Lập bảng so sánh các yếu tố kinh tế xã hội của bắc Phi và trung Phi

Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi.

Lý thuyết các khu vực châu Phi Địa lí 7

1. Khu vực Bắc Phi

a. Khái quát tự nhiên

Đặc điểm

Phía Bắc Bắc Phi

Phía Nam Bắc Phi

Địa hình

Núi trẻ Atlat, đồng bằng ven Địa Trung Hải.

Hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới.

Khí hậu

Địa Trung Hải [mưa nhiều].

Nhiệt đới rất khô, nóng, lượng mưa không quá 50 mm.

Thảm thực vật

Rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió, vào sâu trong nội địa là xavan, cây bụi.

Rừng xavan cây bụi, thưa thớt, cằn cỗi. Trong ốc đảo cây cối xanh tốt, chủ yếu là chà là.

=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.

b. Khái quát kinh tế - xã hội

- Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo Hồi.

- Các nước Địa Trung Hải:

+ Lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.

+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,...

- Các nước thuộc Xa-ha-ra:

+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác, chế biến dầu mỏ.

+ Trồng các loại cây: lạc, bông, ngô...

2. Khu vực Trung Phi

a. Khái quát tự nhiên

Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông

Đặc điểm

Phía Tây Trung Phi

Phía Đông Trung Phi

Địa hình

Chủ yếu là các bồn địa.

Có các sơn nguyên và hồ kiến tạo.

Khí hậu

Xích đạo ẩm và nhiệt đới.

Gió mùa xích đạo.

Thảm thực vật

Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van.

Rừng rậm trên sườn đón gió, xa van công viên trên cao nguyên.

b. Khái quát kinh tế – xã hội

- Dân cư: khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrôit, tín ngưỡng đa dạng.

- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.

- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.

3. Khu vực Nam Phi

a. Khái quát tự nhiên

- Địa hình: đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1000 m, nâng cao ở phía đông nam [cao nhất là dãy Đrê-ken-béc trên 3000 m], thấp trũng ở giữa [bồn địa Ca-la-ha-ri].

- Khí hậu:

+ Phần lớn Nam Phi có khí hậu nhiệt đới nhưng ấm và dịu hơn Bắc Phi.

+ Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.

- Thảm thực vật thay đổi từ Đông – Tây theo sự thay đổi của lượng mưa: rừng nhiệt đới sang rừng thưa và xavan.

b. Khái quát kinh tế- xã hội

- Dân cư gồm nhiều chủng tộc: Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và người lai.

- Tôn giáo chủ yếu: đạo Thiên Chúa.

- Trước đây, cộng hòa Nam Phi có chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề bậc nhất thế giới.

- Kinh tế phát triển không đồng đều, phát triển nhất ở Cộng hòa Nam Phi.

- Kinh tế Nam Phi:

+ Công nghiệp: các ngành chủ đạo gồm khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất....; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vàng, uranium, kim cương, crôm,...;

+ Nông nghiệp: trồng các loại hoa quả cận nhiệt đới, ngô...

Loigiaihay.com

  • Bài 1 trang 104 sgk địa lí 7

    Bài 1. Lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía tây và phần phía đông của khu vực Trung Phi.

  • Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 104 SGK Địa lí 7

    Nêu sự khác biệt về kinh tế của khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi.

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 104 SGK Địa lí 7

    Lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía tây và phần phía đông của khu vực Trung Phi.

  • Các khu Vực địa hình Bắc Mĩ

    Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

  • Bài 2 trang 115 sgk địa lí 7

    Bài 2. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Vị trí
    • 2.1 Địa hình
  • 3 Khoáng sản
  • 4 Khí hậu
  • 5 Lịch sử
    • 5.1 Châu Phi tiền thuộc địa
    • 5.2 Châu Phi thuộc địa
    • 5.3 Châu Phi hậu thuộc địa
  • 6 Kinh tế
  • 7 Dân cư
  • 8 Ngôn ngữ
  • 9 Văn hóa
  • 10 Tôn giáo
  • 11 Các quốc gia độc lập
  • 12 Các lãnh thổ ngoại vi
  • 13 Tên các nước thuộc Châu Phi theo vần Anphabet
  • 14 Lãnh thổ đang tranh cãi
  • 15 Chú thích
  • 16 Xem thêm
  • 17 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Bản đồ thế giới chỉ ra châu Phi về mặt địa lý

Tên gọi trong tiếng Việt của châu Phi bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung "非洲" [âm Hán Việt: Phi châu]. Chữ "Phi" 非 trong "Phi châu" 非洲 là gọi tắt c "Phi Lợi Gia" 阿非利加.[1][2] "A Phi Lợi Gia" [阿非利加 - "Ā fēi lì jiā"] là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha "África".[3]

Từ "África" trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh "Africa".[3]

Tên gọi Africa được người châu Âu sử dụng thông qua người La Mã cổ đại, là những người sử dụng tên gọi Africa terra - "vùng đất Afri" [số nhiều, hay "Afer" ở dạng số ít] - để chỉ phần miền bắc của châu lục này, như là tỉnh Africa với thủ đô của nó là Carthage, tương ứng với Tunisia ngày nay.

Nguồn gốc của Afer có thể có từ:

  • Trong tiếng Phoenicia `afar - tức là "bụi";
  • Afri, một bộ lạc - có thể là Berber - là những người sống ở Bắc Phi trong khu vực Carthage;
  • Trong tiếng Hy Lạp từ aphrike có nghĩa là "không có lạnh" [xem thêm Danh sách các tên gọi khu vực truyền thống của người Hy Lạp];
  • hoặc từ chữ aprica trong tiếng Latinh có nghĩa là "có nhiều nắng".

Nhà sử học Leo Africanus [1495-1554] cho là nguồn gốc của từ phrike có nghĩa là "lạnh và sự khiếp sợ" trong tiếng Hy Lạp khi tổ hợp với tiền tố phủ định a-, có nghĩa là vùng đất không có lạnh và sự khủng khiếp. Nhưng sự thay đổi của âm từ ph sang f trong tiếng Hy Lạp có thể chỉ có từ thế kỷ I, vì thế trên thực tế nó khó có thể là nguyên gốc của tên gọi.

Ai Cập đã từng được những người cổ đại coi như là một phần của châu Á, và lần đầu tiên nó được gắn với châu Phi nhờ công của nhà địa lý Ptolemy [85-165] là người đã chấp nhận Alexandria như là kinh tuyến gốc và coi kênh đào Suez và Hồng Hải như là ranh giới giữa châu Á và châu Phi. Khi người châu Âu có thể hiểu ra quy mô thực sự của châu lục này thì ý tưởng về Africa cũng đã được mở rộng cùng với hiểu biết của họ.

Video liên quan

Chủ Đề