Mac thep sử dụng trong bánh xe

Banhxeday.vn là một trong những địa chỉ cung cấp bánh xe đẩy uy tín mà bạn có thể lựa chọn. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được đón tiếp và tư vấn nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Mỗi sản phẩm mà Banhxeday.vn mang đến cho bạn đều đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá bán cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có dịch vụ hỗ trợ giao hàng tận nơi dù bạn ở bất kỳ đâu.

Chúng tôi đồng ý rằng có quá nhiều mác thép hiện nay trên thị trường và chúng rất dễ làm người tiêu dùng bối rối khi lựa chọn.

Nhưng thực tế là bạn không cần phải biết hết mọi thứ mà chỉ cần quan tâm đến những thứ quan trọng nhất để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Vậy, mác thép là gì? Thông số tiêu chuẩn trên mác thép mang ý nghĩa cụ thể như thế nào? Có những tiêu chuẩn đánh giá nào và những loại nào được sử dụng phổ biến hiện nay? 

Trong bài viết này Tôn Nam Kim sẽ chia sẻ với bạn mọi thứ bạn cần biết.

Bắt đầu nhé!

Mác thép là gì?

Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép. Hay nói cách khác mác thép là khả năng chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó.

Các tiêu chuẩn mác thép và cách phân biệt

Các loại mác thép thường được sử dụng

  • Với thép xây dựng: SD295, SD390, CII, CIII, Gr60, Grade 460, SD49 [CT51], CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.
  • Với thép kết cấu: Trên thị trường Việt Nam hiện tại sử dụng thép SS400, Q235, Q345B, hay trong các bản vẽ ta thấy ghi chú thép CCT34, CCT38…

Tại sao lại có nhiều loại mác thép khác nhau?

Trên thị trường có nhiều ký hiệu về mác thép làm cho người tiêu dùng bối rối và không biết nên sử dụng loại nào cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi ký hiệu đều có ý nghĩa riêng của nó.

Ký hiệu của mác thép gắn với “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của thép đó. Có nhiều tiêu chuẩn mà nhà sản xuất áp dụng để sản xuất như Tiêu chuẩn Việt nam TCVN, tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Nga [không phổ biến bằng]… Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau.

Tiêu chuẩn áp dụng khi sản xuất là: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985, TCVN 1651-2008, JIS G3112 [1987] JIS G3112 – 2004, TCCS 01:2010/TISCO, A615/A615M-04b, BS 4449 – 1997.

Có thể bạn muốn biết thêm

  • Thép Là Gì? Các Loại Thép Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất Hiện Nay
  • Tiêu Chuẩn ASTM Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Nó Trong Ngành Công Nghiệp Vật Liệu
  • Trọng Lượng Riêng Của Thép: Bảng Tra Chi Tiết Và Cách Tính Đơn Giản

Các loại mác thép xây dựng thường dùng

Thường dùng nhất là 2 loại SD và CB. Vậy 2 loại này cụ thể có nghĩa là gì?

Ký hiệu SD trên các loại mác thép SD295, SD390, SD490

Mác thép SD295

Chúng ta hay nghe người ta gọi là thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Con số đằng sau thể hiện cường độ của thép [trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép]. Ví dụ SD240 có nghĩa là thép có cường độ 240 N/mm2.

Ký hiệu CB trên các loại mác thép CB240, CB300V, CB400V, CB500V

Mác thép CB400v

CB là kí hiệu thể hiện “cấp độ bền” của thép. C viết tắt của cấp, B viết tắt của độ bền.

Tên gọi và ký hiệu này tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam. Con số đằng sau[300, 400, 500…] có ý nghĩa là cường độ của thép [trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép].

Ví dụ CB300 có nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Điều này có nghĩa rằng: nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N [24kg].

Các ký hiệu, tên gọi khác

Theo TCVN 1765 – 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT, gồm 3 phân nhóm A,B,C trong đó A là chủ yếu.

  • Phân nhóm A: đảm bảo tính chất cơ học, CTxx, Bỏ chữ A ở đầu mác thép chẳng hạn CT38, CT38n, CT38s là 3 mác có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa, song ứng với 3 mức khử oxy khác nhau: lặng, bán lặng và sôi ứng với CT38, CT38n, CT38s. Vd: CT31, CT33. CT34, CT38, CT42, CT51, CT61…
  • Phân nhóm B: đảm bảo thành phần hóa học, quy định thành phần [tra sổ tay]. Ví dụ BCT31, BCT33. BCT34, BCT38, BCT42, BCT51, BCT61
  • Phân nhóm C: Quy định cả hai tính chất: cơ tính và thành phần hóa học. Ví dụ: CCT34, CCT38, CCT42 và CCT52

Có thể bạn muốn biết: Mác bê tông là gì? Định mức cấp phối bê tông M150, M250, M300

ký hiệu thực tế các loại thép trên thị trường

Các ký hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm chính hãng.

