Môi khô là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Môi khô, nứt nẻ thường xảy ra vào thời tiết lạnh giá của mùa đông. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như rối loạn tuyến giáp, nhiễm nấm men hay mất nước.

Thiếu sắt, kẽm và vitamin B: Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. Theo đó, nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Ngoài ra, một dạng vitamin B là vitamin B2, thường gọi là riboflavin, khi thiếu hụt có thể làm đôi môi bị sưng lên, viêm nhiễm và bong tróc.

Mất nước: Khi lượng nước trong cơ thể chúng ta giảm đi, tất cả chức năng sinh học của chúng ta gần như bắt đầu bị suy yếu. Đôi môi cũng không ngoại lệ. Khi mất nước, môi có xu hướng mất đi hàm lượng nước và khoáng chất, do đó trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc. Nếu bạn là người hoạt động nhiều hoặc mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mất nước cao hơn. Cách duy nhất để bảo vệ làn da, cũng như cơ thể, là uống thật nhiều nước, bổ sung đầy đủ các khoáng chất tự nhiên. Thực hiện quy tắc "8 ly nước mỗi ngày" để không bị mất nước.

Phản ứng do dị ứng: Môi là một trong những vùng nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều người không để ý rằng các sản phẩm cho môi có thể không phù hợp và gây dị ứng. Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Khi đó, môi trở nên khô, bong tróc và sưng húp. Đó là lý do bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc môi.

Bệnh Kawasaki: Đây là loại bệnh khiến các mạch máu sưng viêm và gây ra vấn đề với các hạch bạch huyết. Khi môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu của căn bệnh này, bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt, vì nó có thể gây tử vong. Bệnh thường được xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài môi khô, các triệu chứng khác của bệnh bao gồm phát ban, bong tróc da, sốt, đỏ, sưng ở mắt, bàn tay và bàn chân, thậm chí cả lưỡi và cổ họng...

Rối loạn tuyến giáp: Đây là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất vì thông thường nó không thể được chẩn đoán đúng cách, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Sau khi phát hiện, nó cũng không dễ dàng kiểm soát. Khi bị bệnh, lớp trên cùng của da trở nên dày hơn, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da dần dần bị khô đi. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tuyến giáp nên bạn cần chú ý. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bệnh viện đa khoa Chữ Thập Xanh ngay lập tức.

Nhiễm nấm men: Khi bạn bị nhiễm trùng nấm men, chúng sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh không thể kiểm soát được. Nước bọt lúc này sẽ đóng vai trò như chất xúc tác kích thích nấm men nhân rộng. Và nếu bạn bị nhiễm nấm men xung quanh miệng, điều đó rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết nấm men ở khu vực này là đôi môi nứt nẻ với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng. Trong trường hợp này, tốt nhất là tránh liếm môi và vùng xung quanh để tránh nước bọt làm bệnh trầm trọng hơn.

Nhiễm virus Herpes: Herpes là bệnh lây truyền qua đường tình dục và thông thường môi nứt nẻ không phải đặc trưng của nó. Tuy nhiên, dấu hiệu này vẫn có thể là biểu hiện ban đầu chỉ ra bạn bị nhiễm Herpes. Mụn rộp thường xảy ra phổ biến hơn khi bị Herpes, chúng gây đau đớn và hình thành mụn nước trên da. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước.

Bệnh chốc lở: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt thường ở xung quanh mũi, miệng, trên cánh tay hoặc mông. Triệu chứng phổ biến của nó là các nốt đỏ nhỏ, mụn nước trên vùng da xung quanh miệng. Hiện tượng môi khô, nứt nẻ kèm theo ngứa cũng là dấu hiệu của chốc lở.

Thiệt hại do ánh nắng mặt trời: Không khí và thời tiết xung quanh chúng ta cũng ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể, cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả đều bị tổn thương do ánh nắng mặt trời ở mức độ nhất định nào đó. Vào mùa đông khắc nghiệt, mặt trời cùng với những cơn gió lạnh làm cho đôi môi trở nên khô và bong tróc, thậm chí đau đớn. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy chắc chắn bạn sử dụng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng tốt để điều trị nứt nẻ.

Khi mùa đông đến, nhiều người gặp phải tình trạng môi khô nứt nẻ và bong tróc do sự phá vỡ lớp da bên ngoài và viêm nhiễm. Khi môi khô tróc da, chúng sẽ có màu đỏ hoặc máu, có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Mặc dù đôi môi khô nứt nẻ là vô hại, điều quan trọng là phải bảo vệ và dưỡng ẩm, tránh các yếu tố nguy cơ để giữ một làn môi tươi tắn và xinh đẹp. Vậy MÔI KHÔ BONG TRÓC dù dưỡng môi thường xuyên - Nguyên nhân do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Môi bong tróc nứt nẻ có các triệu chứng như thế nào?

