Mẫu bản tự đánh giá quá trình công tác năm 2024

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ là biểu mẫu được sử dụng hàng năm trong các cơ quan, đơn vị và tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các viết chính xác biểu mẫu này. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết khi quý bạn đọc muốn biết về mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất. Cùng ACC tìm bài viết Mẫu bản nhận xét quá trình công tác dưới đây

Mẫu bản nhận xét quá trình công tác

1. Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ là gì?

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ là biểu mẫu giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận quá trình làm việc của bản thân, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

2. Hướng dẫn viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ

Để soạn thảo một bản tự nhận xét đánh giá cán bộ cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau đây:

- Phần mở đầu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ cần phải viết đầy đủ thông tin của mình cụ thể như: họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, chức vụ, đang sinh hoạt tại chi bộ nào, đảng bộ nào.

- Phần nội dung bản tự nhận xét đánh giá cán bộ: người viết cần nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện công việc được cấp trên giao mà bản thân đã hoàn thành, nhưng ưu điểm và nhược điểm liên quan đến các vấn đề như:

+ Về phẩm chất chính trị: Vì đứng trong hàng ngũ của Đảng nên cán bộ phải là người có nhận thức rõ ràng về lý tưởng của Đảng, lối sống đạo đức, chính trị và các vấn đề liên quan đến tinh thần kỷ luật, tác phong làm việc. Trong phần này, cán bộ cần nêu những ưu điểm trong việc nhận thực lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa Mác Lênin.

+ Về đạo đức lối sống: Cán bộ cần phải có lối sống giản dị, trung thực không cơ hội tính toán và luôn phải nêu cao được tinh thần phê và tự phên. Người cán bộ cũng là người thực hiện nghiêm chỉnh những quy định mà đã đề ra cho cán bộ công chức trong cơ quan.

+ Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Trên cương vị cần ghi rõ tên chức danh, vị trí hiện tại của người cán bộ mà cần có các biểu hiện năng lực chủ động trong công việc và nêu cao được tinh thần trách nhiệm trong công tác lĩnh vực việc làm, luôn đấu tranh với những điều tiêu cực , luôn thể hiện được sự nghiêm minh trong công việc, khen thưởng rõ ràng, đúng người đúng tội, đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật. Cần chú ý, một người cán bộ giỏi có thể lãnh đạo được dân chúng thì điều kiện cần ở đây là người cán bộ đó phải có được năng lực, tài năng cần thiết để làm việc. Cán bộ tự đưa ra nhận xét cho chính thái độ của mình, mức độ nhiệt tình trong việc giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của người dân.

Lưu ý: khi cán bộ tự nhận xét, đánh giá về mình thì cần phải đảm bảo tính trung thực, không được cung cấp những gì không có thật hay chỉ viết những điều tốt đẹp về bản thân mình. Nêu tóm tắt tiến trình công tác của cá nhân cán bộ , thể hiện những thành tích đạt được trong suốt quá trình đảm nhận công việc và cũng nên nêu ra những khó khăn vất vả mà họ vấp phải, tất cả những điều này đều sẽ được thể hiện một cách khái quát nhất.

- Đánh giá chung về ưu điểm, khuyết điểm của bản thân trong thời gian công tác:

+ Ưu điểm: có phẩm chất đọa đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, điều lệ, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam; chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo; ...

+ Nhược điểm: Trong công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân thì vẫn còn thiếu nhạy bén; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế; công tác chỉ đạo đoàn thể vẫn chưa có sự đồng bộ; ...

- Phần kết luận bản tự nhận xét đánh giá cán bộ dựa trên các tiêu chí sau đây:

  • Đảm bảo được tiêu chuẩn nhà nước về kỷ luật cán bộ : Thực hiện được đầy đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ năng lực và mức độ tín nhiệm của họ trong tổ chức cơ quan đó;
  • Khả năng hoàn thành nhiệm vụ : Mức độ công việc được hoàn thành, hoàn thành xuất sắc hay hoàn thành một phần, hay hoàn thành nhưng vẫn có lỗi, ...;
  • Triển vọng và khả năng cơ hội phát triển: Cá nhân có tiềm năng phát triển, triển vọng tốt hay không trong suốt quá trình làm việc, đảm nhận vị trí trách nhiệm đó, đã từng bị khiển trách nhắc nhở gì hay không ...

