Mô hình đánh giá trợ cấp của chính phủ

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên thảo luận tại Hộ trường về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] sáng 23/11

Vừa qua [sáng 23/11], dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]. Tại phiên thảo luận đã có 27 đại biểu phát biểu, 8 đại biểu tranh luận; trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; về làm rõ đối tượng người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; về quản lý, thu Quỹ bảo hiểm xã hội; về nguyên tắc bảo hiểm xã hội; về trách nhiệm của người sử dụng lao động; về quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo vệ người lao động; về Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội; về trợ cấp hưu trí xã hội và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; về chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; về xử lý vi phạm chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; vấn đề dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau; về điều kiện hưởng lương hưu; về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; về bảo hiểm xã hội một lần; về chế độ trợ cấp mai táng; về mức hưởng trợ cấp thai sản; về bổ sung quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội; về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội; về hoạt động đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội;...

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

.jpg]

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]

Quan tâm tới nội dung dự luật được bàn thảo tại nghị trường Quốc hội, TS. Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, nhất là trong việc quy hoạch chiến lược phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXH, cần tiếp tục nghiên cứu một số nội dung: Về mô hình quỹ hưu trí; mở rộng đối tượng tham gia đối với khu vực không chính thức,.. Cụ thể:

Về mô hình quỹ hưu trí: Theo tổ chức đánh giá hệ thống hưu trí quốc tế, có 3 yếu tố để đánh giá hiệu quả một hệ thống hưu trí: tính đầy đủ [Adequacy], tính bền vững [Sustainability] và khả năng tích hợp [Integrity]. Trong ba yếu tố nêu trên thì bền vững là yếu tố đáng quan ngại nhất kể cả đối với các hệ thống thuộc nhóm các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Sự thay đổi cơ cấu dân số toàn cầu cùng với những thay đổi về kinh tế xã hội đang đặt ra thách thức to lớn đối với tính ổn định trong dài hạn của hệ thống hưu trí. Cải cách hệ thống hưu trí hướng tới mục tiêu bền vững, đảm bảo an toàn tài chính cho người cao tuổi trong dài hạn tiếp tục là vấn đề cấp thiết tại hầu hết các quốc gia. Trên thế giới có mô hình hưu trí sau:

Chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước [Defined benefit - DB]: Mức chi trả được xác định theo công thức cho trước với các yếu tố đầu vào là thời gian đóng góp và thu nhập của người đóng góp. Tùy theo mô hình, Nhà nước hoặc người sử dụng lao động hoặc đơn vị cung cấp sản phẩm hưu trí, sẽ phải chịu rủi ro tài chính đối với các khoản chi trả cho người được hưởng.

Chương trình hưu trí có mức đóng xác định [Defined contribution - DC]: Mức chi trả được xác định dựa trên phần đóng góp thực tế của người tham gia cộng với lợi nhuận đầu tư. Người đóng góp là người phải chịu rủi ro tài chính trong chương trình hưu trí có mức đóng xác định.

Chương trình hưu trí tài khoản cá nhân ước tính [Notional Defined contribution - NDC]: Mức chi trả được tính dựa trên phần đóng góp cộng với lợi nhuận đầu tư tính trên một mức lãi suất do tổ chức điều hành quy định. Nhà nước hoặc người sử dụng lao động hoặc đơn vị cung cấp sản phẩm hưu trí sẽ phải chịu rủi ro tài chính trong chương trình hưu trí tài khoản cá nhân ước tính.

Chương trình hưu trí kết hợp cả mô hình DB với mô hình DC: Ở nước ta quỹ hưu trí được xác định theo mô hình DB mức hưởng xác định trước cho nên mọi rủi ro về nguồn tài chính chi trả cho người được hưởng thì Nhà nước với tư cách là người cung cấp sản phẩm hưu trí sẽ phải chịu. Vì vậy trong chiến lược phát triển BHXH cần thiết phải nghiên cứu, học hỏi và lựa chọn mô hình quỹ hưu trí phù hợp vừa đảm bảo tính bền vững, đảm bảo an toàn tài chính cho người cao tuổi trong dài hạn vừa không dồn gánh nặng lên Ngân sách nhà nước.

TS. Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Về mở rộng đối tượng tham gia đối với khu vực không chính thức: Đây là nội dung đã được đề cập trong Nghị quyết Trung ương và cũng là nội dung quan trọng để hướng đến mục tiêu BHH toàn dân. Tuy nhiên việc thực hiện sẽ không dễ dàng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển BHXH trong thời gian tới cần thiết phải nghiên cứu cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng chính sách, giải pháp mở rộng dần tiến đến toàn bộ người có việc làm, có tiền lương, tiền công, thu nhập đều phải tham gia BHXH bắt buộc.

