Lời tuyên thệ theo hiến pháp việt nam là gì năm 2024

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Lời tuyên thệ theo hiến pháp việt nam là gì năm 2024

Góc nhìn thẳng 15:26, 15/02/2022 GMT+7

Lời thề - xưa và nay

BPO - Theo từ điển mở Wiktionary, tuyên thệ hay lời thề là lời cam đoan sẽ làm đúng như mình đã cam kết trước nhiều người khi gia nhập một đoàn thể hay nhận một chức vụ nào đó. Nói cách khác, lời thề là một lời hứa, một lời trói buộc chắn về hành động và cách cư xử của một người trong tương lai, đồng thời cũng là lời chứng minh khẳng định sự thật. Còn theo Wikipedia (tiếng Anh), lời thề hay tuyên thệ là một bản tuyên bố bằng văn bản do một người tuyên thệ hoặc người phụ trách tự nguyện đưa ra dưới một lời tuyên thệ hoặc lời xác nhận được quản lý bởi một người được pháp luật cho phép làm như vậy. Còn xét theo góc độ ngôn ngữ, lời thề hay tuyên thệ là động từ và đó là nói hoặc hứa một cách chắc chắn bằng cách lấy cái thiêng liêng, quý báu như danh dự, tính mạng, quỷ thần… để làm chứng, làm điều đảm bảo cho lời nói ấy.

Như vậy, lời thề hay lời tuyên thệ có ý nghĩa như là một sự đảm bảo của người khác về tính trung thực của những gì đã nói và những lời này sẽ được thực hiện. Ví dụ như “thề sẽ nói đúng sự thật” hay “lời thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trong văn hóa truyền thống phương Đông - kể cả Việt Nam, lời thề là một loại giao ước, một loại cam kết xuất phát từ nội tâm, được xem là điều thiêng liêng không thể lay chuyển, không thể thay đổi và càng không thể phản bội. Nó như một bằng chứng thép về nhân cách đạo đức của con người, tỏ rõ trình độ quyết tâm kiên định với một sự lựa chọn nào đó. Thời xưa, xuất phát từ tâm can, trước khi đọc lời thề, tổ tiên chúng ta vô cùng thận trọng, trang nghiêm và thành kính mà thưa rằng: “Trên có Hoàng Thiên, dưới có Hậu thổ làm chứng”. Bởi lẽ, đã là con người sống trên cõi đời này, thì sự thành tín là ưu tiên hàng đầu và là cái gốc để người ta đứng vững giữa nhân gian. Vì, một người nếu đã không giữ chữ tín thì ngay đến cả ông trời cũng không ưa.

Trong lịch sử không thiếu gương người xưa xem lời thề nặng tựa Thái Sơn, thậm chí dùng cả sinh mệnh để tuân thủ. Và Hội thề Lũng Nhai năm 1416 do Lê Lợi khởi xướng là một minh chứng. Lời thề này còn được lưu truyền đến ngày nay, với nội dung như sau: “Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến 19 người. Tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ. Có kẻ bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, gìn giữ đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt... Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh giáng trăm tai ương trị bản thân cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời”.

Như vậy, Hội thề Lũng Nhai năm 1416 là khởi đầu hình thành bộ chỉ huy và lực lượng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời, tập hợp và liên kết những người anh hùng thành khối thống nhất để cùng dựng nghiệp lớn. Từ đây, anh hùng hào kiệt khắp nơi theo về tụ nghĩa để bắt đầu quá trình chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa Lam Sơn sẽ bùng nổ vào 2 năm sau đó và kết thúc thắng lợi vẻ vang sau 10 năm nếm mật nằm gai. Và nhìn xa hơn, vào thời Tam quốc, ở Trung Hoa cổ đại có 3 huynh đệ Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Một người làm nghề dệt chiếu và bán giày cỏ, một người bán táo, một người theo nghề đồ tể kiếm sống bằng việc mổ trâu, bò, giết lợn, dê và họ đã cùng nhau uống máu ăn thề, kết làm huynh đệ, với lời thề rằng: “Dẫu cả ba không thể sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng cùng ngày”. Cũng chính nhờ lời thề ở vườn đào này đã giúp Lưu Bị dựng lên nghiệp lớn và tên tuổi của cả 3 người còn lưu mãi muôn đời trong sử sách của nhân loại.

Tiếc rằng thời nay không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc thực hiện lời thề hay lời tuyên thệ. Thậm chí có người phát ra lời thề một cách tùy tiện theo kiểu ngẫu hứng, không có sự chân thành mà chỉ vì mục đích nhất thời hoặc thích thì nói, không thích thì thôi. Với những người này, sau khi lời thề phát xong họ liền quẳng sang một bên theo kiểu lời nói gió bay và không hề nghĩ đến chuyện thực hiện hay hoàn thành. Trong con mắt của những người này, lời thề dường như chỉ là một thứ vô cùng nhạt nhẽo và vô vị, không có chút gì ràng buộc. Thậm chí có người còn sẵn sàng phản bội lại lời thề của chính mình. Căn nguyên là bởi những con người này không có bản lĩnh hoặc bản lĩnh không vững vàng, đặc biệt là bản lĩnh chính trị. Đã vậy, họ còn thường là những người đã, đang lún sâu trong sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây chính là nguyên nhân căn bản, là khởi nguồn của sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trường hợp của nhà văn, đại tá Nguyên Ngọc và nhà văn, đại tá Phạm Đình Trọng là ví dụ điển hình cho những trường hợp bội tín, bội nghĩa. Cụ thể là ngày 26-10-2018, ông Nguyên Ngọc lớn tiếng tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nhân sự kiện ông Chu Hảo - người cùng ông ta ngồi trên chiếc thuyền cơ hội và trở cờ, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật. Trước đó, cũng từng là nhà văn, là đại tá quân đội, ông Phạm Đình Trọng đã xin ra khỏi Đảng. Sau khi được kết nạp vào Đảng, trên đường hành quân giữa bạt ngàn màu xanh Trường Sơn, ông ta đã viết ra những vần thơ: Nâng niu sự sống trong lòng; Đất là mẹ của trái tròn mầm xanh. Bao nhiêu trong mát ngọt lành; Đất chắt chiu để cây cành đơm hoa. Đảng là đất mẹ bao la; Ta là chồi biếc đó mà, hỡi em!

Thế nhưng 40 năm sau, ông ta đã quay ngoắt 1800 biến thành kẻ trở cờ, phản bội lại lý tưởng của Đảng và nhân dân và cũng là lý tưởng mà chính ông ta đã lựa chọn để cống hiến hơn nửa đời người. Điều mà không ai ngờ tới là sau khi xin ra khỏi Đảng, ông ta ngày càng lún sâu trong vũng bùn xảo trá và thốt ra những lời cực kỳ bỉ ổi, rằng: “Ngày 30 tháng Tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam”.

Người xưa có câu: “Một lần phản bội, mãi là kẻ phản bội”. Vì thế, việc Nguyên Ngọc, Phạm Đình Trọng xin ra khỏi Đảng không hề ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, mà ngược lại. Việc một đảng viên “tự diễn biến” tự ra khỏi Đảng là sự thất bại đáng xấu hổ của chính đảng viên đó, vì khi đó họ đã không giữ vững được tư tưởng, lời hứa trung thành với Đảng. Và khi thấy mình không xứng đáng là một đảng viên thì việc ai đó tự ra khỏi hàng ngũ là điều nên làm, nếu không thì chắc chắn họ sẽ bị đào thải. Có như vậy, Đảng ta mới ngày càng vững mạnh.