Lập hsmt đánh giá hsdt xd là gì

Theo quy định tại khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về khái niệm hồ sơ đấu thầu cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Như vậy, hồ sơ mời thầu sử dụng cho:

- Hình thức đấu thầu rộng rãi

- Hình thức đấu thầu hạn chế

Theo Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì hồ sơ mời thầu được lập theo các căn cứ sau:

- Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);

- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

- Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.

Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm:

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

- Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Lập hsmt đánh giá hsdt xd là gì

Khi nào lập hồ sơ yêu cầu, khi nào lập hồ sơ mời thầu? Trách nhiệm của tổ chuyên gia khi lập hồ sơ yêu cầu?

Khi nào cần lập hồ sơ yêu cầu?

Đối với quy định về lập hồ sơ yêu cầu thì tại khoản 30 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Theo đó, hồ sơ yêu cầu sử dụng cho:

- Hình thức chỉ định thầu

- Hình thức mua sắm trực tiếp

- Hình thức chào hàng cạnh tranh

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo:

- Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);

- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

- Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu.

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Trách nhiệm của tổ chuyên gia khi lập hồ sơ yêu cầu?

Tại Điều 76 Luật Đấu thầu 2013 quy định rằng:

Trách nhiệm của tổ chuyên gia
1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
5. Bảo lưu ý kiến của mình.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Hiện nay, không có một điều luật cụ thể nào quy định về trách nhiệm khi lập hồ sơ yêu cầu.

Tuy nhiên, Điều 76 Luật Đấu thầu 2013 có những nội dung liên quan tới hồ sơ yêu cầu cụ thể rằng việc lập hồ sơ yêu cầu không phải là trách nhiệm của tổ chuyên gia vì vậy phòng chuyên môn của doanh nghiệp có thể thực hiện việc này và tổ chuyên gia là cơ quan đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm đảm bảo khách quan, công khai, trung thực trong hoạt động đấu thầu.

Tiêu chuẩn đánh giá HSDT e

Thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày, kể từ ngày mở thầu đến ngày bến mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Ký hiệu E

E-HSDT là gì? Theo điểm o khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì E-HSDT là hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng.

Báo cáo đánh giá ế HSDT bao nhiêu ngày?

Thông tư quy định chi tiết về biểu mẫu, thời hạn và cách thức lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng (E- HSDT). Theo đó, thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày và 25 ngày (đối với gói thầu quy mô nhỏ), kể từ ngày mở thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả.

Ai phê duyệt HSMT?

2. Sau khi lập xong E-HSMT, bên mời thầu in E-HSMT trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa nội dung E-HSMT trên Hệ thống và bản E-HSMT mà chủ đầu tư phê duyệt.