Môi khô nứt nẻ là một triệu chứng mà môi bị khô, bong tróc hoặc nứt ra. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như có thể chảy máu.

Trong hầu hết các trường hợp, nứt môi không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo đó, môi nứt nẻ hiếm khi liên quan đến các cấp cứu y tế. Tuy nhiên, môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến sốc hoặc hôn mê và có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bản thân hoặc người đi cùng có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, chẳng hạn như lú lẫn, hôn mê, mất ý thức, da lạnh hoặc giảm bài tiết nước tiểu.

Môi khô là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác có thể xảy ra với môi nứt nẻ, tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản. Cụ thể là các triệu chứng thường xuyên ảnh hưởng đến môi cũng có thể liên quan đến các hệ thống cơ thể khác. Ví dụ, đôi môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng khác ảnh hưởng đến miệng bao gồm:

  • Chảy máu
  • Lở loét môi
  • Vết loét lạnh do nhiễm vi rút herpes simplex
  • Khô miệng
  • Giọng nói khàn
  • Đỏ, nóng hoặc sưng môi

Đồng thời, môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác. Chúng có thể bao gồm:

  • Cảm thấy rất khát
  • Cảm giác mệt mỏi, đuối sức
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Nghẹt mũi

2. MÔI KHÔ BONG TRÓC dù dưỡng môi thường xuyên - Nguyên nhân do đâu?

✅ Liếm môi thường xuyên

Khi bạn cảm thấy đôi môi của mình trở nên khô và nứt nẻ, phản xạ là bạn liếm môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi thì môi lại thấy khô hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế. Việc liếm môi nhiều lần trong 1 ngày khiến cho tình trạng khô môi thêm nghiêm trọng hơn. Chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi nhanh và làm giảm độ ẩm của môi; đồng thời, trong nước bọt còn có thể có chứa thức ăn. Đó chính là nguyên nhân khô môi nứt nẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Sau một thời gian, một lớp thượng bì ở môi dần trở nên thô ráp và teo lại, tách ra khỏi lớp ẩm phía dưới môi tạo thành lớp da chết. Cắn và nhai đôi môi của bạn cũng có thể tạo ra hiệu ứng tương tự. Vì vậy nếu bạn thấy mình thường xuyên liếm môi thì bạn cần từ bỏ thói quen xấu này.

✅ Mất nước

Môi không chứa những tuyến tạo dầu như bề mặt da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bạn đang bị mất nước. Nước là thành phần chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc.

Mặt khác, khi bạn hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước, nhanh chóng hơn- nguyên nhân gây khô môi. Bạn nên cố gắng uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

Xem thêm: Làm thế nào để tránh mất nước khi tập luyện thể thao?

✅ Do thở bằng miệng

Thói quen ngủ thở miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng. Thở miệng làm cho không khí liên tục phải đi qua đôi môi của bạn và là nguyên nhân môi bị khô nứt. Những người ngủ ngáy hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng và thường xuyên thức dậy với đôi môi khô và nứt nẻ sáng hôm sau. Trong những tình huống này, tốt nhất là bạn nên để giữ cho đôi môi của bạn đủ ẩm suốt cả ngày bằng cách dưỡng môi, đặc biệt là trước khi đi ngủ và trao đổi với bác sĩ điều trị về vấn đề này.

✅ Kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng hiện nay có chứa thành phần sodium lauryl sulfate. Đây là thành phần có thể kích ứng khiến là nguyên nhân gây khô môi và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ nguyên nhân từ kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.

✅ Các loại axit trong loại quả họ cam quýt

Các axit trong trái cây họ cam quýt có thể gây ra những kích ứng môi. Nước sốt cà chua có thể gây khó chịu và đau đớn khi bạn đang bị khô nứt nẻ môi. Một thành phần hóa học khác là Cinnamates- thường được sử dụng trong bánh kẹo, kẹo cao su và kem đánh răng cũng có thể có tác dụng tương tự như loại axit trong thành phần của trái cây họ cam quýt. Cho nên, bạn hãy hạn chế để chúng chạm vào phần môi bằng cách dùng ống hút thay thế.

✅ Tiêu thụ quá nhiều vitamin A

Nếu bạn đang sử dụng quá nhiều vitamin A, hoặc đang dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin A, có thể là nguyên nhân khô môi nứt nẻ. Nếu bạn dùng hơn 25.000 IU vitamin A mỗi ngày, điều này đồng nghĩa là bạn đang tiêu thụ quá nhiều vitamin A.

