Lỗi không truy cập vào được themes workpress năm 2024
Trong quá trình sử dụng WordPress, bạn sẽ có thể mắc phải các lỗi không mong muốn. Các lỗi này sẽ khiến bạn rất khó chịu và làm giảm hiệu quả hoạt động website của bạn. Show
Hiểu được điều này, Miko Tech sẽ giúp bạn tìm hiểu về 10 lỗi WordPress phổ biến – Nguyên nhân và cách fix nhanh nhất thông qua bài viết dưới đây! 1. Lỗi trắng trang WordPressWhite Screen of Death (WSoD) là một lỗi WordPress phổ biến và khó khắc phục nhất. Lỗi trắng trang WordPress hay còn được gọi là màn hình trắng chết chóc là lỗi mà khi xảy ra thì bạn sẽ nhìn thấy một màn hình trắng rất điển hình. Nguyên nhânCó nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi trắng trang WordPress có thể kể đến như:
Cách khắc phục1. Tăng giới hạn bộ nhớ PHPTheo mặc định, WordPress sẽ giới hạn bộ nhớ PHP. Vì vậy, bạn cần phải tăng giới hạn bộ nhớ PHP lên. Việc mà bạn cần làm là chỉnh sửa tệp wp-config.php. Bạn cần phải vào trang thư mục gốc của WordPress và sử dụng FTP client hoặc File Manager trong control panel của hosting. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành code dòng lệnh dưới đây vào tệp wp-config.php ở ngay trước dòng chữ ‘That’s all, stop editing! Happy blogging‘.
Dòng code bên trên sẽ ra lệnh cho WordPress tăng giới hạn bộ nhớ PHP lên 256MB. Sau khi bạn hoàn thành code dòng lệnh hãy lưu các thay đổi và tải tệp wp-config.php lên máy chủ. 2. Vô hiệu hóa tất cả pluginTrường hợp 1
Trường hợp 2 Nếu bạn truy cập vào trang quản trị và vẫn thấy lỗi trắng trang thì hãy thực hiện theo cách sau:
3. Trở về giao diện mặc địnhCách 1 Trước tiên bạn cần sao lưu dự phòng thư mục giao diện của bạn. Sau đó, bạn tiến hành xóa giao diện đi thì WordPress sẽ trả về cho bạn giao diện mặc định. Giao diện mặc định của WordPressCách 2 Bạn đi đến phpMyAdmin của mình và tiến hành cập nhật cơ sở dữ liệu trong bảng wp_options. Các bảng cần được cập nhật là template, stylesheet, và current_theme (thay đổi giá trị đến 2011). 4. Dùng tính năng sửa lỗi của WordPressBạn có thể tiến hành xóa bộ nhớ đệm để khắc phục lỗi trắng trang WordPress hoặc dùng tính năng sửa lỗi của WordPress để tìm ra lỗi. Sau đây là cách để bạn sử dụng tính năng sửa lỗi của WordPress:
Sau khi bạn đã chèn dòng code bên trên vào thì màn hình trống sẽ xuất hiện các lỗi, các thông báo và cảnh báo. Từ đó mà bạn có thể xác định được lỗi. 5. Tăng recursion và giới hạn quay lại
2. Lỗi Internal Server ErrorLỗi Internal Server Error là một trong những lỗi kinh điển nhất. Trên Internet, lỗi HTTP 500 Internal Server Error hay Internal Server Error rất dễ bắt gặp. Đây là lỗi rất dễ nhận biết vì khi có lỗi sẽ hiển thị các dòng thông báo sau:
Nguyên nhânLỗi Internal Server Error hay HTTP 500 Internal Server Error thường là do xung đột phần mềm. Một trường hợp khác có thể là do phần mềm xảy ra sự cố hoặc gián đoạn trong server. Server không thể thực thi phần mềm hoặc mất kết nối với dịch vụ server. Cách khắc phục1. Tải lại trang web (F5)Với cách khắc phục này bạn chỉ đơn giản là bấm nút [mks_icon icon=”fa-repeat” color=” 000000″ type=”fa”], nhấn F5 trên bàn phím hoặc Ctrl + R hoặc thử lại URL.Nút [mks_icon icon=”fa-repeat” color=”000000″ type=”fa”]2. Xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt (browser cache)Trường hợp lỗi này xảy ra với phiên bản mà được lưu trong bộ nhớ đệm trình duyệt thì bạn hãy tiến hành xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt đi nhé! 3. Xóa cookie trình duyệt (browser cookie)Lỗi Interal Server Error có thể được khắc phục bằng cách xóa đi các cookie mà liên kết với website đang gặp lỗi. Bạn hãy xóa cookie và khởi động lại trình duyệt. 