Mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ

  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy ở trẻ
  • Ho ở trẻ

Chảy máu cam là triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý tai mũi họng và đây cũng là bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần có những cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Theo thống kê, có hơn 90% trường hợp chảy máu mũi ở trẻ nhỏ có nguyên nhân là những tổn thương mành vạc ở vách ngăn mũi.

–   Nguyên nhân có thể do trẻ nô đùa và vô tình để đồ chơi chọc vào mũi gây hiện tượng chảy máu cam.

–  Còn một nguyên nhân khác gây ra đó là do các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết là khối u này là lành tính. Tuy nhiên cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

–  Do độ ẩm trong căn phòng của trẻ làm cho không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn ở mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây chảy máu cam.

– Cũng có thể do mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi vỡ ra gây ngứa ngáy. Trẻ ngoáy mũi sẽ làm vỡ mạch máu và gây chảy máu cam.

–  Nguyên nhân của chảy máu cam ở trẻ còn do bệnh viêm mũi mạn tính gây ra.

–   Một số nguyên nhân khác cũng gây nên hiện tượng chảy máu cam ở mũi của trẻ như sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu…Những điều này thường làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.

Xử trí đúng cách khi trẻ bị chảy máu cam

Khi thấy trẻ bị chảy máu cam, phụ huynh cần bình tĩnh và từng bước xử trí như sau:

– Xác định bên chảy máu bằng cách lau sạch cửa mũi trước 2 bên, cho trẻ cúi người về phía trước để xác định bên chảy máu.

– Cầm máu đúng cách cho trẻ qua động tác rất đơn giản là dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 – 10 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ. Tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng. Nếu máu chảy xuống họng bạn nên cho trẻ nằm nghiêng và nói trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2 – 4 phút để theo dõi lượng máu mất.

– Động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp một trong những tình huống sau:

– Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.

– Trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần trong thời gian ngắn.

– Bị hoa mắt, choáng váng.

– Tim đập nhanh, khó thở.

– Trẻ nôn ra máu.

– Sốt cao liên tục từ 2 – 3 ngày hoặc phát ban.

Thaythuocvietnam.vn

[Visited 881 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • chảy máu cam
  • chảy máu cam ở trẻ em

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Hưng - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Chảy máu mũi thường được chia thành 2 nhóm:

  • Chảy máu mũi trước: 90%, dễ kiểm soát tại nhà hoặc cơ sở y tế.
  • Chảy máu mũi sau: Ít gặp hơn, nên được khuyến cáo nhập viện để được can thiệp bởi bác sĩ tai mũi họng.

Có một số nguyên nhân thường gặp tác động đến những vi mạch máu này và dẫn đến việc trẻ bị chảy máu cam:

Nhóm nguyên nhân thường gặp: Chảy máu mũi vô căn – Chiếm 90%, lành tính và hay bị lặp lại khiến phụ huynh lo lắng.

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn:

Nguyên nhân hiếm gặp:

  • U vách ngăn, u xơ vòm mũi họng,...
  • Bệnh lý dị dạng mạch máu.

Trẻ bị chảy máu cam do va đập vào bề mặt cứng. Ảnh minh họa.

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cần bình tĩnh thao tác theo các bước cơ bản sau đây để giúp con mình vượt qua.

Các bước xử lý trẻ bị chảy máu cam.

Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu

Trẻ nhỏ thường chảy máu cam một bên mũi, tuy nhiên, khi bị chảy máu, trẻ thường có phản ứng dụi mũi khiến khó phân biệt máu cam chảy ra từ bên nào. Vì vậy, các mẹ khi phát hiện con bị chảy máu cam, tuyệt đối không để bé dụi mũi tiếp. Sau khi lau sạch mũi, mẹ hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra và các mẹ sẽ nhận ra bên mũi nào chảy máu. Đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.

Bước 2: Cầm máu

Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 - 10 phút để máu ngừng chảy. Lưu ý, không bóp phần xương sống mũi hay chỉ ấn một bên cánh mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm trẻ bị đau. Bên cạnh đó, cũng không được thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần vì có thể khiến máu chảy kéo dài hơn do chưa thể hình thành được cục máu đông ngăn cản máu chảy.

Bước 3: Chăm sóc sau chảy máu cam cho trẻ

Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài. Không được để trẻ nuốt máu này vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Xác định bên mũi chảy máu cam.

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Có thể vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 1 - 2 lần / tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Không nên lạm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi khiến trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Giữ ẩm cho mũi trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.

Con chảy máu cam liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 - 10 phút bóp mũi, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ.

Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ điều kiện sống. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan khi:

  • Con chảy máu cam liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 - 10 phút bóp mũi. Lúc này cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu ở trẻ.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam nhiều lần lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh ở mũi. Cha mẹ cần đưa con đi khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị.
  • Trẻ bị chảy máu mũi đi kèm theo xuất hiện các vết tím bầm dập trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu,...
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia,...
  • Tim đập nhanh, khó thở hoặc khạc hay nôn ra máu.

Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ khám và tư vấn. Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải như: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi,..., đặc biệt là chảy máu cam. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Con bị bệnh tai mũi họng, khi nào cần đi khám bác sĩ?

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chảy máu mũi là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em 2 - 10 tuổi. Sơ cứu ban đầu cho tình trạng chảy máu mũi ở trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cầm máu sớm, tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Chảy máu mũi [hay còn gọi là chảy máu cam] là hiện tượng các mạch máu nhỏ nằm trong mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều ở trẻ 2 - 10 tuổi. Chảy máu mũi thường chỉ xảy ra ở một bên mũi, hiếm khi chảy máu ở cả 2 bên. Nếu chảy máu nhiều, máu có thể chảy ngược ra sau, xuống họng, trẻ khạc ra máu, nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu do nuốt phải máu cam. Trường hợp mất máu nhiều, trẻ có thể bị hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, lơ mơ, rối loạn tri giác [hiếm khi xảy ra].

