết bị nằm ở hai đầu của cổng mạng LAN RJ45, có các khe cắm làm từ đồng với khe hình chữ nhật, thực hiện nhiệm vụ kết nối một đầu dây cáp với laptop, máy tính, … và đầu còn lại được kết nối với modem mạng.

3.2. Ứng dụng

Các dây cáp RJ45 thường được sử dụng trong hệ thống mạng LAN nhằm giúp các máy tính ở gần nhau có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau trong công việc.

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024

Ngoài ra, RJ45 còn giúp các thiết bị điện tử thông minh được sử dụng riêng lẻ như: laptop, máy tính, máy in, tivi, … truy cập được Internet bằng cách kết nối với modem mạng thông qua dây cáp RJ45 của hệ thống mạng LAN.

4. Các loại kết nối Mạng LAN nội bộ

Thiết bị mạng LAN có thể kết nối với nhau thông qua sợi dây cáp mạng tạo thành một mạng lưới rộng lớn thường được gọi là WAN (wide area network). Để có thể giao tiếp được với nhau, người ta thường dùng đến một hoặc một vài bộ phát wifi (router) để kết nối giữa các thiết bị.

Bên cạnh đó, mạng LAN cũng có thể được kết nối không dây bằng cổng kết nối. Với loại kết nối này, người ta thường gọi chung là WLAN hoặc gọi đơn giản là wifi.

5. Một số thiết bị mạng cơ bản để kết nối mạng LAN

5.1. Yêu cầu để tạo kết nối mạng LAN trong nội bộ

Trước khi tạo mạng LAN, tất cả các thiết bị đều phải chắc chắn đã được tích hợp sẵn card mạng NIC. Đây là một bộ thu phát tín hiệu cho các thiết bị muốn kết nối mạng LAN. Thông thường, card này sẽ được tích hợp sẵn trong máy tính, laptop, … Bên cạnh đó, để tạo được mạng LAN nội bộ thì cần trang một thiết bị để làm máy chủ cùng một số thiết bị hỗ trợ kết nối khác và các máy khách.

5.2. Các thiết bị cơ bản để kết nối mạng LAN

  • NIC

NIC là một bảng mạch có khả năng truyền thông cho mạng cho máy tính. Thiết bị này còn được gọi là bộ thích nghi mạng LAN, nó được cắm vào trong một khe của mạch chính và cung cấp một giao tiếp để kết nối với môi trường mạng. NIC chịu trách nhiệm trong việc chuyển đổi tín hiệu máy tính thành tín hiệu các phương truyền dẫn và ngược lại. Đồng thời, thiết bị này cũng gửi, nhận và kiểm soát luồng dữ liệu được truyền.

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024
Thiết bị card mạng NIC của Tp-link

Nguồn: https://www.tp-link.com/vn

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024

  • Repeater

Đây là thiết bị có khả năng khuếch đại, giúp cho tín hiệu được truyền đi xa và ổn định hơn. Nguyên lý hoạt động của repeater là giúp cho những tín hiệu vật lý ở đầu vào được khuếch đại. Nhờ vậy, sóng wifi sẽ có được đường truyền mạnh và đi đến được các thiết bị nằm cách xa modem wifi. Vậy nên, nếu người dùng sử dụng máy tính trong một không gian rộng và muốn có tốc độ truy cập internet ổn định thì nên chọn thiết bị này cho hệ thống mạng LAN.

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024
Repeater mở rộng sóng TOTOLINK

Nguồn: https://www.totolink.vn/

  • Switch

Switch giống như một bridge có nhiều cổng có khả năng kết nối nhiều segment lại với nhau. Thiết bị này có hai chức năng chính đó là xây dựng các bảng switch và chuyển khung dữ liệu từ nguồn đến đích. So với repeater thì switch hoạt động ở tốc độ cao hơn và có khả năng cung cấp nhiều chức năng hơn cho mạng LAN ảo.

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024
PoE Switch của Tenda

Nguồn: https://www.tendacn.com/vn

  • Hub

Hub là thiết bị được ví như repeater nhiều cổng có chức năng truyền tín hiệu đến nhiều vị trí khác nhau. Hiện nay trên thị trường có hai loại hub phổ biến đó là active hub và smart hub. Mỗi loại đều có đặc điểm và tính năng riêng để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng mạng LAN. Ví dụ, action hub có khả năng khuếch đại tín hiệu, nhờ vậy tốc độ truyền được diễn ra ổn định hơn. Còn smart hub bên cạnh những tính năng như action hub, nó còn có khả năng tự động dò lỗi trên mạng.

