Máy tính bị lỗi no boot device found

Lỗi No bootable device is detected – insert boot disk and press any key. Là một lỗi thông thường xuất hiện khi máy tính không thể load được boot từ ổ cứng để chạy hệ điều hành. Với lỗi này bạn phải nhận biết được máy tính đang hư hỏng ở đâu để có hướng khắc phục phù hợp. Thông thường có 4 trường hợp: Mất boot, sai chế độ boot, máy tính không kết nối ổ cứng hoặc ổ cứng bị hỏng. Laptopxanh.com sẽ hướng dẫn bạn các bước kiểm tra các trường hợp bằng phương pháp đơn giản nhất, dễ làm nhất mà bạn cũng có thể tự làm được, cũng như có phương hướng khắc phục trước khi đưa máy đến các trung tâm sửa chữa laptop.

Bước 1: Kiểm tra ổ cứng [tự kiểm tra được]

Thông thường, bạn sẽ kiểm tra phần mềm trước vì nó đơn giản và tránh mất chi phí. Nhưng ở đây, Laptopxanh.com hướng dẫn bạn kiểm tra ổ cứng trước vì đa số trường hợp gặp tại Laptopxanh.com khách mang máy đến đều trong tình trạng không nhận ổ cứng. Nên mình khuyên bạn kiểm ra ổ cứng trước sẽ tránh mất đi của bạn khá nhiều thời gian.

  • Nguyên nhân: Máy không nhận được boot từ ổ cứng do ổ cứng hỏng.
  • Cách khắc phục: Kiểm tra trong BIOS xem máy tính còn nhận ổ cứng hay không

Như hình trên bạn sẽ thấy máy đang nhận ổ cứng [P0], như vậy có thể bước đầu xác định máy bạn đã nhận ổ cứng [chưa xác định được ổ cứng có hỏng hay không].

Bước 2: Kiểm tra chế độ boot [Tự khắc phục đơn giản]

Việc kiểm tra chế độ sau khi đã kiểm tra ổ cứng là cần thiết. Thông thường một số máy sẽ cài win chế độ Legacy nhưng mặc định máy ban đầu là UEFI. Vì lý do gì đó mà máy bạn cho BIOS trở về mặc định ban đầu. Dẫn đến tình trạng ổ cứng bạn boot chế độ Legacy nhưng BIOS lại nhận UEFI nên không nhận boot dẫn đến tình trạng lỗi No bootable device.

Một số trường hợp do bạn lắp ổ cứng từ máy này sang máy khác và chế độ boot không đồng nhất cũng sẽ ra hiện tượng như trên.

  • Nguyên nhân: Không đồng bộ chế độ boot giữa ổ cứng chứa hệ điều hành và BIOS. Thông thường do máy hết pin CMOS hoặc pin trong máy hỏng [không còn điện để lưu cấu hình BIOS].
  • Cách khắc phục: Vào BIOS và chỉnh lại chế độ boot. Lưu lại và kiểm tra.

Bước 3: Cài lại Windows [ có thể tự thực hiện]

Nếu bạn kiểm tra ổ cứng và BIOS có cùng chế độ boot. Thì bạn có thể xác định 1 trong 2 trường hợp sau: lỗi ổ cứng hoặc lỗi hệ điều hành. Vì việc thay ổ cứng sẽ gặp khó khăn nếu bạn chưa làm bao giờ và chi phí cũng cao hơn so với cài hệ điều hành. Nên Laptopxanh.com khuyên bạn cài lại hệ điều hành trước trong quá trình phân vùng lại bạn có thể gặp báo lỗi không thể phân vùng. Lúc này bạn có thể xác định được ổ cứng bạn bị lỗi.

  • Nguyên nhân: Lỗi Windows dẫn đến mất boot hoặc lỗi phân vùng chưa boot.
  • Cách khắc phục: Bạn có thể tự cài lại windows hoặc mang máy đến các trung tâm sửa chữa laptop.

Bước 4: Thay ổ cứng mới [ có thể tự sửa được]

Như đã nói trên, nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình cài lại hệ điều hành. Thì lúc đó bạn có thể xác định được ổ cứng bạn đã bị hỏng. Hoặc bạn cài Windows được nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng trên, buộc bạn cài windows nhiều lần. Thì đó cũng có thể xác định được là ổ cứng bạn đã bị hỏng.

  • Nguyên nhân: Ổ cứng hỏng không thể load được boot. Do va đập hoặc ổ cứng đã hết hạn sử dụng.
  • Cách khắc phục: Thay thể ổ cứng mới.

