Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu năm 2024

Việc lắp đặt, sử dụng đèn trợ sáng không đúng thiết kế của nhà sản xuất là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Thực tế khi sản xuất xe, các nhà sản xuất đã xem xét kỹ lưỡng các tính năng cũng như số lượng đèn được gắn trên xe để phù hợp với việc chiếu sáng. Việc tự ý gắn thêm đèn trợ sáng cho xe có thể khiến người đi đường bị chói, lóa, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Đồng thời, Khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Theo đó, việc lắp đặt, sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, việc tự ý lắp thêm đèn trợ sáng cho xe là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.

Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu năm 2024
Tự ý lắp thêm đèn trợ sáng cho xe, chủ xe có thể bị xử phạt lỗi vi phạm giao thông đường bộ. Ảnh: LĐO

Các mức xử phạt lỗi lắp thêm đèn trợ sáng cho xe:

- Với xe máy, Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

+ Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

- Với ôtô, việc tự lắp thêm đèn trợ sáng cho ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện tham gia giao thông được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019, cụ thể: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.

Đồng thời, người điều khiển ôtô trong trường hợp này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Đèn trợ sáng là một thứ không thể thiếu cho anh em khi đi con đường tối mà đèn zin thì quá yếu, khiến ae nhìn đường không rõ, rất nguy hiểm

Nó cũng k thể thiếu với những anh em muốn có một chuyến tour đêm an toàn

Vì cho ánh sáng rất mạnh nên nếu không biết cách sử dụng anh em có thể gây ảnh hưởng đến người khác và còn gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.

Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu năm 2024

Đèn trợ sáng l4x lắp lắp winnerX

1. Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu ?

Căn cứ theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.”

\=>> Như vậy khi bật đèn trợ sáng để chiếu thêm sáng có bị phạt không nhỉ ???

Theo mình thì không bị gì nhé, đã có nhiều Video nêu rõ, anh em vào xem Video sau nhé.

Video đối chất thực tế với CSGT về đèn trợ sáng

2. Cách lắp đèn trợ sáng rất nhiều lên xe và không bao giờ bị CSGT phạt

\=>> Theo kinh nghiệm hơn 10 năm đi tour, mình gắn rất nhiều đèn lên xe của mình, nhưng chưa từng bị phạt vì:

Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu năm 2024

2.1 Lắp đèn trợ sáng đúng tiêu chuẩn

  • Chỉnh đèn trợ sáng chiếu xuống thấp, như đèn zin, để người ở phía trược hoặc đối diện k bị ảnh hưởng
  • Lắp đèn trợ gọn gàng, không lộ ra ngoài quá mức, có pat đầy đủ để lắp ở những vị trí trên xe như hốc kèn, dưới chân phuộc, chân gương
  • Nên lắp những loại đèn trợ sáng có nhiệt độ màu hơi vàng vàng, để tránh gây trói mắt người khác và hơn hết là đừng chói mắt CSGT là được :)))

Anh em cứ lắp đèn cho nó như tiêu chuẩn chiếu đèn zin là được

2.2 Bật đèn trợ sáng đúng cách, đúng lúc

Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu năm 2024

lắp và bật đèn trợ sáng quá cao

  • Anh em chỉ nên bật đèn trợ sáng khi đi con đường quá tối, rất khó thấy đường hay có nhiều ổ gà

Còn khi đi đường thành phố có đèn đường cũng đủ tầm nhìn thì anh em nên chỉ bật đèn zin để không ảnh hưởng đến mọi người

Mình bị thổi lại rất nhiều mà chẳng khi nào bị hỏi là do đèn trợ sáng cả, toàn là k xi nhan, rồi lấn làn đường.

Vì không có ai đề ra tiêu chuẩn nào nói là đèn trợ sáng không đúng tiêu chuẩn cả

Chỉ chừng nào anh em đi bật đèn quá cao, trói mắt CSGT quá, rồi khi bị thổi lại thì k có giấy tờ, thì cũng khó

Chứ còn thổi vào mà anh em đầy đủ giấy tờ rồi nói chuyện đàng hoàng thì mấy CSGT chỉ kiểm tra rồi cho đi thôi mà, mình bị quá nhiều lần.