4. Khắc phục lỗi 504 Gateway TimeoutTuy rằng nguyên nhân này không phổ biến nhưng vẫn có xảy ra. Đôi khi server của bạn hiển thị lỗi 500 Internal Server Error nhưng thực tế là bạn đang bị lỗi 504 Gateway Time-out. Vì vậy, bạn có thể là đang gặp lỗi 504, không phải 500. 5. Liên hệ đến web hostTrường hợp bạn không có thực hiện bất kỳ thay đổi nào lên website của mình và lại gặp phải lỗi này thì có thể nguyên nhân là do sự thay đổi trong nội bộ website server. Với trường hợp này bạn cần liên hệ đến web host để họ kiểm tra server. 6. Khắc phục thay đổi cấu trúc permalinkTrường hợp lỗi này xuất hiện sau khi bạn thay đổi cấu trúc permalink thì bạn hãy thực hiện các bước dưới đây để khắc phục:
Nếu các trên không hoạt động thì bạn cần phải thiết lập lại permalink trong WordPress Dashboard. Hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
3. Lỗi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu (Error Establishing a Database Connection trong WordPress)Lỗi WordPress – Lỗi Error Establishing a Database Connection trong WordPressĐây là lỗi mà WordPress không kết nối cơ sở dữ liệu được. Database (Cơ sở dữ liệu) là nơi mà WordPress dùng để lưu trữ tất cả nội dung và dữ liệu. Khi cần truy cập vào website WordPress thì nền tảng này sẽ truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và cần thông tin như:
Tất cả thông tin trên sẽ được lưu trên file wp-config.php của WordPress. Nguyên nhânLỗi này thường xảy ra khi thông số cơ sở dữ liệu trong wp-config (database host, database username, database password) không chính xác. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là cơ sở dữ liệu bị lỗi hoặc thông tin đăng nhập cơ sở dữ liệu không chính xác. Cách khắc phục1. Khởi động lại MySQL serverTrong cPanel, bạn hãy khởi động lại các dịch vụ của server và MySQL server. Sau đó, bạn hãy kiểm tra kết nối website. Nếu lỗi vẫn còn tiếp diễn hãy thực hiện tiếp các cách khắc phục khác. 2. Kiểm tra xem server cơ sở dữ liệuNếu bạn đã khởi động lại server cơ sở dữ liệu và vẫn không thể kết nối cơ sở dữ liệu thì có thể server cơ sở dữ liệu đã bị hỏng. Bạn cần kiểm tra điều này bằng cách mở phpMyAdmin trong cPanel để kiểm tra xem server có kết nối với cơ sở dữ liệu hay không. Trường hợp bạn không thể đăng nhập hay không có bảng cơ sở dữ liệu thì có thể nguyên nhân do máy chủ MySQL bị lỗi. Trường hợp này bạn hãy liên hệ đến web host ngay nhé! 3. Sửa bảng cơ sở dữ liệuBạn cần phải kiểm tra các bảng WordPress có còn không hoặc bạn đã vô tình xóa đi. Một script đã bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại đã xóa đi bảng cơ sở dữ liệu cũng là nguyên nhân. Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
4. Sửa chữa cơ sở dữ liệu WordPressNếu bạn đăng nhập được vào wp-admin và gặp thông báo lỗi “One or more database tables are unavailable. The database may need to be repaired”. Bạn hãy tiến hành truy cập file wp-config.php. Tiếp theo bạn thêm đoạn code dưới đây vào trước dòng chữ “That’s all, stop editing! Happy blogging”.
Tiếp theo, bạn đi đến trang Repair Database bằng “http://www.yoursite.com/wp-admin/maint/repair.php” và chọn Repair Database. Nếu bạn đã vào được Admin thì hãy nhớ xóa đoạn code phía trên đi nhé! 5. Khắc phục khi Database Server bị sậpBạn tiến hành truy cập phpMyAdmin và kết nối đến cơ sở dữ liệu. Nếu bạn kết nối được cơ sở dữ liệu thì bạn cần xác thực lại database-user xem có đủ giấy phép không bằng cách khắc phục tiếp theo của mục này. Khi bị sập Database Server đầu tiên bạn cần làm khi truy cập phpMyAdmin là tạo một tệp tin mới có tên testconnection.php và dán đoạn code dưới đây vào và nhớ thay thế username và password của bạn nhé!
