Link bài viết bị lỗi wp với woo năm 2024

Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục lỗi bài viết WordPress không hiện hình ảnh và mô tả khi share link lên Facebook cho bạn đọc tham khảo.

Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do website của bạn chưa được tích hợp Facebook Open Graph Meta Data hoặc bots Facebook gặp lỗi trong quá trình thu thập dữ liệu từ liên kết mà bạn muốn chia sẻ [lỗi cache, lỗi kết nối với server…].

Facebook Open Graph là gì?

Facebook Open Graph [hay Facebook Open Graph Protocol] là 1 giao thức dùng để giao tiếp giữa website của bạn với mạng xã hội Facebook. Hay nói cách khác Open Graph chính là cầu nối giúp website của bạn trở thành một phần của mạng xã hội Facebook, từ đó giúp quảng bá website trên Facebook và tương tác mạng xã hội được dễ dàng hơn.

Facebook Open Graph bao gồm một tập hợp các meta tags, giúp bạn định nghĩa nội dung trên website thành dữ liệu có cấu trúc mà bots của Facebook có thể hiểu được. Khi bạn chia sẻ 1 link trên status hoặc Facebook Messenger, nếu website không sử dụng Open Graph thì Facebook chỉ hiển thị link bài viết mà không hiển thị hình ảnh và các thành phần mô tả.

Sử dụng Facebook Open Graph trong WordPress

Với WordPress bạn có thể sử dụng Plugin bên thứ 3 hỗ trợ tích hợp Facebook Open Graph như là Rank Math, Yoast SEO. Và ở bài viết này mình sẽ sử dụng Rank Math để hỗ trợ xử lý lỗi trên.

Bước 1: Cài đặt Rank Math

Không quá cần thiết để sử dụng bản PRO. Với bản miễn phí tại kho Plugin WordPress cũng đã có đầy đủ các tính năng để làm việc rồi.

Bước 2: Cấu hình Rank Math

Để cấu hình Rank Math thì bạn xem qua các bài viết này để thực hiện và cấu hình chuyện nghiệp nhé.

Và đến bước thiết lập Rank Math Default Social Share Image bạn hãy chọn ảnh để hiển thị mặc định khi share nếu bài viết, sản phẩm đó không có ảnh.

Bước 3: Kiểm tra lỗi

Sau khi cài đặt và cấu hình Rank Math thành công. Mình sẽ sử dụng Trình gỡ lỗi chia sẻ của Facebook để bắt đầu kiểm tra và thu thập lại.

  • Tại đây bạn hãy nhập vào link của web và trang vào để kiểm tra. Bạn sẽ thấy phần URL đã tìm nạp và URL chính chỉ hiện thỉ Tiêu đề mà không có ảnh kèm mô tả.

  • Do đó khi share lên Facebook sẽ hiển thị như trên.

Bước 4: Tìm nạp lại nội dung

Khi đã thực hiện xong các bước trên. Bạn vào admin của website sau đó đến các phần bài viết hoặc sản phẩm thực hiện cập nhật lại hình ảnh. Tiếp đến bạn di chuyển xuống cuối tìm dòng Rank Mat SEO => Social => Faceook Preview.

Nếu xuất hiện ảnh hiển thị như bên dưới là đã thành công.

Bây giờ bạn quay lại trang Trình gỡ lỗi chia sẻ của Facebook sau đó thực hiện tìm nạp lại các link, bạn hãy thực hiện vài lần để Facebook tìm nạp lại cho bạn nhé. Và bên dưới là kết quả mình thực hiện.

Nếu tìm nạp ở trang Facebook Developers thành công thì khi đó bạn share lên Facebook mới có tác dụng nhé.

Tổng hợp các bài viết hướng dẫn sửa lỗi WordPress, khắc phục các vấn đề liên quan đến WordPress [lỗi đăng nhập, lỗi trắng trang, lỗi chuyển hướng...].

Thời gian gần đây, một vài bạn sử dụng hosting của GoDaddy, DreamHost, HostGator, Hostvn.net… có liên hệ với tôi để yêu cầu hỗ trợ về việc theme Paradise bị lỗi Cannot modify header information – headers already sent by […] khi cài đặt và kích hoạt. Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân và phát hành phiên bản mới để khắc phục vấn đề. Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ một chút thông tin cho các bạn đang gặp phải tình trạng tương tự.

Vài ngày gần đây, nhiều bạn liên hệ hỏi tôi về tình trạng website WordPress sử dụng Block Editor [Gutenberg] không thể cập nhật bài viết cũ hay đăng tải bài viết mới. Nội dung thông báo lỗi mà các bạn nhận được là “Updating failed. The response is not a valid JSON response” hoặc “Publishing failed. The response is not a valid JSON response”. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách xử lý nó ra sao? Hãy dành ít phút để cùng WP Căn bản tìm hiểu ngay sau đây.

