Mẹ ăn gì để con hết rối loạn tiêu hóa năm 2024

Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… là những dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh hệ miễn dịch yếu kém, bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa còn bị ảnh hưởng một phần bởi chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Vậy bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Bật mí 6 thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé

Dấu hiệu hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe mạnh?

Rối loạn tiêu hóa “làm phiền” tới hầu hết các bé ở những năm đầu đời. Do vậy, cha mẹ cần biết những dấu hiệu cơ thể cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe để xử lý kịp thời. Các dấu hiệu đó bao gồm:

  • Thường xuyên bị nôn trớ
  • Tính chất phân thay đổi, lỏng và có chất nhầy
  • Trẻ có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu
  • Bú kém, bỏ bữa, thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Đau bụng đột ngột hoặc âm ỉ trong nhiều giờ
  • Tiểu chảy, tần suất khoảng 3 lần/ngày hoặc đôi khi là táo bón

Nguyên nhân bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Trước khi giải đáp bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhé!

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Do vậy, đôi khi trong quá trình hoạt động chưa thể hấp thu được hoàn toàn thức ăn, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa thường gặp
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Chế độ ăn của mẹ không hợp lý, ăn quá nhiều các món ăn chứa dầu mỡ, đường, chất đạm
  • Mẹ thay đổi khẩu phần ăn, sử dụng các thực phẩm nặng mùi gây giảm chất lượng sữa

    Dinh dưỡng không hợp lý là một phần nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

    \>>> Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ là cách tốt nhất giúp hệ tiêu hóa của trẻ trở lại bình thường. Bạn có biết, Mẹ có biết, những gì chúng ta ăn có thể chuyển hóa thành sữa mẹ không? Do vậy, chế độ ăn của mẹ là rất quan trọng, đặc biệt là thời gian đầu sau sinh.

Một chế độ ăn đảm bảo sức khỏe không những cung cấp nguồn sữa dồi dào cho mẹ mà còn cải thiện chất lượng sữa, giúp bé hết “ì ạch” ở bụng. Mẹ nên ăn các thức ăn có tính chất lợi sữa, làm mát sữa dưới đây:

Chuối

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Gợi ý đầu tiên cho bạn chính là những quả chuối chín vàng, bổ dưỡng. Đây là loại trái cây giàu chất xơ và kali, giúp cải thiện hoạt động đường ruột, đồng thời ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng pectin trong chuối còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Không chỉ tốt cho tiêu hóa, chuối còn cung cấp năng lượng, bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 vitamin yếu cho cơ thể.

Chuối giàu chất xơ và kali tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ

Thức ăn từ gạo

Cơm trắng, cháo xay,… là những thức ăn từ gạo được đánh giá là dễ tiêu, không gây áp lực cho dạ dày. Từ đó giúp kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bé sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa đủ để tránh bị táo bón nhé!

Sữa chua

“Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?”. Gợi ý cuối cùng cho bạn đó chính là nước sốt táo. Tương tự như chuối, táo cũng rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt, táo sau khi được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa được táo bón hiệu quả. Mẹ có thể dùng kèm nước sốt táo với bánh mì hoặc sử dụng để làm bánh nhé!

Bé bị rối loạn tiêu hóa nếu muốn nhanh chóng hồi phục thì cần chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì tốt? Cùng Nature's Way tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

I. Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến cơ thể bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển chung về thể chất và tinh thần của bé. Khi đó chế độ dinh dưỡng cho trẻ góp phần quan trọng cải thiện tình trạng sức khỏe.

Đầu tiên, việc duy trì lượng nước đủ hàng ngày là rất quan trọng để tránh tình trạng mất nước. Ba mẹ có thể bổ sung cho con các loại nước trái cây, nước lọc,... Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ có vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Việc cung cấp thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và đậu sẽ giúp tạo độ nhầy cho phân và tăng cường hoạt động đại tràng.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của trẻ cần tránh các thực phẩm khó tiêu hóa như chất bột, chất béo và đồ dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm như sữa chua, tương đậu, thịt nạc, cá hồi và khoai tây luộc. Đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt với trẻ.

Hoặc mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn ra cho con. Việc chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ có tác dụng giúp bé tiêu hóa dễ dàng và cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy, táo bón ở trẻ.

II. 10 thực phẩm tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa

1. Chuối

Chuối là một loại thực phẩm rất tốt với hệ tiêu hóa của trẻ. Thành phần của chuối có chứa pectin - một hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa cho dạ dày và đường ruột. Đồng thời, chuối cũng được xem là loại quả chứa nhiều kali, giúp bé cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng, mất nước, mất cân bằng điện giải.

2. Rau xanh

Rau củ là thực phẩm không thể thiếu đối với những bé rối loạn tiêu hóa. Rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Do đó, bé ăn nhiều rau củ quả sẽ giảm thiểu tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn cung cấp chất xơ và các loại dầu thực vật tự nhiên. Từ đó thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh. Một số loại ngũ cốc mẹ có thể tham khảo như đậu nành, hạt chia, đậu hà lan, yến mạch,...

4. Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt cho sức khỏe của bé. Uống sữa chua có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề về đường ruột. Tuy nhiên, trong trường hợp bé không dung nạp lactose thì bố mẹ không nên cho bé sử dụng sữa chua vì có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé trầm trọng hơn.

