Lỗi lắp thẻ nhớ vẫn bắt định dạng trên miui năm 2024

Thẻ nhớ dùng lâu trong máy xuất hiện thông báo lỗi, thẻ nhớ bị trục trặc không kết nối được với máy, đây là những dấu hiệu cho thấy bạn cần format chiếc thẻ nhớ của mình.

Cách format thẻ nhớ trên Android

Hầu hết các smartphone đều hỗ trợ thẻ SD, và chiếc thẻ này giúp tăng thêm bộ nhớ lưu trữ nhạc, video hay hình ảnh cá nhân. Lưu ý khi format thẻ nhớ SD sẽ mát tất cả dữ liệu, vì vậy bạn hãy sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng sang thiết bị khác.

Bước 1: Bạn gắn thẻ SD vào máy, đối với các dòng điện thoại khay thẻ SD nằm ở mặt sau bạn phải tháo nắp lưng và pin sau đó gắn thẻ vào. Lưu ý dù là khay ở sau lưng hay bên hông bạn cũng cần để thẻ khớp với vị trí.

Bước 2: Bạn chọn “Settings” >”Storage”

Bước 3: lúc này sẽ có 2 lựa chọn cho bạn đó là Unmount SD Card [ngắt kết nối với thẻ SD] và Format Card [một số dòng điện thoại sẽ hiển thị là Erase SD Card, đây chính là định dạng lại thẻ].

Bước 4: Chọn Format Card, thiết bị sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại, nếu thẻ SD của bạn bị khóa, bạn cần nhập lại mã pin. Sau khi nhập xong, quá trình định dạng sẽ bắt đầu, toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ bị xóa.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ 3 để format thẻ nhớ, sau đây là một số phần mềm có thể hỗ trợ bạn định dạng lại chiếc thẻ SD của mình:

1.Phần mềm format thẻ nhớ Aparted [SD Card Partiion]

Đây là một phần mềm format thẻ nhớ cực mạnh. Ngoài khả năng format thẻ, phần mềm này cũng cho phép bạn tạo ra các phân vùng và quản lý chúng trong thẻ nhớ hoặc bạn cũng có thể sửa chữa một số hư hỏng thẻ nhớ rất tiện lợi. Lưu ý phần mềm format thẻ nhớ này chỉ tương thích với các thiết bị Android 2.0 trở lên.

2. Phần mềm format thẻ nhớ trên Android Erease SD card

Erase SD card là phần mềm format thẻ nhớ trên điện thoại Android với thao tác cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần nhấp vào nút xóa và ứng dụng sẽ tự động xóa tất cả dữ liệu trên thẻ SD của bạn. Cũng giống như phần mềm Aparted, Erase SD card sẽ không tự động sao lưu lại dữ liệu, bạn nên lưu ý điều này để tránh mất những dữ liệu quan trọng của mình.

3. Phần mềm chuyên format thẻ nhớ SD Card Manager [File Manager]

Đây là phần mềm được các tín dồ công nghệ đánh giá rất cao ở tính năng kiểm soát việc xóa tập tin. Bạn sẽ được duyệt file và thư mục trước khi xóa, cắt, sao chép và dán các tập tin và thư mục, miễn phí không gian,… nếu bạn không phải là một người am hiểu về công nghệ nhưng vẫn muốn tự mình định dạng thẻ thì đây chính là phần mềm dành cho bạn.

Trên đây là những cách mà bạn có thể định dạng lại chiếc thẻ nhớ của mình, mọi thắc mắc bạn để lại bình luận bên dưới.

Điện thoại không nhận thẻ nhớ khiến nhiều người gặp rắc rối khi không thể truy cập vào các dữ liệu quan trọng đã lưu trữ trước đó. Vậy lỗi không nhận thẻ nhớ trên điện thoại di động do đâu và làm thế nào để khắc phục? Đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Cách khắc phục lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

1. Tại sao điện thoại không nhận thẻ nhớ?

Khi bạn lắp thẻ nhớ vào điện thoại mà không hiển thị thông báo đã nhận hoặc có báo nhận nhưng không thể truy cập vào tất cả dữ liệu bên trong thẻ, điều này chứng tỏ thiết bị đã gặp lỗi không nhận thẻ nhớ. Ngoài ra, trường hợp truy cập được vào dữ liệu bên trong thẻ nhưng đều thông báo các lỗi khác nhau thì đây cũng là tình trạng điện thoại không nhận thẻ nhớ.

Một số nguyên nhân khiến điện thoại không nhận được thẻ nhớ có thể kể đến như sau:

- Thẻ nhớ của bạn có vấn đề hoặc đã bị hỏng. - Bạn chưa lắp thẻ nhớ đúng cách. - Khe cắm thẻ nhớ có vấn đề như có nước hoặc bụi bẩn bám chặt. - Định dạng của thẻ nhớ bị lỗi hoặc không phù hợp với điện thoại đang sử dụng. - Chân tiếp xúc thẻ nhớ bị bám bụi bẩn hoặc vật cản sau thời gian dài sử dụng. - Phần mềm hệ thống hoặc hệ điều hành của điện thoại bị lỗi.

Có nhiều nguyên nhân làm cho thẻ nhớ không thể kết nối với điện thoại.