Xem thêm: Tác dụng củ VITAMIN A đối với SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn

✅ Bệnh lý dị ứng

Nhiều tác nhân gây dị ứng có thể là nguyên nhân môi khô nứt nẻ mùa hè, trong đó có dị ứng với coban và niken. Khi bạn sử dụng quá nhiều chất bổ sung vitamin B12, nó có thể gây ra dị ứng với coban, dẫn tới tình trạng nứt nẻ, khô môi và bong tróc môi.

✅ Do thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc kê theo toa, như Accutane có tác dụng điều trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể là nguyên nhân khô môi nứt nẻ.

✅ Do mắc một số bệnh lý

Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và là nguyên nhân khô môi nứt nẻ. Bệnh lý tuyến giáp và vẩy nến cũng có thể là nguyên nhân môi khô nứt nẻ mùa hè.

Nếu bạn mắc phải một số bệnh về tuyến giáp, vảy nến, hay tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là bệnh Perleche, thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và tìm ra hướng điều trị kịp thời, để tránh gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe nhé. Nguyên nhân là do đây là những trường hợp bệnh không chỉ khiến bờ môi bạn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc mà thậm chí còn gây lở loét, rất đau đớn.

✅ Do mắc những bệnh lý di truyền

Khi mắc những bệnh lý di truyền có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng môi khô kể cả vào mùa hè. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân rất hiếm khi xảy ra.

✅ Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh

Những tác động từ môi trường xung quanh như nắng, nóng, bụi bẩn... cũng là một trong những là nguyên nhân khô môi nứt nẻ xảy đến với bạn. Đồng thời, với tính chất công việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa với độ ẩm thấp khiến đôi môi của bạn cũng dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, khi tiết trời mùa lạnh thời tiết hanh khô, bạn nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.

✅ Chế độ ăn nhiều đồ ăn mặn và cay

Chế độ ăn hàng ngày nhiều đồ ăn mặn và cay nóng có thể là nguyên nhân khô môi nứt nẻ. Những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đặc biệt là đồ ăn được phủ muối bên ngoài như gà rang muối, khoai tây chiên muối sẽ khiến một lượng muối dính lên bề mặt môi. Muối có tác dụng giữ nước tốt, vì vậy muối có thể hấp thụ nước từ da môi, khiến môi khô hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn cay cũng có thể làm làn da của bạn bị kích ứng, mẩn đỏ và gây ra mất nước trên da. Việc cần làm là bạn nên tránh sử dụng các loại đồ ăn quá nhiều muối trong một thời gian và sử dụng son dưỡng môi có chứa sáp paraffin.

✅ Do mỹ phẩm đang sử dụng

Nếu bạn là một người đang sử dụng son môi hàng ngày hoặc đã từng xăm môi. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian để chăm sóc và dưỡng ẩm cho đôi môi của mình, và đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch sau mỗi lần sử dụng nhé.

3. Khi môi bị bong tróc, chúng ta nên làm gì?

Tình trạng bong tróc da môi không chỉ gây mất vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, nặng nề hơn có thể gây chảy máu, đau rát, ăn uống không ngon. Chính vì thế, khi nhận thấy đôi môi có biểu hiện khô nứt bạn nên chủ động tìm giải pháp khắc phục sớm. Vậy nên làm gì khi da môi bong tróc? Để giúp bạn đọc có thêm nhiều biện pháp điều trị tình trạng bong tróc môi, sau đây là một số chia sẻ hữu ích từ các bác sĩ.

✅ Tẩy tế bào chết cho môi

Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp đôi môi loại bỏ những phần da chết, đồng thời thúc đẩy sản sinh những tế nào mới để lấy lại sự mềm mại cho da môi. Ngoài ra, sau khi tẩy tế bào chết thì việc dưỡng ẩm môi sẽ dễ dàng hơn, thời gian để khắc phục tình trạng bong tróc cũng diễn ra nhanh hơn. Nguyên liệu được dùng để tẩy tế bào chết da môi phổ biến nhất là đường, mật ong, muối biển,v.v.

