Mẫu bảng kê đính kèm theo hóa đơn gtgt

Mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào [Mẫu số: 01-2/GTGT] đã không còn đính kèm tờ khai thuế GTGT trên HTKK khi nộp báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý. Để thuận tiện cho việc báo cáo thuế, kế toán doanh nghiệp có thể lập mẫu bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào trên Excel để báo cáo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lập mẫu bảng kê mua vào trên file Excel.

Hướng dẫn lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào.

1. Nguyên tắc khi lập bảng kê hóa đơn đầu vào

Theo Khoản 1, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và chịu thuế GTGT. Trong đó: - Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ. - Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT mua vào được khấu trừ trong tháng. Cuối năm doanh nghiệp phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng. \>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế GTGT.

2. Những hóa đơn nào được kê khai, không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT?

Các hóa đơn, chứng từ được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT: - Hóa đơn GTGT đủ điều kiện khấu trừ, gồm cả hóa đơn bỏ sót của các kỳ kê khai trước, vì doanh nghiệp được kê khai khấu trừ trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp. - Chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ tính thuế. - Chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài. Những hóa đơn, chứng từ không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT: - Hóa đơn bán hàng mua của các doanh nghiệp kê khai tính thuế theo phương pháp trực tiếp. - Hóa đơn GTGT không đủ điều kiện khấu trừ theo quy định của thuế GTGT. - Hóa đơn không chịu thuế GTGT. \>> Có thể bạn quan tâm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Những hóa đơn được kê khai trên Mẫu 01-2/GTGT.

3. Hướng dẫn lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào

Mẫu 01-2/GTGT thường có 3 mục chính phân chia theo điều kiện khấu trừ thuế của hàng hóa, dịch vụ, cách lập như sau:

Dòng 1: “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD không chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ”.

Mục này để kê khai các hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện khấu trừ thuế. Trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện khấu trừ thì thực hiện kê khai hết vào mục này.

Hiện nay, việc sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử đều vô cùng cần thiết trong các trường hợp mà số lượng hàng hóa, dịch vụ quá dài và phải ghi chép lại trên hóa đơn. Bên cạnh đó, nghị định mới 123/2020/NĐ-CP cùng thông tư 78/2021/TT-BTC được ban hành và có nhiều sự thay đổi mới về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn so với thông tư 39.

Vậy mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn là gì và có những quy định nào cần lưu ý? Hãy cùng NewCA đi sâu vào tìm hiểu.

1. Có được sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử hay không?

Trong một số trường hợp sau đây thì hóa đơn điện tử sẽ được xuất kèm với bảng kê: Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần phải được ghi nhận nhiều hơn số dòng của tờ hóa đơn, người bán cần lập thành nhiều hóa đơn hoặc “sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn” theo quy chuẩn Thông tư 78/2021/TT-BTC.

2. Đối tượng được phép sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử

Đối tượng được quy định sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử chính là những doanh nghiệp đã và đang sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng nghị định 123, thông tư 78 và cụ thể là:

  • Đối với các loại dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh thì được phép sử dụng bảng kê để thực hiện việc liệt kê các loại hàng hóa, dịch vũ đã bán ra kèm theo hóa đơn. [Điều 10 thuộc nghị định 123].

Do vậy, việc sử dụng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử sẽ chỉ được áp dụng với dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh.