Một số nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam ở trẻ em gồm:

  • Va đập, chấn thương: Trẻ em dễ bị chảy máu mũi trong khi chơi đùa, va đập phải các vật cứng như bàn, ghế hoặc cho các dị vật, đồ chơi vào trong mũi;
  • Thời tiết: Vào mùa lạnh, thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí quá thấp làm màng nhầy vách mũi của trẻ giảm đàn hồi, nhạy cảm hơn. Lúc này, chỉ cần có một tác động nhỏ như trẻ xì mũi, hắt hơi hoặc dụi mũi cũng có thể làm chảy máu mũi một bên hoặc cả hai bên. Trường hợp khác, khi trời nóng, các mạch máu trong mũi giãn nở, trẻ cảm thấy ngứa và ngoáy mũi, làm vỡ mạch máu trong mũi;

Trẻ ngoáy mũi nhiều làm vỡ mạch máu có thể dẫn tới chảy máu cam

  • Viêm mũi: Là nguyên nhân khiến các mạch máu [bao gồm động mạch và tĩnh mạch] trong mũi nở rộng, có những biến đổi nhất định. Vì vậy, khi có những tác động nhẹ từ bên ngoài, trẻ sẽ dễ bị chảy máu mũi;
  • Bẩm sinh: Cấu trúc thành mạch máu có bất thường, cấu tạo vách mũi mỏng,... khiến trẻ dễ chịu tác động từ ngoại cảnh, dẫn tới tổn thương, chảy máu cam;
  • Nguyên nhân khác: Đã trải qua các phẫu thuật vùng mũi, sử dụng một số thuốc xịt mũi trong thời gian dài, dùng thuốc chống đông máu,... hoặc là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như sốt xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh lý gan - thận, rối loạn chức năng đông máu, ung thư máu, có khối u trong mũi,...

Sơ cứu đúng cách tại nhà giúp trẻ cầm máu nhanh. Hướng dẫn chi tiết như sau:

  • Trấn an, động viên và an ủi để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu;
  • Để trẻ ngồi thẳng lưng và đầu ngả về phía trước để xác định bên mũi chảy máu. Chú ý người thực hiện sơ cứu không ngửa đầu trẻ vì sẽ gây chảy máu ngược lại hốc mũi, xuống miệng khiến trẻ khó chịu, bị sặc, ho, có thể bị nôn;
  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt 2 cánh mũi của trẻ vào vách ngăn mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, để trẻ thở bằng miệng, giữ trong khoảng 5 - 10 phút. Thao tác này giúp ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi, giúp máu ngừng chảy;
  • Có thể chườm lạnh, đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá lạnh. Việc này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu mũi. Tuy nhiên, chỉ áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp;

Dùng tay giữ chặt cánh mũi của trẻ để ngăn máu tiếp tục chảy

  • Cho trẻ uống thêm một chút nước mát để giảm căng thẳng và loại bỏ bớt mùi máu trong miệng;
  • Sau 10 phút giữ tay ở mũi thì thả tay ra, kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì thực hiện lặp lại các bước trên một lần nữa. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc co mạch tại chỗ nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu theo hướng dẫn của bác sĩ [chú ý không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định];
  • Khi máu đã ngừng chảy, cho trẻ sinh hoạt lại như bình thường nhưng cần tránh các hoạt động mạnh hay tập thể dục thể thao.

Lưu ý:

  • Không nên yêu cầu trẻ xì mũi khi đã cầm máu vì việc này có thể làm bong cục máu đông trong mũi. Trường hợp trẻ bị chảy máu cam nhiều, nên xì ra trước khi bắt đầu ép cánh mũi;
  • Không cho trẻ ngửa đầu ra sau vì sẽ khó theo dõi lượng máu chảy;
  • Có thể thực hiện sơ cứu chảy máu mũi tương tự trên người lớn.

Đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng nếu:

  • Đã áp dụng các biện pháp sơ cứu chảy máu mũi ở trẻ trong vòng 20 phút nhưng không cầm máu được;
  • Trẻ bị chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần;
  • Chảy máu mũi do chấn thương [ngã, va chạm];
  • Máu mũi chảy nhanh hoặc mất nhiều máu;
  • Trẻ có cảm giác yếu, chóng mặt;

Nên ngay trẻ tới bệnh viện nếu máu mũi chảy nhanh và nhiều

  • Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả trong trường hợp cho trẻ ngồi ngả đầu về phía trước;
  • Chảy máu mũi đi kèm xuất hiện các vết tím bầm trên cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở các khu vực khác như máu trong phân, nước tiểu;
  • Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới khả năng đông máu như bệnh thận, bệnh gan, bệnh hemophilia;
  • Trẻ đang được sử dụng thuốc chống đông máu;
  • Trẻ mới trải qua hóa trị ung thư.

Tại bệnh viện, để xác định chính xác nguyên nhân, đánh giá mức độ chảy máu mũi, sau khi khám toàn diện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết như công thức máu, chức năng đông máu,... Tùy theo nguyên nhân, phương pháp xử trí chảy máu mũi ở trẻ sẽ khác nhau như nhét bấc mũi để cầm máu tại chỗ, dùng thuốc cầm máu hoặc phẫu thuật.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Làm thế nào để ngăn chảy máu cam?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề