Lừa dối tình cảm là gì

Thiếu đam mê trong tình yêu, sự thoả mãn cảm xúc hoặc bạn đời đột nhiên 'cảm nắng' người khác... là các nguyên nhân phổ biến.

Lừa dối tình cảm là gì

Ảnh: Shutterstock

Bị lừa dối bởi nửa kia của bạn là một điều đáng buồn, nhưng trước khi đổ lỗi cho người khác và thay vì luôn nghi ngờ, tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu sâu hơn về lý do thực sự của việc lừa dối và cố gắng tránh chúng. Tác giả Alicia Walker đã nói chuyện với hơn 50 phụ nữ trong độ tuổi từ 24 đến 54 và tiết lộ trong cuốn sách Những cuộc đời bí mật của những người vợ lừa dối rằng phụ nữ ở độ tuổi 40 dễ lừa dối đối phương nhất. Nhưng không ai muốn rời bỏ cuộc hôn nhân của họ vì họ chỉ đang tìm kiếm một trải nghiệm mới.

Phụ nữ đang trở nên bình đẳng với nam giới nhưng lý do lừa dối tình cảm của họ có thể khác. Thông thường, đàn ông bị thúc đẩy bởi ham muốn trong khi phụ nữ đang tìm kiếm một kết nối tình cảm.

1. Thiếu sự đam mê trong một mối quan hệ

Đây là lý do phổ biến nhất được ghi nhận ở một trong những nghiên cứu về tình yêu. Nếu luôn thiếu niềm đam mê trong tình yêu, mối quan hệ có thể kết thúc bằng việc lừa dối.

Việc mà bạn nên làm để tránh tình huống này là nói chuyện với đối phương, bộc bạch về nhu cầu của bạn, cố gắng không từ chối nhu cầu của người ấy. Đừng ngại thử nghiệm. Bạn có thể trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý nếu bạn chưa biết cách bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu.

2. Thiếu đi sự thỏa mãn về cảm xúc

Điều này có thể rất nguy hiểm vì nếu bạn không cảm thấy gần gũi về tình cảm, bạn có thể trầm cảm và bắt đầu tìm kiếm một nguồn hạnh phúc khác. Ít kết nối hơn dẫn đến nhiều khả năng gian dối trong tình yêu.

Để khắc phục, hai bạn nên làm việc gì đó cùng nhau để tạo ra điều gì đó có ý nghĩa. Chịu trách nhiệm về hành động của bạn. Nếu bạn mắc lỗi, đừng duy trì mọi chuyện như vậy. Các vấn đề không được giải quyết tạo ra nhiều vấn đề hơn. Biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nửa kia của bạn cũng có quyền được đưa ra ý kiến riêng của họ. Thay vì chiến đấu với nhau, tốt hơn là hai bạn cần đi đến một sự thỏa hiệp.

3. Bạn hết yêu người ấy hoặc bỗng "cảm nắng" người khác

Điều này rất đau đớn nhưng có thể diễn ra. Bạn có thể đang uống cà phê trong một tiệm nhỏ và đột nhiên, cảm xúc bùng nổ khi nhìn thấy một người và cảm thấy tim mình như ngừng đập.

Để tránh điều này, bạn cần biết rằng mọi mối quan hệ đều có thử thách. Không ai là hoàn hảo và bạn cần phải chấp nhận điều đó như một sự thật. Hãy tiếp tục lãng mạn với nửa kia. Hãy hành động. Thật tuyệt khi nói hoặc được nghe câu "Anh yêu em" hoặc "Em yêu anh", nhưng bạn vẫn cần phải chứng minh điều đó. Tôn trọng sự độc lập của nửa kia và chính bạn. Đừng cố ép buộc mọi thứ.