Về tăng dần tuổi nghỉ hưu: Theo lộ trình tăng tuổi lao động quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tăng dần tuổi nghỉ hưu là phù hợp với xu hướng chung nhất là trong bối cảnh già hóa dân số nhằm sử dụng nguồn lao. động hiệu quả hơn cũng bảo đảm sự cân đối, bền vững của quỹ BHXH. Tuy nhiên đứng trên góp độ đóng hưởng thì việc tăng tuổi chính là tăng thời gian đóng lên đồng thời giảm thời gian hưởng đi nên gặp phản ứng của một số nhóm đối tượng, nhất là lao động nữ trực tiếp lao động trong một số ngành nghề cũng như bài toán sử dụng lao động cao tuổi trong các doanh nghiệp thế nào, khi tuổi cao, sức khỏe suy giảm, năng suất lao động giảm trong khi mức lương lại có xu hướng cao. Vì vậy cần phải theo dõi và có đánh giá toàn diện vấn đề này để có các giải pháp xử lý phù hợp.

Về công thức tính lương hưu ở nước ta hiện tại cũng chưa hoàn toàn hợp lý trong mối quan hệ đóng - hưởng, biểu hiện: Tỷ lệ lương hưu tối đa 75% cao hơn nhiều so với các nước [khoảng 60%]; Tỷ lệ tích lũy hay quy đổi 2,14% với nam 2,5% đối với nữ cũng cao hơn các nước trong khu vực; Điều chỉnh tăng lương hưu bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng lương của người đang làm việc, bất kể quỹ BHXH hoạt động có hiệu quả hay không; Nhiều chính sách như tinh giản biên chế cho phép đối tượng nghỉ hưu sớm nhưng không phải giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu; lương hưu của lực lượng vũ trang cao hơn khu vực khác; nhiều cấp hàm có tuổi nghỉ hưu rất sớm...

Mặc dù trong luật đã quy định tiêu chí điều chỉnh lương hưu và lương của người đang làm việc khác nhau nhưng trên thực tế chưa thực hiện được, cứ tại chức tăng bao nhiêu thì hưu trí phải tăng thấp nhất bằng đó hoặc cao hơn. Các chuyên gia kể cả quốc tế đều cho rằng chế độ lương hưu ở Việt Nam là chế độ lương hưu hào phóng nhất, mức hưởng thụ cao hơn nhiều so với mức đóng góp và đương nhiên sẽ gây áp lực đến tính bền vững của quỹ BHXH trong tương lai. Mặt khác cũng phải nhìn nhận thực tế dù tỷ lệ hưởng tối đa tới 75% nhưng lương hưu ở Việt Nam vẫn rất thấp, vì vậy việc xác định công thức tính lương hưu theo quan hệ đóng - hưởng là vấn đề lớn, nhạy cảm nên cần tiếp tục nghiên cứu cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế để quy định vừa phù hợp với thông lệ chung vừa có đặc thù của ta vào thời gian thích hợp.

Về bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách bổ sung vào từ năm 2008, thời gian gần đây do có sự hỗ trợ của Nhà nước nên đối tượng tham gia tăng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm quốc tế thì mô hình này không có sự thành công và trở thành mô hình chung mà chỉ thành công ở một số nước cho một số đối tượng. Vì vậy cần tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu hoàn thiện thêm. Đặc biệt việc gắn chặt tỷ lệ hưởng như BHXH bắt buộc sẽ tăng áp lực tính bền vững của quỹ nên chăng nghiên cứu đóng hưởng theo dạng tài khoản cá nhân để bảo đảm an toàn của quỹ.

Về chính sách hưu trí bổ sung, đây là chính sách mới được đưa vào Luật BHXH năm 2014 và giao cho Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016. Chính sách hưu trí bổ sung là đối với chúng ta nhưng lại là chính sách đang rất phát triển ở nhiều nước với nguồn quỹ tích lũy to lớn đóng góp đáng kể nguồn lực trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước cũng là kênh để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, người lao động tham gia tích lũy thêm để khi về già có mức lương hưu cao. Tuy nhiên, ở nước ta chính sách này chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì vậy cần có đánh giá cụ thể cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế để xây dựng mô hình hợp lý, hiệu quả, chính sách hỗ trợ cũng như các quy định pháp luật cụ thể hơn [nên quy định một số điều trong Luật BHXH, có thể tách ra thành chương riêng về vấn đề này sau đó giao cho Chính phủ quy định cụ thể] làm cơ sở pháp lý để hình thức này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Về tổ chức bộ máy, theo yêu cầu của trong Nghị quyết của Trung ương cần cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống BHXH. Trong đó, cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả thực hiện chính sách BHXH mà trọng tâm là tiếp tục đổi mới xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ người thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả. Nên chăng nghiên cứu chuyển dần một số công việc sang mô hình cung cấp dịch vụ do tổ chức công hoặc tư đảm nhận khi đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi./.

Chủ Đề