Nói chung anh em cứ bật đèn chiếu thấp thấp, rồi đi bình thường, không ai thổi hoặc phạt anh em làm gì cả đâu nhé.

2.3 Mang giấy tờ xe đầy đủ

Có 1 điều đặc biệt nhất là anh em nên mang theo đầy đủ tất cả giấy tờ nhé

Đây là kinh nghiệm đi đường của mình nha anh em

Khi anh em mang đầy đủ giấy tờ, mấy ông CSGT chỉ kiểm tra giấy tờ rồi cho đi thôi à

Nhưng anh em phải nói chuyện thật nhẹ nhàng tử tế thôi nhé

Không ai làm khó mình đâu.

2.4 Nên đá đèn passing khi cần thiết

Đèn trợ sáng không những dùng để chiếu sáng không mà nó còn giúp anh em có thể xin đường hay cảnh báo nguy hiểm

Tuy vậy không phải cứ có đèn là anh em có thể lạm dụng nó gây ảnh hưởng đến người khác.

Khi muốn xin vượt xe cùng chiều anh em chỉ cần bật đèn xi-nhan hướng muốn vượt sau đó đá đèn 2 cái, cách 3-5 giây sau có thể đá đèn thêm lần nữa, việc làm này sẽ giúp xe trước biết được có xe phía sau và xi-nhan đó chính là tín hiệu xin vượt

Nếu anh em cứ làm như trên thì bác tài nào cũng sẽ vui vẻ nhường đường cho anh em mà thôi.

Đừng đá đèn quá nhiều hay bật đèn pha trong lúc vượt xe vì ánh sáng đèn có thể phản chiếu qua gương gây khó chịu cho xe phía trước kể cả là những xe lớn, đừng hỏi tại sao lúc đó họ lại không nhường đường cho anh em.

Lắp đèn trợ sáng bị phạt bao nhiêu năm 2024

Trường hợp anh em hay gặp khi chạy tour đêm là xe đối diện bật đèn pha làm chói mắt mình, lúc này anh em chỉ cần đá đèn 2 cái sau đó 3-5 giây mà xe đối diện vẫn chưa tắt thì lại đá đèn thêm 1 lần, như vậy xe chạy ngược chiều sẽ biết họ cần chuyển về đèn chiếu gần để không gây chói mắt cho xe khác.

Đừng đá đèn quá nhiều và liên tục vì như vậy sẽ làm xe đối diện hiểu sai

Trường hợp xe đối diện không tắt đèn thì anh em nên chạy sát vào lề đường giảm tốc và chuyển về đèn chiếu gần, đừng cố pha đèn hay đá đèn liên tục cự lại

Sử dụng đèn trợ sáng đúng cách nó sẽ giúp anh em có một chuyến tour đêm an toàn, ngược lại sử dụng sai cách có thể dẫn đến những nguy hiểm cho người khác và cả bản thân mình, lúc này cũng đừng thắc mắc tại sao mình lại bị phạt.

Lắp đèn trợ sáng có bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi lắp đèn trợ sáng thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong các trường hợp sau: - Điều khiển xe có đèn trợ sáng không đúng tiêu chuẩn thiết kế; - Điều khiển xe lắp đèn trợ sáng về phía sau xe. Trân trọng!

Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước phía sau trên nóc dưới gầm một hoặc cả hai bên thành xe theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe…”. Như vậy , theo quy định này thì trường hợp lắp thêm đèn về phía sau xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Độ đèn xe máy bị phạt bao nhiêu?

Đối với xe máy: Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).

Thay đổi kết cấu đèn xe máy phạt bao nhiêu?

Như vậy, tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất lên đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000 đồng với tổ chức. Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, trong trường hợp tổ chức thực hiện cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 02 lần so với cá nhân.