Tổng kết

Lỗi No bootable device is detected thông thường người dùng chỉ cần thực hiện 2 bước đầu tiên đã có thể khắc phục được. Đối với những trường hợp ở bước 3 hoặc 4 thường sẽ có những biểu hiện trước khi lỗi windows hoặc hỏng ổ cứng. Như máy chậm dần, hay xuất hiện bảng báo lỗi khi mở file, phần mềm hoặc nghe tiếng động từ ổ cứng phát ra.

Nhưng vậy với những bước bên bạn đã có thể tự khắc phục được lỗi hoặc khoang vùng máy bạn bị hỏng hóc ở đâu. Tránh trường hợp bị các trung tâm sửa chữa không uy tín bắt bạn thay thế những thứ không cần thiết, gây lãng phí. Nếu bạn gặp lỗi No bootable device is detected hoặc khó khăn trong quá trình trên. Bạn có thể liên hệ với đội hỗ trợ kỹ thuật của Laptopxanh.com chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn khắc phục lỗi.

Khi bật laptop hoặc máy tính Windows của mình lên, bạn có thấy màn hình đen thông báo "No Boot Device Found Press Any Key to Reboot the Machine" không? Sự cố này chủ yếu ảnh hưởng đến PC và laptop của Dell nhưng cũng có thể xảy ra trên các thiết bị của các nhà sản xuất khác. Điều gì gây ra sự cố, và làm thế nào bạn có thể khắc phục nó? Chúng ta sẽ thảo luận về điều đó trong bài viết này.

1. Đảm bảo rằng ổ cứng có thể được phát hiện và cắm đúng cách

Vì thiết bị của bạn không thể truy cập vào ổ lưu trữ chứa hệ điều hành, hãy kiểm tra xem ổ cài đặt Windows đã được cắm đúng cách và có sẵn để truy cập hay chưa. Thực hiện theo các bước sau để tìm hiểu:

  1. Giữ nút nguồn trong vài giây để tắt thiết bị.
  2. Khởi động lại máy tính bằng cách nhấn nút nguồn và tiếp tục nhấn F2 cho đến khi cài đặt BIOS của bạn xuất hiện. [Xem hướng dẫn về cách vào BIOS để biết các phím bạn cần nhấn để truy cập BIOS trên các thiết bị của những nhà sản xuất khác ngoài Dell]
  3. Chuyển đến System Information ở bên trái.
  4. Tìm phần Device Information ở bên phải và kiểm tra xem ổ cứng chính của bạn có được liệt kê ở đó không.
    Kiểm tra thông tin thiết bị trong BIOS

Nếu máy tính của bạn được cài đặt nhiều ổ, hãy kiểm tra xem hệ thống của bạn có thể truy cập ổ chứa hệ điều hành hay không, nghĩa là chi tiết ổ sẽ xuất hiện trong phần thông tin thiết bị.

Nếu thiết bị của bạn có thể truy cập ổ lưu trữ nơi Windows được cài đặt, bạn có thể tiến hành cách sửa lỗi thứ ba. Tuy nhiên, nếu ổ đĩa không xuất hiện trong phần thông tin thiết bị, thì nó không thể phát hiện được. Trong trường hợp đó, hãy chạy tiến trình chẩn đoán.

2. Chạy tiến trình chẩn đoán

Chẩn đoán giúp chúng ta xác định phần cứng có vấn đề trên thiết bị của mình. Vì ổ lưu trữ có thể gặp vấn đề trong tình huống này, bạn nên chạy chẩn đoán để xác nhận những nghi ngờ của mình. Thực hiện theo các bước sau để chạy tiến trình chẩn đoán:

1. Giữ nút nguồn trong vài giây để tắt thiết bị.

2. Khởi động lại máy tính bằng cách nhấn nút nguồn và tiếp tục nhấn F2 cho đến khi cài đặt BIOS của bạn xuất hiện.

Nó Boot Device là gì?

Lỗi “No boot device found” hay còn được gọi là màn hình đen phiền toái là lỗi khởi động máy tính do cài đặt sai chuẩn BIOS. Đa số các thường rơi vào trạng thái hoảng hốt khi máy tính gặp lỗi.

F1 key to retry boot là gì?

Thông báo lỗi này thường chỉ ra rằng máy tính không thể tìm thấy thiết bị có thể khởi động, nghĩa là không thể khởi động hệ điều hành. Ba tùy chọn được liệt kê trong thông báo đưa ra các giải pháp khả thi: “Strike F1 to try boot” – Tùy chọn này cho phép bạn thử khởi động lại máy tính.

Chủ Đề