Lỗi 403 Forbidden là một trong những lỗi phổ biến nhất mà các website thường gặp phải, bên cạnh lỗi 500 [Internal Server Error], lỗi 503 [Service Unavailable] và lỗi 404 [Not Found]. Khi bạn truy cập vào một đường dẫn và nhận được thông báo lỗi 403 thì có nghĩa là bạn không có đủ quyền hạn để truy cập đường dẫn đó. Lỗi 403 có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ liệt kê cho các bạn một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục lỗi 403 Forbidden trên website WordPress.

Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi update plugin hoặc theme lên phiên bản mới và rồi nhận ra chúng vẫn còn tồn tại lỗi vặt hoặc không tương thích với các thành phần khác của website chưa? Giải pháp cho vấn đề này thường là cài đặt lại phiên bản cũ của theme hoặc plugin đó [rollback, downgrade hay hạ cấp]. Bạn sẽ phải truy cập vào host để xóa thư mục plugin mới và upload thư mục plugin cũ được download từ WordPress.org? Không! Có một cách thậm chí còn đơn giản hơn rất nhiều.

Một ngày đẹp trời, bạn truy cập vào website WordPress của mình và bị dòng thông báo “Error establishing a database connection” đập ngay vào mắt? Bạn hoang mang không biết tại sao lại nên nông nỗi này, trong khi bạn “không hề động chạm gì” vào website trước đó? Đừng quá lo lắng, bởi vì lỗi kết nối cơ sở dữ liệu là một lỗi rất phổ biến trên nền tảng WordPress. Bạn hoàn toàn có thể tự xử lý được nó. Và hôm nay, tôi đang ở đây để hướng dẫn cho bạn cách khắc phục đơn giản nhất.

Lỗi Too Many Redirects [lỗi 310, ERR_TOO_MANY_REDIRECTS] hay lỗi redirect loop là một trong những vấn đề thường gặp khi xây dựng website với mã nguồn WordPress. Lỗi này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: cấu hình sai tập tin .htaccess, thiết lập plugin không chính xác… Tuy nhiên, chúng đều gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó là website không thể truy cập được.

Bạn đã bao giờ upload hình ảnh lên website WordPress và nhận được thông báo “Post-processing of the image likely failed because the server is busy or does not have enough resources. Uploading a smaller image may help. Suggested maximum size is 2500 pixels.” chưa? Đây là một lỗi khá phổ biến trong WordPress và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục lỗi upload hình ảnh khó chịu này.

Trong một bài viết trước đây, tôi đã hướng dẫn cho các bạn một số phương pháp khắc phục lỗi không đăng nhập được WordPress rồi phải không nào? Ở phương pháp số 4, tôi có đề cập đến việc đổi thông tin đăng nhập tài khoản Admin WordPress thông qua phpMyAdmin. Nhưng sẽ thế nào trong trường hợp tài khoản Admin của bạn chẳng may đã bị xóa mất hoàn toàn, không còn để mà chỉnh sửa thông tin? Đừng lo lắng, bởi vì ngay sau đây tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các bạn cách để tạo tài khoản quản trị WordPress ngay trên phpMyAdmin.

Không còn nghi ngờ gì nữa, WooCommerce chính là plugin thương mại điện tử tốt nhất, phổ biến nhất trên nền tảng WordPress hiện nay. Khác với những đối thủ còn lại, WooCommerce được trang bị hầu như đầy đủ tất cả các tính năng để bạn có thể xây dựng cho mình một website bán hàng hoàn hảo. Do đó, để vận hành tốt một website sử dụng WooCommerce, bạn cũng cần phải có một cấu hình hosting hoặc VPS đủ mạnh. Yêu cầu tối thiểu để vận hành WooCommerce là hosting của bạn phải có memory limit từ 64MB trở lên.

Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng không đăng nhập được WordPress chưa? Rất nhiều người đã gặp phải trường hợp này. Họ thử đủ mọi cách nhưng vẫn không có tác dụng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tự thì nên bớt chút thời gian để đọc qua bài viết này nhé. Ngay sau đây, tôi sẽ liệt kê các nguyên nhân phổ biến và đề xuất một số cách để khắc phục lỗi không đăng nhập được WordPress. Chắc chắn nó sẽ giúp ích được rất nhiều nếu chẳng may bạn không có bản backup nào để restore.

Chủ Đề