Mở phòng khám răng cần bao nhiêu tiền

Mở phòng khám răng, mở phòng khám nha khoa là hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực y tế, phải tuân thủ và đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về y tế trong quá trình hoạt động.

by admin |

Nếu bạn đang có ý định mở phòng khám nha khoa, bài viết Điều kiện và thủ tục chi tiết khi mở phòng khám Nha khoa dưới đây sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đấy.

Ai là người được phép mở phòng khám Nha?

Điều kiện đầu tiên để được phép kinh doanh phòng khám nha đó là điều kiện về chủ thể, người sẽ đứng ra mở phòng khám. Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám nha khoa không? đây là thắc mắc của rất nhiều người khi bắt đầu có ý định mở phòng khám nha. Vậy theo quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn với người hành nghề khám chữa bệnh theo điều 4 và điều 6, chương II thông tư Số 35/2019/TT-BYT quy định Y sĩ KHÔNG được phép mở phòng khám nha khoa.

.webp]

Hiện tại đang có 2 cách đăng ký kinh doanh phòng khám nha:

- Với quy mô vừa và nhỏ, bạn có thể chọn tư cách Hộ cá thể sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí, cắt giảm một số thủ tục, giấy tờ, thuế phức tạp.

- Nếu có kế hoạch kinh doanh chuỗi phòng nha, quy mô lớn thì bạn nên đăng ký dưới tư cách là chủ công ty sẽ giúp tăng uy tín với khách hàng, dễ dàng mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác.

Điều kiện mở phòng khám Nha

Vậy mở phòng khám nha cần chuẩn bị gì? Thủ tục mở phòng khám nha như thế nào? hay điều kiện mở phòng khám răng là gì? là những băn khoăn mà các chủ phòng khám cần phải biết trước khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực Nha khoa.

Đảm bảo tiêu chuẩn y tế

Trước tiên, điều kiện mở phòng khám nha khoa là đảm bảo được các tiêu chuẩn y tế, các tiêu chuẩn cần lưu ý như là:

- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa

- Thiết bị và dụng cụ y tế đáp ứng được nhu cầu và phạm vi hoạt động của phòng khám

- Có thùng rác y tế và quy trình xử lý rác thải, nước thải đáp ứng tiêu chuẩn y tế và theo quy định pháp luật.

Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Điều kiện mở phòng khám nha khoa là cần đảm bảo phòng khám xây dựng và hoạt động tách biệt với không gian gia đình, đảm bảo riêng tư và đảm bảo vệ sinh y tế.

- Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám, phòng chờ bệnh nhân, phòng tư vấn [trừ trường hợp tư vấn qua điện thoại, tư vấn từ xa]

- Bên cạnh đó, các phòng khám cần đảm bảo các điều kiện sau [Theo Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP]

+ Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh [trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông].

+ Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng [implant] thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2.

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5m2.

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.

.webp]

Yêu cầu về nhân sự

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám nha khoa phải là Bác sĩ, có chứng chỉ hành nghề đối với chuyên khoa đăng ký mở phòng khám, có thời gian khám chữa bệnh ít nhất 54 tháng về chuyên khoa đó và mỗi Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên với một phòng khám tư nhân.

- Ngoài ra, những nhân viên khác làm việc trong phòng khám có tham gia và quy trình khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề spa và thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi được phân công.

Thủ tục mở phòng khám Nha khoa

Vậy để mở phòng khám nha khoa cần những thủ tục gì? Hồ sơ đăng ký mở phòng nha bao gồm giấy tờ gì? Chi tiết các giấy tờ cần có để đủ điều kiện mở phòng nha được quy định theo Khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động

2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám nha khoa

4. Danh sách đăng ký những người hành nghề tại phòng khám

5. Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm các vị trí của nhân viên

6. Hợp đồng thuê nhà, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm mở phòng khám nha

7. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự phòng khám

8. Phạm vi hoạt động, danh mục các dịch vụ phòng khám cung cấp

9. Hợp đồng xử lý rác thải

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục mở phòng khám nha, chủ phòng khám nộp Hồ sơ tại Sở Y tế hoặc Trung tâm hành chính công của quận/ huyện. Đối với hộ kinh doanh thì nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện.

Phòng khám sẽ được cấp phép hoạt động và vận hành trong khoảng 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, ban thẩm định sẽ cung cấp rõ lý do để phòng khám hoàn thiện hồ sơ.

.webp]

Các khoản chi phí cơ bản để mở phòng khám Nha

Để mở phòng khám nha khoa gồm rất nhiều khoản chi phí bao gồm chi phí cố định như mặt bằng, trang thiết bị,.. và các khoản chi phí không cố định khác. Một số khoản chi phí cơ bản bắt buộc có phát sinh khi mở phòng khám răng có thể được kể đến như:

1. Chi phí thuê mặt bằng:

Theo Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT, đối với phòng nha thì phòng khám chuyên khoa phải có khu vực khám chữa bệnh với diện tích tối thiểu 10m2 và nơi đón tiếp bệnh nhân. Tùy theo khu vực, điểm điểm thuê và diện tích mặt bằng mà ảnh hưởng đến khoản chi phí thuê này.

2. Chi phí trang thiết bị nha khoa:

Bên cạnh các trang thiết bị sử dụng trong công việc hành chính, trang thiết bị sử dụng trong khám chữa bệnh là một điều không thể thiếu khi mở phòng khám nha. Các trang thiết bị cần phải có trong một phòng khám nha bao gồm:

- Ghế nha khoa và hệ thống kiểm soát vệ sinh

- Máy cạo vôi răng, tay cạo vôi răng

- Đèn trám răng

- Máy hút nha khoa

- Máy cắm/ phẫu thuật implant

- Thiết bị X Quang, chẩn đoán 3D,..

2. Chi phí trong quá trình vận hành phòng khám Nha:

.webp]

Khi bắt đầu vận hành phòng khám sẽ phát sinh rất nhiều chi phí không cố định như:

- Lương nhân viên: thông thường mức lương, thưởng và các chi phí cho nhân viên không quá 30% tổng chi phí phòng khám để đảm bảo phòng khám vận hành tốt nhất.

- Chi phí Marketing: Marketing hay truyền thông nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu nha khoa đến với nhiều đối tượng khách hàng, bao gồm các chương trình khuyến mại, các quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến, chi phí này sẽ chiếm khoảng 20 - 30% tổng doanh thu phòng khám.

- Các chi phí khác: điện nước, phí đào tạo, phi gia hạn hành nghề trả theo năm, phí đồng phục, và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động.

Trên đây là toàn bộ thông tin VTTech Solution đã tổng hợp mà bạn cần nắm rõ khi đang có ý định mở phòng khám Nha khoa, hiểu rõ các thông tin về Điều kiện và thủ tục khi mở phòng khám Nha khoa sẽ giúp ích cho bạn trong đang muốn lập phòng khám nha và hạn chế những rủi ro không đáng có.

Tag:

Dùng Thử Miễn Phí

Chủ Đề