Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tiểu học năm 2024

Sinh viên tốt nghiệp đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng nhiệm vụ của giáo viên tiểu học, có khả năng thích ứng với những đổi mới giáo dục ở tiểu học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng sự phát triển của giáo dục tiểu học trong những thập kỉ tới.

Khoa Giáo dục Tiểu học

Vì đàn em thân yêu

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu Khoa
    • Sứ mạng - Tầm nhìn
    • Cơ cấu tổ chức
      • Chi bộ
      • Ban chủ nhiệm Khoa
      • Tổ Toán và PPGD
      • Tổ Tiếng Việt và PPGD
      • Tổ Tự nhiên - Xã hội và PPGD
      • Tổ Công nghệ và PPGD
      • Công đoàn
      • Trợ lý Khoa
    • Mạng xã hội
      • Facebook Khoa
        • Facebook Khoa GD Tiểu học
      • Bản tin liên chi
  • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Chuẩn đầu ra
    • Quy chế - Quy định
    • Thời khóa biểu
    • Điểm thi
    • Lịch thi
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Hoạt động khoa học
    • Lý lịch khoa học
    • Hội nghị - hội thảo
  • Hợp tác
    • Trong nước
    • Quốc tế
  • Tuyển sinh
  • Thông báo
    • Giảng viên
    • Sinh viên
  • Sinh viên
    • Môi trường sư pham
    • Đoàn - Hội SV
    • Học bổng - tài trợ
    • Biểu mẫu văn bản
    • Cựu sinh viên
  • Tài nguyên
    • Giáo trình, bài giảng
    • Tài liệu tham khảo
  • Trang nhất
  • Tài nguyên
  • Tài liệu tham khảo

Tin đào tào

  • Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục...
  • QUY ĐỊNH BAN HÀNH CTĐT THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC [GD TIỂU...
  • QUY ĐỊNH BAN HÀNH CTĐT THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC [GD TIỂU...
  • MỤC TIÊU_CHUẨN ĐẦU RA CTĐT NGÀNH THẠC SÍ GIÁO DỤC HỌC [GD...
  • KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THẠC SI GIÁO DỤC HỌC [GD...

Tuyển sinh năm 2024

  • Lễ trao chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục CTĐT thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, ngành Giáo dục học
  • THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CỦA KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NĂM...
  • THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024
  • BẢO VỆ ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC [GD TIỂU HỌC
  • Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ ngành Giáo dục học [Giáo dục Tiểu...

GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN -

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT

Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đặng Thị Lệ Tâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian triển khai thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên, Trường Tiểu học Tràng Xá - Huyện Võ Nhai -Thái Nguyên, Trường Tiểu học Đôn Phong

  • Huyện Bạch Thông- Bắc Cạn, Trường Tiểu học Lương Hạ - Huyện Na Rì - Bắc Cạn, Trường Tiểu học Vân Nham - Huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn, Trường Tiểu học Tân Thanh - Huyện Văn Lãng - Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1ý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2ịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3ục đích nghiên cứu ..................................................................................... 10 4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 10 5ách tiếp cận ................................................................................................. 10 6ương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10 7.Đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 11 8ấu trúc của luận văn .................................................................................... 11 Chương 1: LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT ..................................... 12 1.1ái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 12 1.1.1ăn hóa ................................................................................................ 12 1.1.2ăn hóa giao tiếp ................................................................................. 13 1.1.3áo dục văn hóa giao tiếp .................................................................. 14 1.1.4áo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học ............................... 17 1.2 trò của giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học ..................... 18 1.2.1áo dục văn hóa giao tiếp với việc hình thành nhân cách ................. 18 1.2.2áo dục văn hóa giao tiếp tạo nên giá trị sống tích cực của HS ........ 19 1.2.3áo dục văn hóa giao tiếp giúp học sinh tạo lập các mối quan hệ trong cuộc sống .................................................................................................. 19

2.3ử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục văn hóa giao

  • tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc
    • 2.3.1ương pháp đóng vai
    • 2.3.2ương pháp thảo luận nhóm
    • 2.3.3ương pháp rèn luyện theo mẫu
    • 2.3.4ương pháp phân tích tình huống giao tiếp
  • phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc 2.4ăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng,
  • KẾT LUẬN CHƯƠNG
  • Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
  • 3.1ục đích thực nghiệm
  • 3.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
  • 3.3ội dung thực nghiệm
  • 3.4ương pháp thực nghiệm
  • 3.5ết quả thực nghiệm
  • KẾT LUẬN CHƯƠNG
  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 1ết luận
  • 2ến nghị
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. Hệ thống bài học và nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp cho học

tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc

Bảng 3. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng [Khối 2] .................................................................................. 87 Bảng 3. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng [Khối 4] .................................................................................. 88