3. Quy định về mẫu bảng kê kèm hóa đơn điện tử tại nghị định 123

Một số quy định liên quan đến mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn mà bất cứ kế toán nào cũng cần phải nắm rõ là:

  • Bảng kê khi được lập cần phải lưu trữ song song cùng với hóa đơn dùng cho mục đích kiểm tra hoặc đối soát của đơn vị cơ quan có thẩm quyền.
  • Hóa đơn đính kèm bắt buộc có ghi chú nội dung là: “kèm theo bảng kê số/ngày/tháng/năm”

Ngoài ra, mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử cũng cần:

  • Có đầy đủ ô thuế suất GTGT cũng như tiền thuế GTGT khi người bán thực hiện nộp thuế VAT theo cách thứ khấu trừ, kiểm tra sao cho tổng số tiền thanh toán sẽ đúng với số tiền thể hiện trên hóa đơn VAT.
  • Với hàng hóa hay dịch vụ bán ra, bảng kê sẽ cần ghi chú thứ tự bán hàng theo từng ngày.
  • Không cần ghi đơn giá với trường hợp hàng hóa hay dịch vụ sử dụng bảng kê đã liệt kê đầy đủ hàng hóa, dịch vụ bán theo hóa đơn đó.

Những quy định về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn giấy

Theo như thông tư 39, với trường hợp danh mục hàng hóa hay dịch vụ phải ghi nhận có số lượng lớn, nhiều hơn số dòng của hóa đơn thì người bán cần lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kể để có thể liệt kê đầy đủ các loại hàng hóa, dịch vụ bán theo hóa đơn.

![Thông tin cần biết về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn ][//newca.vn/wp-content/uploads/2023/02/Thong-tin-can-biet-ve-mau-bang-ke-xuat-kem-hoa-don-1.jpg]

Và để thực hiện được mẫu bảng kê kèm hóa đơn thì người bán có thể tự thiết kế các mẫu bảng nhưng cần phải đảm bảo nội dung cần có.

Nội dung của mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn

1. Nội dung mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử

Một bảng kê đầy đủ và được chấp thuận sẽ cần yêu cầu với đầy đủ nội dung dưới đây:

  • Họ tên đầy đủ người bán
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ chi tiết của người bán
  • Tên hàng hóa hoặc dịch vụ
  • Số lượng hàng hóa chính xác
  • Đơn giá cụ thể của sản phẩm
  • Tổng số tiền
  • Ngày bảng kê được lập
  • Chữ ký người lập bảng kê

2. Nội dung mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn giấy

Có thể nói rằng mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn giấy cũng tương tự như với hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nếu bảng kê có nhiều tờ thì người lập sẽ cần đánh số trang liên tục và đóng dấu giáp lai.
  • Tại trang cuối cùng của bảng kê thì nên xuất kèm hóa đơn VAT giấy cũng như có chữ ký đầy đủ của người bán, người mua đúng với trên hóa đơn.
  • Số lượng bảng kê sẽ cần khớp với số liên xuất hiện trên hóa đơn, người bán, người mua đều phải thực hiện việc lưu trữ, quản lý để bên cơ quan thuế kiểm tra khi có yêu cầu đưa xuống.

Đối tượng nào không được phép lập mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử?

Khi tiến hành phát hóa đơn điện tử có nhiều trang thì doanh nghiệp buộc phải đảm bảo những điều kiện cần:

  • Trang đầu tiên phải có cùng số hóa đơn, mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn cùng với trang sau.
  • Các trang cần khớp thông tin cần có của người bán như địa chỉ, mã số thuế, họ và tên,… Trong trường hợp người mua là kế toán thì từ trang thứ 2 trở đi cần có những thông tin trên.
  • Các trang sau được yêu cầu có ghi chú bằng tiếng Việt và không có dấu “tiep theo trang truoc – trang a/b“; với a là số thứ tự của từng trang và b là số trang.

Nếu đơn vị kinh doanh hay doanh nghiệp không đảm bảo được những yêu cầu này thì đơn vị sẽ không được xuất mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn.

Bài viết là toàn bộ các thông tin cần biết về mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn được NewCA chia sẻ rất cụ thể, chi tiết. Nếu quý độc giả và khách hàng đang có bất cứ nhu cầu nào về các sản phẩm số thông minh, chất lượng cao như: hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán, chữ ký số,… thì hãy liên hệ ngay với NewCA để được chăm sóc và tư vấn tận tình.

Chủ Đề