Hiện nay, số lượng điện thoại sử dụng thẻ nhớ tuy không còn nhiều, chủ yếu đến từ các sản phẩm giá rẻ như Vivo V25 Pro 5G 128GB

2. Cách xử lý lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ

Sau khi biết nguyên nhân tại sao điện thoại không nhận thẻ nhớ, bạn có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng này theo các cách dưới đây:

2.1 Kiểm tra cách cắm thẻ nhớ vào điện thoại

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại xem đã cắm thẻ nhớ đúng cách hay chưa. Cụ thể, bạn tháo thẻ nhớ ra rồi cắm lại vào đúng vị trí như trong hướng dẫn sử dụng. Đồng thời, bạn nhìn theo khe cắm thẻ được minh họa trên điện thoại rồi thực hiện theo. Sau đó, bạn thử kết nối lại rồi kiểm tra xem đã kết nối thành công và truy cập được vào dữ liệu bên trong hay chưa.

2.2 Vệ sinh chân tiếp xúc với thẻ nhớ

Bạn chuẩn bị tăm bông hoặc gôm tẩy chà nhẹ lên mặt chân tiếp xúc của thẻ nhớ để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt. Lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm hỏng chân tiếp xúc của thẻ nhớ nhé.

2.3 Vệ sinh thẻ nhớ

Hầu hết người dùng đều không có thói quen vệ sinh thẻ nhớ khiến bụi bẩn bám chặt sau thời gian dài sử dụng. Điều này sẽ cản trở khả năng tiếp xúc giữa thẻ nhớ và khe cắm điện thoại. Do đó, nếu gặp lỗi không nhận thẻ nhớ trên điện thoại thì bạn thử kiểm tra xem thẻ nhớ có vết đen trên phần ánh kim không. Nếu có, bạn sử dụng vải mềm hoặc tăm bông cùng chút nước/cồn để vệ sinh thẻ nhớ. Sau đó, bạn chờ thẻ nhớ khô hẳn rồi cho vào khe cắm để kết nối với điện thoại.

Bạn nên nhẹ nhàng vệ sinh thẻ nhớ bằng cách sử dụng tăm bông và chút cồn.

2.4 Loại bỏ bụi bẩn trong khe cắm thẻ nhớ trên điện thoại

Bạn sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để thổi bụi bẩn bên trong khe cắm thẻ nhớ của điện thoại. Không nên sử dụng miệng để thổi vì cách này sẽ khiến khe cắm dính nước bọt và bụi bẩn có thể bị đẩy sâu hơn vào bên trong.

2.5 Khởi động hoặc reset điện thoại

Sau khi vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc, thẻ nhớ cũng như khe cắm trên điện thoại mà vẫn chưa thể kết nối thì bạn hãy thử khởi động lại điện thoại. Nếu khởi động xong vẫn chưa xử lý được lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ thì bạn thử reset lại thiết bị di động của mình. Tuy nhiên, quá trình reset sẽ khiến dữ liệu điện thoại biến mất nên bạn cần sao lưu những thông tin quan trọng trước khi thực hiện.

2.6 Giải mã thẻ nhớ

Nếu điện thoại vẫn báo nhận nhưng không thể truy cập vào dữ liệu bên trong thì có thể thẻ nhớ bạn đang sử dụng đã bị mã hóa. Lúc này, bạn thử kiểm tra xem thẻ nhớ có yêu cầu mật khẩu khi bạn cắm vào điện thoại hay không. Nếu có thì bạn cần giải mã thẻ nhớ thì mới có thể truy cập vào dữ liệu bên trong.

Nếu thẻ nhớ bị mã hóa thì bạn cần giải mã để điện thoại nhận được dữ liệu.

2.7 Kiểm tra kết cấu và hình dạng của thẻ nhớ

Bạn cần kiểm tra lại thẻ nhớ xem có bị nứt gãy hay cong vênh gì không. Nếu có thì chứng tỏ thẻ nhớ của bạn đã bị hỏng và không thể sử dụng được nữa.

2.8 Định dạng thẻ nhớ

Định dạng lại thẻ nhớ sẽ giúp bạn đưa nó trở về tình trạng như ban đầu. Tuy nhiên, cách này đồng nghĩa với việc toàn bộ dữ liệu bên trong thẻ nhớ sẽ biến mất nên bạn hãy sao lưu dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện. Bạn cần định dạng thông qua điện thoại thay vì máy tính để thẻ nhớ sau khi khôi phục sẽ phù hợp với thiết bị kết nối.

2.9 Khe chứa thẻ nhớ bị chèn ép

Các dòng điện thoại thông minh đang được thiết kế mỏng dần đồng nghĩa với việc khe chứa thẻ nhớ cũng bị thu hẹp. Trong khi đó, người dùng có nhu cầu sử dụng pin ở ngoài vì nó rẻ nhưng sẽ dày hơn pin gốc. Khi bạn lắp pin này vào điện thoại thì khe cắm sẽ bị chèn ép khiến thiết bị không đọc được thẻ nhớ. Lúc này, bạn có thể tháo cục pin mua ngoài ra và lắp pin gốc vào rồi kiểm tra xem đã kết nối được với thẻ nhớ chưa.

2.10 Liên hệ trung tâm bảo hành hỗ trợ

Nếu sau khi áp dụng những cách trên mà điện thoại của bạn vẫn không nhận thẻ nhớ thì bạn nên mang thiết bị đến trung tâm bảo hành uy tín để được kỹ thuật viên kiểm tra và xử lý nhanh chóng.

Nếu không thể tự xử lý thì bạn nên mang điện thoại và thẻ nhớ đến trung tâm sửa chữa uy tín.

Bài viết trên là gợi ý 10 cách xử lý điện thoại không nhận thẻ nhớ, áp dụng cho nhiều dòng điện thoại khác nhau như điện thoại Vivo, Oppo, Samsung,... cho bạn tham khảo. Tùy từng nguyên nhân mà cách xử lý sẽ khác nhau. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự, hãy thử khắc phục bằng những cách trên nhé!

Chủ Đề