✅ Điều trị bong tróc môi

Nên làm gì khi da môi bong tróc là một thắc mắc rất phổ biến đối với mọi người, nhất là thời điểm tiết trời chuyển sang mùa đông lạnh. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể điều trị tình trạng bong tróc da môi bằng những nguyên liệu có sẵn trong gia đình với những bước rất đơn giản. Cụ thể như:

  • Dầu dừa: Dầu dừa là một trong những chất được vận dụng phổ biến đối với quá trình chăm sóc và tạo 1 lớp màng dầu bao bọc môi, tránh mất nước cho môi và còn hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm đối với những vết lở nặng. Ngoài ra, cách điều trị bong tróc da môi bằng dầu dừa cũng khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng môi bị khô nứt, bong da nhiều lần trong ngày.
  • Bơ: Bơ không chỉ là một loại hoa quả giàu dinh dưỡng mà còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm chăm sóc da, điển hình như da môi, da mặt. Một số nghiên cứu cho thấy, bơ giúp làm mềm da hiệu quả. Các sản phẩm dưỡng ẩm từ bơ thường không gây cảm giác nhờn và da dễ dàng hấp thụ. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một ít bơ chín bôi lên da môi khoảng 4 - 5 lần đã có thể giúp đôi môi của mình trở nên mềm mại hơn.

Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH

  • Mật ong: Với thắc mắc nên làm gì khi da môi bong tróc thì ý tưởng sử dụng mật ong là một giải pháp rất chính xác. Thực tế, mật ong không chỉ được dùng để tẩy tế bào chết cho da môi khi kết hợp với đường hoặc muối biển mà còn sử dụng với mục đích dưỡng ẩm và bảo vệ môi tránh tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, với những đối tượng có tiền sử dị ứng nọc ong và phấn hoa thì nên chú ý theo dõi sát tình trạng dị ứng khi lựa chọn phương pháp này.
  • Nha đam: Theo bác sĩ, trong nha đam có chứa nhiều chất giúp chống viêm, dưỡng ẩm nên chúng rất phù hợp khi sử dụng để điều trị tình trạng da môi bị bong tróc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nha đam tươi hoặc nha đam đã qua được tinh chế ở dạng gel. Đối với nha đam tươi, bạn nên sử dụng phần lá và cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, sử dụng thịt nha đam để thoa lên da môi. Mặc dù nha đam có nguồn gốc từ thiên nhiên và khá lành tính nhưng bạn không nên lạm dụng quá nhiều, tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 - 3 lần/ngày.
  • Dưa leo (dưa chuột): Mọi người thường sử dụng dưa leo để đắp mặt nạ cho da mặt nhưng ít ai biết rằng dưa leo cũng là một nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng bong tróc da môi. Thực tế, dưa leo có chứa hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin nên chúng còn có tác dụng dưỡng ẩm và cải thiện sự mềm mại cho đôi môi của bạn. Quá trình dưỡng ẩm môi bằng dưa leo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt thành lát mỏng và đắp lên bề mặt môi khoảng 15 - 20 phút/ngày.

Xem thêm: 5 Tác dụng tuyệt vời của DƯA LEO đối với sức khỏe của bạn

4. Điều trị môi bị bong tróc, cần lưu ý một số vấn đề sau

Ngoài giải đáp thắc mắc nên làm gì khi da môi bong tróc thì bác sĩ còn lưu ý các bạn nên quan tâm đến một số thói quen trong đời sống để dễ dàng hồi phục bờ môi mềm mại cũng như bảo vệ sức khỏe của mình. Cụ thể như:

✅ Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể

Hiện tượng cơ thể thiếu nước là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bong tróc da môi. Do đó, để khắc phục hoặc phòng tránh tình trạng này, các bạn cần phải xây dựng và duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Việc cơ thể được cung cấp đủ nước không chỉ tốt cho da mà còn hỗ trợ các cơ quan hoạt động tốt hơn.

✅ Tránh hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn là tác nhân gây kích ứng đối với những vùng da nhạy cảm, điển hình như vùng da xung quanh môi. Những người hút thuốc lá thì da môi thường có xu hướng bị thâm sạm và khô hơn. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến da môi bị khô nứt, bong tróc hoặc nặng hơn là đau nướu, loét miệng.

✅ Chăm sóc môi

Mọi người thường cho rằng việc chăm sóc môi là không cần thiết nhưng đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai. Để có được một đôi môi căng mọng, mềm mại, bạn không chỉ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thực phẩm mà còn phải sử dụng một số sản phẩm giúp dưỡng môi có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính. Đặc biệt, khi lựa chọn các loại son môi, son dưỡng môi cần ưu tiên các sản phẩm chất lượng, có chứa thành phần dưỡng môi giúp hạn chế nguy cơ khô nứt và gây hại cho môi.

Sau khi bạn đã tìm hiểu cặn kẽ những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da môi của bạn trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc. Bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm giải pháp phù hợp để sở hữu một đôi môi căng mọng, mịn màng hơn. Một đôi môi căng mọng làm gương mặt bạn thật sự mang một nét đẹp hoàn hảo hơn bao giờ hết.