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1. Ngôn ngữ là một mặt của văn hóa, là nơi tàng trữ văn hóa và biểu hiện văn hóa của cá nhân, gia đình và của toàn xã hội. Ngôn ngữ và văn hóa, cụ thể là văn hóa giao tiếp - văn hóa ứng xử không thể tách rời nhau. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Công cuộc hội nhập và phát triển ấy đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau..ến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng. 1. Các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn đề văn hóa giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến đại học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho học sinh, trong đó giao tiếp có văn hóa là một năng lực quan trọng. Dạy học theo hướng phát triển năng lực chính là định hướng trong việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, và dạy học trong lần cải cách sắp tới sau năm 2015 ở Việt Nam. 1. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt! Làm thế nào cho thế hệ trẻ nói và viết tốt, có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng Việt! Công việc này không đơn thuần là nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học mà là công việc của toàn dân. Làm tốt việc kế thừa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ của dân tộc phải đặt trên phạm vi toàn xã hội, nhưng quan trọng và nòng cốt nhất là nhà trường phổ thông, đặc biệt là nhà trường tiểu học - nơi đặt những “viên gạch” nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông và quan trọng hơn là sự hình thành và phát triển nhân cách con người sau này. 1. Môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi học sinh tiểu học [6 - 11 tuổi] chủ yếu là gia đình và nhà trường. Ở gia đình, các em

thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh, chị, em...Ở trường, đối tượng giao tiếp của các em là thầy cô giáo, bác bảo vệ, các anh chị lớp trên, các bạn cùng học, các em lớp dưới..ù giao tiếp ở gia đình hay nhà trường, nếu theo cách phân vai giao tiếp “ căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong cặp vai ” [Nguyễn Như Ý] thì học sinh tiểu học thường là người ở vai dưới. Trong vai giao tiếp phổ biến của mình [người vai dưới nói với người ở vai trên], học sinh tiểu học cần lễ phép và cần biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để biểu thị thái độ lễ phép, lịch sự của mình. 1. Giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp có văn hóa nói riêng trong nhà trường tiểu học không được tiến hành như một môn học hay một hoạt động giáo dục cụ thể mà được triển khai qua hai con đường cơ bản: [1] tích hợp thông qua dạy học các môn học trong chương trình giáo dục cấp học; [2] thực hiện giáo dục văn hóa giao tiếp qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kết quả điều tra thực tiễn bước đầu cho thấy, có rất nhiều giáo viên lựa chọn giáo dục văn hóa giao tiếp qua dạy học các môn học phù hợp, trong đó có môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, việc thực hiện giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn học này ở các trường tiểu học vẫn chưa thực sự được quan tâm và tiến hành chưa hiệu quả. 1. Đối với học sinh tiểu học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, việc giáo dục văn hóa giao tiếp còn nhiều khó khăn do điều kiện địa lí, kinh tế vùng miền, môi trường giao tiếp hẹp, do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc nên sự giao tiếp còn hạn chế. Đa số các em đều là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu thốn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp. Ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các em chủ yếu ở vùng núi cao, trung du, khí hậu khắc nghiệt, giao thông chưa phát triển. Đặc điểm thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế cho nên giáo dục văn hóa giao tiếp cho các em là một

