Lưới điện quốc gia có máy cấp điện áp

3. Luyện tập Bài 22 Công Nghệ 12 

Như tên tiêu đề của bài Hệ thống điện quốc gia, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được khái niệm về vai trò của hệ thống điện quốc gia

  • Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 12 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 87 SGK Công nghệ 12

Bài tập 2 trang 87 SGK Công nghệ 12

Bài tập 3 trang 87 SGK Công nghệ 12

4. Hỏi đáp Bài 22 Chương 5 Công Nghệ 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 12 – Bài 22: Hệ thống điện quốc gia giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 12

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 85: Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải. Tại sao đường dây truyền tải công suất lớn càng dài điện áp càng cao?

    Trả lời

    Vì tăng điện áp để giảm dòng điện truyền tải trên đường dây, từ đó sẽ giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp trên từng dây.

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 86: Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay lưới điện truyền tải? Vì sao?

    Trả lời

    Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân. Vì nó có điện áp thấp [ ⟨ 1000 V].

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 87: Em hãy giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế?

    Trả lời

    Trong hệ thống điện quốc gia, có nhiều nhà máy điện cùng cung cấp điện, nhờ đó sẽ đảm bảo độ tin cậy cao và sự phân phối phụ tải sẽ có giá trị kinh tế nhất.

    Câu 1 trang 87 Công nghệ 12: Thế nào là hệ thống điện quốc gia?

    Trả lời

    Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện gồm có nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

    Câu 2 trang 87 Công nghệ 12: Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp nào?

    Trả lời

    Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500 kV; 220 kV; 110 kV; 66kV; 35 kV; 22 kV; 10,5 kV; 6 kV; 0,4 kV.

    Câu 3 trang 87 Công nghệ 12: Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

    Trả lời

    Cần phải có hệ thống điện quốc gia vì:

    – Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,… và sinh hoạt.

    – Hệ thống điện quốc gia có độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

    Câu hỏi: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp?

    A. 35KV

    B. 60KV

    C.66KV

    D. 22KV

    Trả lời:

    Chọn đáp án C. 66KV

    Lưới điện truyền tải có cấp điện áp 66KV

    Cùng Top lời giải tìm hiểu vềhệ thống điện quốc gia, lưới điện truyền tải và điện áp nhé!

    I. Hệ thống điện quốc gia

    1. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia:

    - Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

    - Các phần tử được nối với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

    2. Sơ đồ lưới điện quốc gia:

    a. Cấp điện áp của lưới điện:

    - Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.

    - Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.

    - Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.

    b. Sơ đồ lưới điện:

    Gồm: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.

    3. Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng:

    - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt.

    - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.

    II. Lưới điện truyền tải

    1. Khái niệm

    Lưới điện là hệ thống truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

    2. Phân loại

    Chúng ta sử dụng điện hằng ngày, nhưng đôi khi tự hỏi lưới điện mà chúng ta đang dùng được phân làm mấy loại sau khi chạy ra từ nhà máy điện? Điện năng sau khi được gia công bằng ở các nhà máy [điện áp ra ở các nhà máy điện bình thường dao động 6 đến 10,5 kV] điện sẽ được truyền tải, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện chia làm các loại và tên gọi như sau:

    + Lưới hệ thống [110kV, 220kV, 500kV]. Nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.

    + Lưới truyền tải [35kV, 110kV, 220kV]. Phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2, A3 quản lý.

    + Lưới phân phối trung áp [6, 10, 15, 22, 35kV]. Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải [trạm phân phối]. Lưới phân phối trung áp [6-35kV] do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp [220-380V].

    + Lưới phân phối hạ áp [0,4/0,22kV].

    III. Điện áp

    1. Khái niệm

    Điện áp hay hiệu điện thế là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp.

    2. Phân loại điện áp

    Việc phân loại điện áp tùy thuộc vào nhu cầu và quy định của từng quốc gia. Ví dụ: ở Việt Nam điện áp 1 pha là 220 VAC, ở Nhật Bản là 100 – 110 VAC. Trong truyền tài điện công nghiệp ở Việt Nam được phân ra thành 3 loại điện áp: Cao thế, trung thế, hạ thế.

    Điện cao thế

    Điện cao thế [hay còn gọi là điện thế cao] là dòng điện có điện áp đủ lớn để gây hại đến sinh vật sống. Thiết bị và các dây dẫn mang dòng điện cao cần phải bảo đảm các yêu cầu và quy trình an toàn. Trong các ngành công nghiệp, điện cao thế nghĩa là dòng điện cao hơn một ngưỡng nào đó.