5. Quả bơ

Quả bơ là một loại hoa quả rất tốt với hệ tiêu hóa của bé. Thành phần quả bơ giàu sắt, kali, chất xơ cùng vitamin D. Cách chế biến bơ cho bé rất đơn giản. Mẹ có thể nghiền nát hay cắt nhỏ miếng bơ trộn cùng sữa chua, sữa mẹ hoặc làm thành những cốc sinh tố thơm ngon cho bé sử dụng.

6. Dứa

Quả dứa là một loại trái cây giàu chất xơ và các loại enzym giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh đó, thành phần của dứa còn rất giàu canxi, mangan và giúp hệ xương của bé phát triển khỏe mạnh.

7. Khoai lang

Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Việc bổ sung khoai lang trong cơ thể bé có tác dụng tăng hàm lượng chất xơ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Bên cạnh đó, khoai lang hỗ trợ quá trình đi đại tiện của trẻ được dễ dàng. Đồng thời, nó cung cấp năng lượng cho niêm mạc ruột và giữ cho ruột luôn được khỏe mạnh.

8. Cà rốt

Thành phần của cà rốt có chứa các thành phần giàu beta-caroten, vitamin C, kali, sắt, mangan, canxi, pectin. Những hoạt chất này không chỉ giúp giảm táo bón, tiêu chảy mà còn cung cấp các chất điện giải góp phần xây dựng và hoàn thiện quá trình miễn dịch của trẻ nhỏ.

9. Men vi sinh chứa lợi khuẩn

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ là cần thiết. Lợi khuẩn có tác dụng sản sinh ra nhiều enzym tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.

10. Các loại cháo

Khi bé gặp các vấn đề về đường ruột, cháo được xem là thực phẩm dinh dưỡng dễ ăn, dễ tiêu và xoa dịu cơn đau bụng. Mẹ nên nấu cháo cho bé thành nhiều món đa dạng để kích thích khẩu vị của trẻ mỗi khi sử dụng. Một số loại cháo tốt cho hệ tiêu hóa của bé như:

  • Cháo hạt sen: Để chuẩn bị Cháo hạt sen, bạn cần sẵn sàng các nguyên liệu sau: 15g hồng xiêm non, 100g bột hạt sen, 50g bột củ mài và 20g đường phèn. Sau đó, hãy đun nước sắc hồng xiêm cùng với bột củ mài và hạt sen cho tới khi chín. Cuối cùng, thêm một ít đường phèn và khuấy tan.
  • Cháo rau sam: Để chuẩn bị Cháo rau sam, bạn cần chuẩn bị 90g rau sam, 20g búp ổi non, 10g quả hồng xiêm non, 30g gạo và bột gia vị. Đầu tiên, cho rau sam, búp ổi non và quả hồng xiêm non cùng với 250ml nước vào nồi và đun sôi đến khi chín kỹ. Sau đó, hãy chắt lấy nước lọc và loại bỏ phần bã. Tiếp theo, xay gạo thành bột và khuấy đều vào nước rau. Và nấu đến khi hỗn hợp chín. Như vậy là bạn đã hoàn thành món cháo rau sam rất tốt với hệ tiêu hóa của bé.

III. Thực phẩm nên tránh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ba mẹ muốn bé rối loạn tiêu hóa nhanh chóng hồi phục thì ngoài những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ nên lưu ý đến các thực phẩm bé cần tránh ăn trong giai đoạn này.

  • Không sử dụng đồ ăn nhanh: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần hạn chế việc tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh và khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich và các thực phẩm tương tự.
  • Hạn chế đồ ngọt: Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh và cả chất xơ như các loại đậu. Các chất này có thể tăng hàm lượng axit trong dạ dày và gia tăng nguy cơ đau dạ dày ở trẻ.
  • Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột: Đối với những bé táo bón nặng, mẹ nên tránh cho con ăn nhiều tinh bột và chất béo. Vì những chất này có thể làm cho phân trở nên khô và gây khó khăn trong quá trình đi tiêu.
  • Không nên ăn thực phẩm giàu chất béo và cay nóng: Rối loạn tiêu hóa dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, việc ăn các loại đồ ăn giàu chất béo và cay nóng có thể tác động tiêu cực đến quá trình này, làm tăng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và gây đau dạ dày.

Còn riêng đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa, mẹ nên ngừng cho trẻ tiêu thụ loại sữa hiện tại và tham khảo ý kiến người chuyên gia. Từ đó chuyển sang một loại sữa có hàm lượng lactose thấp hơn và phù hợp với trẻ.

IV. Lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

.jpg]

Ngoài chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần chú ý đến một số vấn đề như:

  • Đảm bảo việc giữ vệ sinh: Giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt sau khi đi vệ sinh, đảm bảo họ rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây tổn thương đường tiêu hóa.
  • Đảm bảo trẻ ăn đúng giờ và mang theo bữa ăn nhẹ khi ra khỏi nhà. Điều này giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động hiệu quả và tránh tình trạng bé quá no hoặc quá đói.
  • Cho bé tập thể dục, thể thao: Thể dục thể thao hàng ngày giúp trẻ tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.

Lời kết: Qua chia sẻ về chủ đề “bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”, mẹ chắn hẳn đã bỏ túi được những kiến thức hữu ích trong hành trình chăm sóc bé yêu. Nature’s Way hy vọng với những gợi ý của chúng tôi sẽ hỗ trợ đắc lực cho mẹ trong việc tạo dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé rối loạn tiêu hóa phong phú hơn. Chúc các mẹ thành công.

Chủ Đề