Ở Anh, vấn đề kĩ năng giao tiếp được nghiên cứu khi phân tích diễn ngôn của trường phái Birmingham. Các tác giả tiêu biểu của trường phái này là Sinclair và Coulthard [1975] với công trình “ Hướng tới việc phân tích diễn ngôn”. Công trình này đã miêu tả khá cụ thể mô hình các cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh trong giờ học [ 43 ], [ 45 ]. Có thể nói cho đến nay, ngành ngôn ngữ học của hầu hết các nước trên thế giới đều nghiên cứu đến kĩ năng giao tiếp. Trong các kĩ năng giao tiếp, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp có văn hóa cho học sinh rất được các nước chú trọng. Ở nhiều nước, chương trình giáo dục từ bậc tiểu học đến đại học đều có những nội dung hướng tới mục tiêu rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh. Với quan niệm tìm hiểu các thông tin về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục phát triển cao và các nước tương đồng với Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, nhóm các tác giả của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu sâu về giáo dục phổ thông của các nước Phần Lan, California - Mĩ, Hàn Quốc, Malaysia, Liên bang Nga, Trung Quốc, đồng thời tham khảo các nghiên cứu về giáo dục của một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Qua đó cho thấy, ở các nước đều rất chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cho học sinh ngay từ bậc phổ thông. Ở Hàn Quốc, một trong những mục tiêu của “Chương trình ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc năm 2007” là rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh, để hướng tới các mục đích cụ thể như: học sinh có thể giới thiệu về bản thân bằng giọng nói rõ ràng trước mặt nhiều người; có thể nói chuyện qua điện thoại bằng cách tuân thủ theo những quy tắc nhất định; sử dụng các từ ngữ dùng để thể hiện sự ủng hộ/từ chối/hòa giải..ưu tâm đến tình huống/hoàn cảnh của người nghe; biết sử dụng các từ ngữ dùng để khen ngợi hoặc xin lỗi được dùng trong các mối quan hệ xã hội; nói những từ thể hiện sự ủng hộ, từ chối, hòa giải, quan

tâm đến tình huống của những người nghe; hay học cách bổ sung hoặc biện hộ/xin lỗi, nói bằng giọng điệu phù hợp với mỗi tình huống; có sự quan tâm đúng mức đến những câu trả lời của đối phương...[ 8 ]. Còn ở bang California - Mĩ, trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã rất tự tin trong việc trình bày bằng lời nói những suy nghĩ, ý tưởng của mình trước người khác bởi các em đã được rèn luyện kĩ năng nghe và nói ngay từ những năm học đầu tiên và kĩ năng nói có mặt ở 3 trong 4 yêu cầu cần đạt của các lớp bậc Tiểu học: chiến lược nghe và nói, nghe hiểu, tổ chức và trình bày, thực hành nói. Trong chiến lược nghe và nói vấn đề ngữ điệu lại được rất quan tâm và chú ý. Học sinh phải biết kết hợp lời nói, điệu bộ, cử chỉ, động tác với việc trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình [dẫn theo 28 ]. Đi vào nội dung cụ thể về thực hành rèn luyện văn hóa giao tiếp, bài báo “Học ứng xử ngay từ ghế nhà trường ” [ 3 ] của báo Lao động ngày 25 tháng 04 năm 2010 cho thấy ở một số nước trên thế giới, học cách ứng xử và sử dụng ngôn ngữ lịch sự khi giao tiếp đã được dạy ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trường. Ngay từ năm 1998, Bộ hướng dẫn cộng đồng Australia đã phát hành bảng quy định “Những ứng xử văn minh” tại mọi trường học ở bang Queensland. Theo bản quy định này, các nhà trường quy định trẻ em phải biết tôn trọng giáo viên, yêu thương các học sinh khác và giao tiếp, cư xử có văn hóa. Tại Anh, mọi lớp học đều treo bảng quy định dạy ứng xử để giáo viên thường xuyên giảng dạy cho học sinh. Mọi học sinh được khuyến khích ứng dụng các quy định trong lớp học và cả sân chơi. Các trường học ở Anh còn có “ Ngày ứng xử văn minh” nhằm nâng cao ý thức cộng đồng vào chương trình giảng dạy cho học sinh. Các kĩ năng cơ bản như “không ngắt lời” và “chào hỏi” được đưa vào dạy ở mọi tình huống tại các cấp bậc tiểu học và các kĩ năng phức tạp hơn được phổ biến ở các cấp học cao hơn. Hiện hàng trăm trường học tại Mỹ dùng chương trình Manners of the Hearts [Những ứng xử của trái tim] để giảng dạy cho học sinh. Theo đó, học