6. Kiểm tra chứng chỉ người dùng cơ sở dữ liệuKiểm tra chứng chỉ người dùng cơ sở dữ liệuBạn hãy tiến hành kiểm tra xem bạn đã nhập đúng chứng chỉ người dùng database hay chưa. Trong file wp-config.php, bạn kiểm tra username, the name of database for wordpress, host và password. Bên cạnh đó, bạn kiểm tra luôn cả tiền tố của bảng (wp_). 4. Lỗi 403 Forbidden trong WordPressLỗi WordPress – Lỗi 403 ForbiddenNguyên nhân
Cách khắc phục1. Khắc phục lỗi 403 Forbidden do pluginVới lỗi 403 Forbidden do Plugin thì bạn hãy vô hiệu hóa tất cả plugin và active lại từng plugin một để tìm ra lỗi. 2. Khắc phục lỗi do file .htaccess hỏng
Nếu lỗi 403 Forbidden vẫn xuất hiện thì bạn phải làm như thế nào? Bạn có thể tiến hành tạo một file .htaccess bằng cách đăng nhập vào khu vực admin trên WordPress. Sau đó, bạn truy cập vào Settings > Permalinks. Cuối cùng, bạn chọn Save changes để tạo một file .htaccess mới. Tạo file .htaccess3. Khắc phục lỗi do File permissionsĐầu tiên bạn cần kết nối đến trang WordPress và sử dụng FTP client.
Lưu ý: Với tất cả các file thì bạn cần sử dụng quyền 644 hoặc 640 và hãy nhớ nhấn chọn “recurse into subdirectories” và “apply to files only”. 5. Kết nối hết thời gian chờNguyên nhânLỗi này xảy ra sẽ thông báo đến bạn rằng “Connection timed out” sau khi bạn đăng tải website. Nguyên nhân gây ra lỗi này là do website đang gửi nhiều yêu cầu đến server mà server thì không xử lý kịp dẫn đến lỗi này. Cách khắc phụcCách 1: Tăng giới hạn bộ nhớ PHP đã được hướng dẫn ở lỗi 1 Cách 2: Tắt tất cả các plugin
6. Khu vực quản trị WordPress bị khóaNguyên nhânLỗi này có thể xảy ra khi bạn quên mật khẩu và không truy cập được vào email khôi phục. Cách khắc phụcHãy thực hiện theo các bước sau để truy cập vào lại tài khoản:
7. Lỗi trang đăng nhập chuyển hướng (Redirects)Lỗi trang đăng nhập chuyển hướngNguyên nhânĐây là lỗi thường xảy ra do vấn đề chuyển hướng sai và WordPress có cấu trúc URL thân thiện với SEO nhờ vào chức năng chuyển hướng. Cách khắc phục
Lưu ý: Bạn nhớ thay thế example bằng tên miền của bạn nhé!
8. WordPress bị kẹt trong chế độ bảo trì “Briefly unvailable for scheduled maintenance”Nguyên nhânLỗi này xảy ra đôi khi là do việc cập nhật WordPress chưa hoàn chỉnh hoặc bị gián đoạn. Điều này khiến cho website hiển thị thông báo bảo trì liên tục với người dùng. Cách khắc phụcCách 1: Nếu bạn đang chạy cập nhật bất kỳ plugin, theme nào hoặc phiên bản WordPress mới thì bạn hãy đợi cho quá trình hoàn tất rồi vào xem lại để kiểm tra còn lỗi bảo trì hay không. Cách 2 Nếu cách 1 không hiệu quả bạn hãy sử dụng FTP client hoặc File Manager để tìm file .maintenance và xóa file này đi. Trường hợp bạn không tìm thấy file này thì bạn cần phải làm gì? Bạn hãy chọn Server > Force showing hidden files. 9. Không thể tải hình ảnh lên WordPressNguyên nhânLỗi không thể tải ảnh lên WordPress xảy ra khi quá trình tải lên hoàn tất nhưng hình ảnh lại bị hỏng. Vấn đề cho lỗi này là do các quyền mà được gắn với thư mục được tải lên WordPress. Cách khắc phục
10. Sửa lỗi 404 – Lỗi không tìm thấy trang wordpressNguyên nhânLỗi này xảy ra thường do file .htaccess bị xóa hoặc có vấn đề với rewrite rules. Thông thường, người dùng vẫn sẽ truy cập được trang quản trị WordPress nhưng khi truy cập vào một bài đăng độc lập thì được báo lỗi “404 Not Found“. Cách khắc phụcViệc bạn cần làm để khắc phục lỗi 404 là sửa lại các cài đặt permalink. Hãy thực hiện theo các bước sau:
Nếu cách trên không hiệu quả, bạn hãy thử tiến hành cập nhật file .htaccess của mình. Bạn tiến hành đăng nhập vào máy chủ FTP và thay đổi tệp .htaccess vào nơi có các thư mục như /wp-content/ và /wp-includes/. Mặt khác, bạn có thể tự thêm dòng code dưới đây:
Trường hợp 2 cách trên không có tác dụng thì hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting của bạn để yêu cầu bật quy tắc mod_rewrite. Trên đây, Miko Tech đã cùng bạn tìm hiểu về 10 lỗi WordPress phổ biến – Nguyên nhân và cách fix nhanh nhất. Hy vọng rằng bài viết bên trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về 10 lỗi WordPress phổ biến để bạn có thể biết được cách khắc phục hiệu quả khi gặp phải lỗi. Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM. Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO. Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viênNgoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay. Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/ |