4. Giận dữ chính tác nhân gây ra sự lừa dối trong tình cảm

- Tập trung vào việc quản lý bản thân, mà không phải là nửa kia của bạn. Bạn không thể chịu trách nhiệm về hành động của người khác, nhưng bạn có thể chịu trách nhiệm về hành động và cảm xúc của mình. Bình tĩnh sẽ hiệu quả hơn nhiều. Hãy làm bạn với những người có thể giữ cho tâm trạng của bạn luôn phấn chấn.

- Chia sẻ cảm xúc của bạn thay vì đổ lỗi cho người khác.

- Phân tích tình hình và cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất thay vì đóng sầm cửa lại. Người ấy rất có thể sẽ hối hận về hành động của họ khi họ thấy bạn là một người hợp lý và điềm tĩnh.

5. Sự tò mò đối với những trải nghiệm mới

Mạng internet. Tinder. Phòng tập thể hình. Bạn có thể đối mặt với cám dỗ ở bất cứ đâu và đôi khi có thể cảm thấy tò mò về việc liệu bạn có thể giành được trái tim của ai đó hay không. Nó giống như một cuộc thi mà thay vì chơi quần vợt, bạn tán tỉnh một ai đó để xem liệu bạn có còn "đạt được điều đó" hay không. Bạn có thể thực sự yêu nửa kia của mình, nhưng có thể đang khao khát được thử thách.

Nhiều cách giúp hai bạn không phản bội đối phương là biết kiểm soát bản thân. Chú ý đến cách một người cư xử khi bắt đầu mối quan hệ. Nếu người ấy luôn chú ý đến người khác, đây sẽ là một dấu hiệu cho bạn. Có thể nửa kia chưa sẵn sàng cho một điều gì đó nghiêm túc.

6. Không có khả năng cam kết

Đối với một số người, một mối quan hệ không có nghĩa là chỉ có một người để yêu. Do đó, nếu bạn thích một mối quan hệ truyền thống 1-1, hãy thảo luận với nửa kia và đừng sợ hãi khi là chính mình. Tốt hơn hết bạn nên tránh một mối quan hệ không lành mạnh ngay từ đầu, còn hơn là một trái tim tan vỡ và trải nghiệm tồi tệ về sau.

7. Mối quan hệ "dậm chân tại chỗ"

Nếu mối quan hệ thiếu đi sự gắn bó, không còn phát triển đi lên, bạn có thể cải thiện nó. Đừng vội vàng đưa ra bất kỳ quyết định nào trước khi nói chuyện thành thật với nửa kia của bạn và chia sẻ mong muốn, nhu cầu của bạn và những điều bạn đang mơ ước. Tất cả các mối quan hệ đều có những thăng trầm của chúng. Thúc đẩy mối quan hệ nghĩa là có thêm các hoạt động mà bạn có thể làm với người ấy.

Lừa dối tình cảm có vi phạm gì không?

Pháp luật hiện hành không có quy định về tội lừa dối tình cảm. Mà chỉ những hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 mới bị coi là tội phạm.

Lừa dối có nghĩa là gì?

Lừa dối là một hành động hoặc tuyên bố đánh lừa, che giấu sự thật hoặc thúc đẩy một niềm tin, khái niệm hoặc ý tưởng không đúng sự thật. Nó thường được thực hiện để có được lợi ích hoặc lợi thế cho cá nhân.

Làm thế nào khi biết mình bị lừa dối?

Làm thế nào tin tưởng lại người từng lừa dối mình?.

Hãy để bản thân tức giận, thất vọng hoặc khó chịu. ... .

Ngồi xuống với đối tác của bạn và nói về những gì đã xảy ra. ... .

Hãy lắng nghe một cách bình tĩnh nhất có thể ... .

Quan sát mọi thay đổi mà họ đã thực hiện để trở nên đáng tin cậy hơn..

Tại sao lại lừa dối tôi?

Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự lừa dối như cảm giác muốn trả thù đối phương, nhàm chán, nhu cầu về tình dục. Nhưng về mặt tâm lý học, yếu tố chính đưa đến sự lừa dối chính là xu hướng tâm lý ngoại tình khác nhau ở hai giới.