sinh. Đây là một khoảng trống khoa học cần được đi sâu nghiên cứu nhằm tháo gỡ phần nào những hạn chế trong thực trạng dạy học môn Văn - Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong lịch sử phát triển dân tộc của nước ta, vấn đề về giao tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn hóa. Ở Việt Nam, trong vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và vấn đề tìm hiểu văn hóa giao tiếp nói riêng là một vấn đề còn nhiều mới mẻ, tuy nhiên nó cũng đang được quan tâm một cách đúng mực. Cụ thể là sự xuất hiện của các công trình nghiên cứu mang tính định hướng như: Nghi thức lời nói tiếng Việt của tác giả Hoàng Trọng Phiến [1992], Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt của tác giả Nguyễn Văn Khang [1996], Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt của tác giả Vũ Thị Thanh Hương [1999], Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [2000], Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa của tác giả Nguyễn Quang [2002], Văn hóa giao tiếp trong nhà trường của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [2012]..ác tài liệu này đã xác định được nghi thức giao tiếp, ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp và một số vấn đề liên quan, cũng như đã phác thảo được một số hướng tiếp cận văn hóa giao tiếp chủ yếu được đúc kết từ những quan sát dựa vào ngữ liệu tiếng Việt. Đó là những bước đi cơ bản cần có khi nghiên cứu về giao tiếp trong sự tương tác hội thoại dưới sự chi phối của một nền văn hóa. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Những năm gần đây, chương trình dạy học môn Ngữ văn ở phổ thông đã có nhiều đổi mới đáng kể. Nội dung dạy học không còn quá thiên về cung cấp tri thức mà đã chú ý đến rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu.

Điều này đã được thể chế hóa trong phần xác định mục tiêu “rèn luyện, phát triển toàn diện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh”. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nội dung dạy học hướng tới việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng lời đã bắt đầu được thể hiện trong chương trình của bậc Tiểu học, từ bậc THCS đến bậc THPT nội dung này chưa thực sự được quan tâm. Ở bậc Tiểu học, học sinh đã được học những nội dung khá cụ thể để biết rèn năng lực giao tiếp, được tiếp cận với phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp để thực hiện nhiệm vụ này. Theo cấu trúc chương trình môn Tiếng Việt tiểu học, kĩ năng nói bao gồm tiểu kĩ năng: sử dụng nghi thức lời nói, đặt và trả lời câu hỏi, thuật việc, kể chuyện, phát biểu thuyết trình. Các kĩ năng này đều được rèn luyện cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, theo những mức độ yêu cầu phù hợp với lứa tuổi. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì nội dung rèn luyện năng lực giao tiếp trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là rất phong phú, bước đầu tiếp cận được với xu thế chung của thế giới. Vấn đề rèn luyện kĩ năng giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp nói riêng cho học sinh tiểu học không chỉ được đề cập trong nội dung chương trình sách giáo khoa, mà bước đầu cũng đã thu hút được sự quan tâm của một số tác giả dưới góc độ luận bàn về kĩ năng giao tiếp và văn hóa giao tiếp cho học sinh. Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - đã nghiên cứu Quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kĩ năng giao tiếp của học sinh; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại nghiên cứu trên đối tượng là học sinh hai lớp cuối cấp, qua môn Đạo đức và như tác giả đã viết, do những khó khăn khách quan nên chỉ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn nội và ngoại thành Hà Nội [ 29 ].

chung và học sinh miền núi nói riêng còn “bỏ ngỏ”, chưa thấu đáo, triệt để. Vì vậy, nó cần được nghiên cứu, triển khai và quan tâm nhiều hơn nữa. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học, đề tài đề xuất các biện pháp sư phạm giáo dục văn hóa giao tiếp qua môn Tiếng Việt cho học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh tiểu học hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các biện pháp sư phạm giáo dục văn hóa giao tiếp qua môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Phạm vi nội dung: nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Phạm vi khảo sát: Đề tài sẽ tiến hành khảo sát việc giáo dục văn hóa giao tiếp thông qua môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học của một số trường ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 5. Cách tiếp cận Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành trải nghiệm kĩ năng giao tiếp, văn hóa giao tiếp trong quá trình học tập. 5. Tiếp cận những cơ sở lí luận của vấn đề văn hóa giao tiếp trong dạy học môn Tiếng Việt. 5. Khảo sát thực trạng của việc dạy giao tiếp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. 5. Đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu 6. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa hệ thống lý luận của đề tài.

6. Phương pháp điều tra, quan sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS tiểu học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. 6. Phương pháp so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận khoa học từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 6. Phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7. Đóng góp mới của luận văn Giúp trang bị cho các em một số kĩ năng giao tiếp cơ bản và thể hiện văn hóa giao tiếp trong cuộc sống. Góp phần nâng cao năng lực cá nhân và chất lượng cuộc sống, tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. 8. Cấu trúc của luận văn Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận còn có nội dung chính là 3 chương: Chương 1 : Lý luận về giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt Chương 2 : Các biện pháp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc qua môn Tiếng Việt

Chủ Đề