Một số lưu ý khi viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ:

  • Áp dụng các quy định tại Quyết định 286-QĐ/TW năm 2010 ban hành Quy chế đánh giá cán bộ do Bộ Chính Trị ban hành và các văn bản pháp luật khác để viết các nội dung đánh giá, nhận xét cán bộ;
  • Nội dung đánh giá nhận xét phải bao quát, đầy đủ các nội dung, tiêu chí về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm trong việc thực hiện công tác;
  • Lập các nội dung, tiêu chí đánh giá theo quy định của đơn vị một cách chi tiết, dễ hiểu và khoa học để dễ dàng so sánh, đối chiếu, đánh giá và tự kiểm điểm;
  • Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ cần có xác nhận đóng dấu của bí thư thay mặt cho ban thường vụ, ký và đóng dấu.
    Hướng dẫn viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ

3. Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất

HUYỆN ỦY

ĐẢNG BỘ VĨNH YÊN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 09 năm 2022

BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

Họ và tên cán bộ : Hoàng Lê Phương Nam

Ngày, tháng, năm sinh: ngày 12 tháng 12 năm 198x

Đơn vị công tác: Huyện đoàn Vĩnh Yên

Chức vụ: Ủy ban thường vụ huyện đoàn

Nhiệm vụ được phân công: Tổ chức, quản lý các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn huyện, các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công.

  1. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC
  2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, lối sống:

- Chấp hành nghiêm túc Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế cơ quan và nơi cư trú. Có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng.

- Có phẩm chất, đạo đức lối sống tốt. Luôn đi đầu trong công tác chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác, giữ vững phẩm chất đạo đức của người đảng viên trong thời đại mới.

- Có tác phong nghiêm túc, quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân đúng mực, có tinh thần tôn trọng đồng nghiệp đồng chí, tận tụy trong công việc.Trong công việc cũng như trong cuộc sống luôn luôn có ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình thẳng thắn. Sẵn sàng tiếp thu, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và giải quyết các ý kiến thắc mắc đề nghị của cán bộ, đồng chí với trách nhiệm là người tổ chức và tham gia trực tiếp vào các hoạt động của ủy ban thường vụ huyện.

- Xây dựng và giữ vững tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong cơ quan, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong đơn vị.

- Có đạo đức, lối sống lành mạnh, hòa đồng với mọi người, không có biểu hiện quan liêu, hách dịch; luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.

- Giữ mối quan hệ mật thiết với người dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Bản thân can bộ và gia đình luôn chấp hàng tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Thực hiện tốt quy định đối với cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị.

  1. Năng lực công tác:

- Có đủ năng lực hoàn thành tốt công tác và nhiệm vụ được giao, có đầy đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các bằng cấp liên quan để phục vụ công việc.

- Chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước và thời gian yêu cầu. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo công tác theo quy định.

- Phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong giải quyết công việc đảm bảo đúng quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ, thời gian giải quyết.

- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác và thực hiện nghiêm tục nội quy, quy chế cơ quan, thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Tích cực nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho lãnh đạo huyện.

  1. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Là cán bộ tổ chức và tham gia cá hoạt động đoàn, hội, đoàn thể của huyện, Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, luôn nêu cao tinh thần và phẩm chất của người cán bộ tổ chức và quản lý các hoạt động của ủy ban thưởng vụ đoàn huyện. Triển khai đầy đủ các hoạt động của đoàn theo quy định và chỉ đạo từ cấp trên theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, có sơ kết các hoạt động theo từng đợt thi đua và qua đó rút ra những kết quả đạt được, cùng với những vấn đề còn tồn đọng trong công tác chỉ thị thực hiện.

- Những đề xuất, sáng kiến được chấp nhận và thực hiện, tham gia tổ chức các phong trào thi đua chiến sĩ cơ sở, các chương trình văn hóa văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ, tham gia tổ chức, lên kế hoạch thực hiện đại hội đại biểu toàn quốc,...

- Đảm bảo đúng số ngày làm việc trong năm, trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ phép, ngày đi công tác và ngày nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật có liên quan đến cá bộ. Thực hiện đầy đủ và hăng hái đi công tác cơ sở, phát hiện những vấn đề phát sinh hoặc tồn tại, đưa ra báo cáo đề xuất giải quyết.

Kết quả trong năm 2021: Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định:

- Đối với chuyên môn: Được Ủy ban nhân dân huyện khen tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".

- Đối với Công đoàn: Được công đoàn ngành khen tặng: Tập thể "Công đoàn vững mạnh xuất sắc"; cá nhân "Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn".

  1. Đánh giá chung về ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong thời gian công tác
  2. Ưu điểm:

- Có lập trường quan điểm, tư tưởng chính trị, việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc chấp hành Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng.

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Có tinh thần nghiên cứu. học tập để nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng làm tốt công tác quản lý, có năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thể hiện qua khố lượng, chất lượng, tiến độ và hiệu quả của công việc;

- Có tinh thần trách nhiệm công tác thể hiện ở việc chỉ đạo đề tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các công việc được phân công phụ trách, đảm bảo thời gian thực hiện và chất lượng hiệu quả trong công tác tham mưu, đề xuất đối với cấp trên về lĩnh vực phụ trách. Có sáng kiến và việc áp dụng kinh nghiệm công tác vào trong thực tiễn giải quyết công việc được giao.

- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chức trách được giao trong năm và đạt được kết quả tốt trong hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao phụ trách, quản lý.

  1. Khuyết điểm:

- Chưa huy động hết sức mạnh của tập thể và cá nhân của đội ngũ;

- Tổ chức tham gia các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong đội ngũ chưa mạnh.

- Trong quá trình công tác và sinh hoạt chi bộ chưa đưa ra nhiều ý kiến hay.

- Trong thời gian đầu mới làm công tác quản lý vì thiếu kinh nghiệm nên việc chỉ đạo và điều hành công việc đôi lúc còn thiếu khoa học. Việc phê bình và tự phê bình trong đơn vị còn chưa thật mạnh dạn, còn cả nể.

  1. Chiều hướng phát triển bản thân

- Phát huy và thể hiện tốt những ưu điểm trong thời gian qua đã làm được, đồng thời khắc phục những hạn chế và tồn tại trong thời gian tiếp theo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nâng cao hoạt động của đoàn thể, giúp đoàn thể trở thành một tổ chức vững mạnh.

- Sở trường công tác: Làm công tác quản lý, quản lý tổ chức hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Có triển vọng phát triển và có khả năng thực hiện nhiệm vụ ở vị trí cao hơn.

III. Kết luận chung

  1. Về đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ: có đầy đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực công tác.
  2. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: đủ khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  3. Triển vọng và chiều hướng phát triển: đảm bảo tốt nhiệm vụ hiện tại và có chiều hướng phát triển tốt.

Trên đây là bản tự nhận xét đánh giá giá của tôi, bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp để bản thân ngày càng được hoàn thiện hơn ./.

Thủ trưởng trực tiếp đánh giá

[Ký và ghi rõ họ tên]

Người tự nhận xét

[Ký và ghi rõ họ tên]

4. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Bản nhận xét quá trình công tác thường bao gồm những nội dung gì?

Bản nhận xét quá trình công tác thường bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, chức vụ.
  • Tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác:
    • Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
    • Ý thức tổ chức kỷ luật.
    • Đạo đức, lối sống.
  • Đánh giá chung về ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong thời gian công tác.
  • Tự xếp loại.

Câu hỏi 2: Khi viết bản nhận xét quá trình công tác cần lưu ý những điều gì?

Khi viết bản nhận xét quá trình công tác, cần lưu ý những điều sau:

  • Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
  • Thể hiện đúng nội dung yêu cầu của bản tự nhận xét.
  • Sử dụng ngôn ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
  • Thể hiện tinh thần trách nhiệm, trung thực.

Câu hỏi 3: Bản nhận xét quá trình công tác được sử dụng trong những trường hợp nào?

Bản nhận xét quá trình công tác có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, như: đánh giá cán bộ, viên chức, người lao động; bổ nhiệm, thăng chức, khen thưởng, kỷ luật;...

Câu hỏi 4: Cách viết bản nhận xét quá trình công tác thế nào?

Để viết bản nhận xét quá trình công tác, cần thực hiện theo các bước sau:

  1. Tìm hiểu thông tin yêu cầu của bản tự nhận xét.
  2. Xác định những nội dung cần viết trong bản tự nhận xét.
  3. Thu thập thông tin, dữ liệu để viết bản tự nhận xét.
  4. Viết bản tự nhận xét theo trình tự các nội dung đã xác định.
  5. Đọc lại và chỉnh sửa bản tự nhận xét trước khi nộp.

Khi viết bản tự nhận xét, cần lưu ý những điều sau:

  • Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
  • Thể hiện đúng nội dung yêu cầu của bản tự nhận xét.
  • Sử dụng ngôn ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
  • Thể hiện tinh thần trách nhiệm, trung thực.

Dưới đây là một số gợi ý về cách viết bản nhận xét quá trình công tác:

  • Phần tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác:
    • Trình bày cụ thể, chi tiết những nội dung đã thực hiện.
    • Nêu rõ kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc gặp phải và cách giải quyết.
    • Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phần đánh giá chung về ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong thời gian công tác:
    • Nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân.
    • Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những ưu điểm, khuyết điểm đối với công việc.
  • Phần tự xếp loại:
    • Lựa chọn xếp loại phù hợp với kết quả đánh giá.

Câu hỏi 5: Bản nhận xét quá trình công tác có cần có xác nhận của cấp trên trực tiếp hay không?

Bản nhận xét quá trình công tác cần có xác nhận của cấp trên trực tiếp để đảm bảo tính chính xác, khách quan. Cấp trên trực tiếp sẽ căn cứ vào bản tự nhận xét của cán bộ để đánh giá, xếp loại cán bộ.

Trên đây là tổng hợp các Mẫu bản nhận xét quá trình công tác thông dụng. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ.

Chủ Đề