Ký hiệu thép Tôn Nam Kim

Đối với sản phẩm của thương hiệu thép Nam Kim trên các cuộn tôn sẽ được bao bọc bởi bao bì có in hình logo của Tôn Nam Kim.

Tôn lạnh màu Tôn Nam Kim

Ký hiệu thép miền Nam

Đối với sản phẩm Thép cuộn của thương hiệu thép miền Nam trên các cuộn sắt phi 6 hoặc phi 8 có chữ nổi VNSTEEL.

Thép thanh vằn có ký hiệu V, chữ và số chỉ rõ đường kính và mác thép được in nổi, khoảng cách lập lại các dấu hiệu này từ 1 m đến 1,2 tùy theo đường kính cây thép.

Thép góc đều cạnh có ký hiệu chữ v trên thanh Thép được in nổi khoảng cách giữa hai dấu là từ 1,2 đến 1,4m.

Ký hiệu thép Hòa Phát

Ký hiệu thép Hòa Phát

Đối với thép cuộn trơn thì thép Hòa Phát có logo dập nổi ba tam giác và chữ Hòa Phát kèm theo mác thép sử dụng.

Đối với thép thanh vằn thì có logo dập nổi ba tam giác và chữ Hòa Phát kèm theo chủng loại và mác thép.

Ký hiệu thép Pomina

Ký hiệu thép Pomina

Thép Pomina có hình biểu tượng quả táo đặc trưng sau đó đến mác thép cách nhau chừng 1-1.2cm. Logo và mỗi con số thể hiện đường kính cách nhau bởi một gân thép.

Ký hiệu thép Việt Nhật

Thép Việt Nhật có ký hiệu là hình biểu tượng bông hoa 4 cánh và có các mác thép xây dựng từ d10 đến d51.

Ký hiệu thép Việt Úc

Ký hiệu thép Việt Úc

Thép Việt Úc có ký hiệu là biểu tượng con Kangaroo, kèm dòng chữ V-UC và mác thép CB3 trên thân cây thép.

Bảng tra mác thép theo tiêu chuẩn

Khi xây nhà, làm công trình nên sử dụng mác thép nào phù hợp?

Thực tế chúng ta có thể sử dụng loại mác thép nào cũng được. Đối với thép mác thấp thì chúng ta phải sử dụng mật độ thép dày hơn, số cây thép trên một đơn vị diện tích nhiều hơn. Việc này dẫn tới không kinh tế. Theo kinh nghiệm thì:

  • Với nhà thấp tầng [7 tầng]: Nên dùng mác thép có cường độ cao hơn là CB400 hoặc SD390. Thậm chí sử dụng thép cường độ cao hơn nữa là CB500 hoặc SD490 [Hai loại này có khả năng chịu lực tương đương nhau].

Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc rất lớn vào thiết kế của công trình, có thể chúng ta sẽ cần các loại mác thép khác nhau cho những vị trí chịu lực khác nhau. Bởi vậy bạn hãy tham khảo ý kiến của kỹ sư xây dựng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc sử dụng mác thép nhé!

Sự khác nhau giữa mác thép CT34 và CCT34

Như đã giải thích ở tiêu chuẩn Việt Nam ở phần trước, thép CT34 thuộc phân nhóm A [quy định đảm bảo tính chất cơ học], còn thép CCT34 thuộc phân nhóm C [quy định cả hai tính chất: cơ tính và thành phần hóa học].

Mác thép SS400

Thép SS400 là gì?

Thép SS400 là loại mác thép cacbon thông thường, thép dùng trong chế tạo chi tiết máy, khuôn mẫu… theo tiêu chuẩn của Nhật Bản JIS G3101 [1987]. 

Thép SS400 dạng tấm thường được sản xuất trong quá trình luyện thép cán nóng thông qua quá trình cán thường ở nhiệt độ trên 1000℃ để tạo thành phẩm cuối cùng.

Thép SS400 tấm có màu xanh, đen, tối đặc trưng, đường mép biên thường bo tròn, xù xì, biên màu gỉ sét khi để lâu. Trong khi đó các loại thép SS400 dạng cuộn thường được sản xuất trong quá trình cán nguội ở nhiệt độ thấp.

Ký hiệu thép SS400

Trong ký hiệu SS400, hai chữ SS là viết tắt của Steel Structure [kết cấu thép], còn chỉ số 400 phía sau thể hiện độ bền kéo [đơn vị N/mm2].

Các loại thép có ký hiệu này có giới hạn bền kéo từ khoảng 400-510 MPa. Độ bền kéo này xấp xỉ ngang bằng với mác thép CT3 của Nga, CT42, CT51 của Việt Nam, Q235 của Trung Quốc…

Mác thép SS400 nằm trong nhóm “Rolled steel for general structures” [thép cán thông dụng]. Các mác thép này không quy định nghiêm về thành phần, miễn là thép có thành phần hóa học P

Chủ Đề