    Điện cao thế được dùng chủ yếu trong việc phân phối điện năng, trong ống phóng tia cathode, sản sinh tia X và các chùm hạt để thể hiện hồ quang điện, cho sự xẹt điện, trong đèn nhân quang điện, và các đèn điện tử chân không máy khuếch đại năng lượng cao và các ứng dụng khoa học và công nghệ khác.

    Điện cao thế thường dùng cho các mạng phân phối điện đi xa gồm 1 số cấp như: 66 KV, 110 KV, 220 KV, 500 KV.

    Điện trung thế

    Điện trung thế có cấp điện áp nhỏ hơn cao thế, ở những công trình; khu công nghiệp; khu dân sinh… thường có đường điện trung thế cấp đến máy biến áp, sau đó hạ áp để phân phối điện. Một số cấp điện áp hay dùng như: 22 KV và 35 KV.

    Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn [người hoặc vật đến gần dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m]. Sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.

    Điện hạ thế

    Bị điện giật khi chạm vào dây điện bị tróc vỏ cách điện hoặc phần dây kim loại đang mang điện. Cấp điện áp này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi bện vào nhau; một số ít sử dụng 4 dây rời, gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ.

    Cột điện thường sử dụng cột bê tông ly tâm, có nơi sử dụng cột bê tông vuông, trụ tháp sắt, cao từ 5m-8m. Tại Việt Nam, điện hạ thế có 1 mức: 0,4kV [400V]

    Điện hạ thế [cấp điện áp 0,4 KV ] là điện sử dụng để cấp cho các thiết bị hoạt động gồm điện hạ thế 1 pha, 2 pha và 3 pha. Điện áp 1 pha [ 220 VAC ], điện 2 pha [ 380 VAC ] – loại này ít gặp ở Việt Nam thường để cung cấp nguồn vào cho 1 số loại ổn áp đặc biệt, điện áp 3 pha [ 380 VAC ] hay gặp trong điện công nghiệp.

    IV. Khắc phục sự cố điện áp yếu – không ổn định

    Tất cả các thiết bị điện được bán ở Việt Nam làm việc trong khoảng điện áp 220-240 V. Điện áp thấp hơn hoặc cao hơn so với phạm vi này cần phải được điều chỉnh nếu thiết bị đó không thể tự xử lý. Tuy nhiên, điện áp tại nhiều nơi ở Việt Nam có thời điểm thường xuyên xuống thấp tới mức 150-160 V.

    1. Nguyên nhân điện áp không ổn định

    Nguyên nhân dẫn đến việc điện áp bị thiếu hụt không phải. Do các nhà máy điện không cung cấp đủ dòng điện cho nhu cầu của người dân. Điện áp khi đến các hộ gia đình bị yếu là do sụt áp trên đường dây. Vì các nhà máy điện thường ở rất xa nên dòng điện trên đường truyền tải sẽ bị tiêu hao. Gây ra sụt áp. Đặc biệt là những khu dân cư ở cạnh các khu công nghiệp.

    Nhà máy sản xuất thường bị sụt áp rất cao. Có nơi điện áp chỉ còn 100V. Sử dụng nguồn điện yếu không đủ 220V hoặc cao quá 220V đều gây hại cho các thiết bị điện. Làm giảm tuổi thọ của máy móc, có thể gây cháy hỏng thiết bị ngay lập tức.

    2. Cách khắc phục

    Để khắc phục tình trạng yếu điện. Nhà nước luôn cho thay mới đường dây điện đủ to để tránh sụt áp. Nhưng các khu dân cư và các nhà máy phát triển rất nhanh. Lượng máy móc sử dụng điện tăng nhanh. Nên việc sụt áp trên đường dây vẫn xảy ra.

    Để khắc phục tối ưu tình trạng này, người dân có thể sử dụng máy ổn áp. Để ổn định dòng điện sinh hoạt cho gia đình. Máy ổn áp có tác dụng ổn định dòng điện đầu ra với điện áp đầu vào. Thay đổi trong dải cho phép để máy ổn áp hoạt động. Ngoài ra máy ổn áp có thể ngắt điện để bảo vệ thiết bị điện trong nhà. Khi điện áp dâng cao do chập điện ở bên ngoài hoặc do sét đánh,…

    Video liên quan

    Chủ Đề