  • Bridge

Trong mô hình OSI, bridge nằm ở lớp thứ hai và có chức năng kết nối hai mạng ethernet với nhau để tạo thành một mạng lớn. Nghĩa là dù người dùng có sử dụng nhiều hệ thống mạng LAN hoặc mạng khác nhau nhưng chỉ cần có bridge thì vẫn có thể dễ dàng trao đổi tín hiệu. Bên cạnh đó, thiết bị này còn có khả năng cùng lúc xử lý nhiều luồng thông tin từ các mạng khác nhau.

  • Gateway

Gateway là thiết bị mạng có chức năng kết nối các máy tính với nhau dù chúng không sử dụng chung một giao thức. Ví dụ , thiết bị này có thể kết nối máy tính sử dụng giao thức SNA với máy tính sử dụng giao thức IP, IPX, …

6. Các kiểu (Topology) và mô hình mạng LAN cơ bản

Topology là cách bố trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường, mô hình mạng LAN có 3 dạng cấu trúc cơ bản đó là: Mạng dạng hình sao, mạng dạng vòng và mạng dạng tuyến. Ngoài 3 dạng mô hình cơ bản kể trên còn có một số dạng mạng LAN khác như mạng dạng cây, mạng dạng hình sao – vòng, mạng hỗn hợp, v.v …

Lan 1 lan 2 lan 3 lan 4 là gì năm 2024

  • Mạng LAN hình sao (star topology)

Mô hình mạng LAN này gồm có một trung tâm và các nút thông tin. Trong đó, các nút thông tin ở đây có thể là các máy tính trạm đầu cuối hoặc các thiết bị khác của mạng. Còn trung tâm mạng LAN sẽ có các chức năng cơ bản như: xác định cặp địa chỉ gửi và nhận, theo dõi và xử lý lỗi sai trong quá trình trao đổi thông tin, thông báo trạng thái của mạng.

  • Mạng LAN dạng vòng (ring topology)

Mô hình mạng LAN này được bố trí theo dạng vòng xoay. Các đường dây cáp sẽ được thiết kế với nhau thành một vòng khép kín và tín hiệu mạng sẽ chạy theo một chiều. Đối với mạng LAN dạng vòng, dữ liệu truyền đi cần có địa chỉ cụ thể của trạm tiếp nhận.

  • Mạng LAN dạng tuyến (bus topology)

Mô hình mạng LAN dạng tuyến có máy chủ và tất cả các máy tính khác hoặc các nút được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tin tín hiệu và đều sử dụng chung một đường dây. Một thiết bị gọi là terminator sẽ bọc hai đầu dây cáp lại với nhau. Các tín hiệu và gói dữ liệu khi di chuyển lên hoặc xuống đều sẽ mang theo địa chỉ của nơi đến.

7. Tổng kết

Qua bài chia sẻ trên, ATALINK đã đưa ra một số thông tin cần biết về hệ thống mạng LAN nội bộ và cách kết nối đơn giản, nhanh chóng. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của mạng LAN và chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Khi mua các loại thiết bị để kết nối mạng, bạn nên cân nhắc và chọn mua tại những địa điểm đáng tin cậy. Việc chọn đơn vị cung cấp các thiết bị kết nối hệ thống mạng LAN rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến tính ổn định của đường truyền và tuổi thọ sử dụng có lâu dài hay không. Khi chọn mua hàng chính hãng, chúng sẽ vận hành êm ái với tuổi thọ cao hơn mà không tốn quá nhiều chi phí để sửa chữa và bảo dưỡng.

Với nhu cầu sử dụng hệ thống mạng LAN ngày một nhiều nên trên thị trường hiện nay có không ít đơn vị cung cấp thiết bị mạng lắp đặt cho hệ thống này. Trong số đó, ATALINK là địa điểm được nhiều khách hàng doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn và sử dụng.

Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK là đơn vị kết nối nhiều nhà cung cấp với hàng nghìn khách hàng doanh nghiệp, kinh doanh các sản phẩm chính hãng và đảm bảo chất lượng đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng doanh nghiệp trải nghiệm mua sắm tốt nhất và với chi phí tối ưu nhất.