Môn cầu lông được đưa vào thi đấu chính thức của đại hội thể thao olympic vào năm nào, ở đâu?

Theo lịch sử ghi nhận, cầu lông ban đầu có hình dạng như một nút chai có gắn 16 chiếc lông ngỗng, nặng khoảng 5 gram. Loại cầu này đến nay vẫn được sử dụng, song song với những chất liệu khác, đặc biệt mới nhất là cầu làm từ vật liệu tổng hợp được Liên đoàn Cầu lông thế giới chuẩn bị đưa vào các giải đấu từ năm sau. 

Có tên tiếng Anh là Badminton, cầu lông được đặt theo tên đất phong của các công tước xứ Beaufort ở Gloucestershire. Đây là nơi tổ chức thi đấu cầu lông lần đầu tiên vào năm 1873.

Tuy nhiên, nước Anh không phải nơi khai sinh cầu lông. Nước Anh chỉ là nơi phát triển cầu lông thành trò chơi có hệ thống.

Hình bóng của cầu lông được ghi nhận xuất hiện từ thời Hy Lạp, Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, cách nay khoảng 2000 năm, liên quan đến một trò chơi trẻ nhỏ dùng vợt đánh cầu. Những hình ảnh chơi cầu lông tương tự còn được thấy ở tận Bắc Mỹ.

Thế nhưng, cầu lông hiện đại xuất phát từ Poona, một trò chơi được lực lượng quân đội Anh đóng tại Ấn Độ thập niên 1860 sáng tạo và trở nên phổ biến vào thập niên 1870. 

Chính trong giai đoạn này, một nhà sản xuất đồ chơi ở London tên là Isaac Spratt cho xuất bản cuốn sách tựa đề "Badminton Battledore – A New Game", nhưng hiện nay không còn bản in nào tồn tại.

Đến năm 1863, một bài báo trên tạp chí The Cornhill Magazine đã mô tả về cầu lông như "dùng vợt đánh cầu qua lại các bên, ở giữa căng sợi dây cách mặt đất khoảng 1,5m".

Ngoài cầu lông, người chơi tại Thanjavur [Ấn Độ] lúc đó còn dùng cầu bông là loại cầu quấn bằng len do thích hợp hơn khi trời có gió hoặc thời tiết ẩm ướt. 

Vào lúc này, cầu lông mang tên Poona hoặc Poonah, khu vực người Anh đóng quân tại Ấn Độ. Từ 1873, những luật chơi cầu lông đầu tiên ra đời. 

Đến năm 1875, các sĩ quan Anh hồi hương bắt đầu chơi cầu lông tại một câu lạc bộ ở Folkestone. Ban đầu, mỗi bên có từ 1-4 tay vợt. Sau đó, người ta nhận ra rằng trò chơi thú vị nhất khi mỗi bên chỉ có 1 hoặc 2 tay vợt.

Cứ thế, cầu lông được chơi theo luật lệ của Poona đến năm 1887 thì J. H. E. Hart ở CLB cầu lông Bath quyết định sửa đổi luật. Năm 1890, Hart và Bagnel Wild điều chỉnh luật lần nữa.

Đến năm 1893, Liên đoàn cầu lông Anh [BAE] xuất bản sách luật và chính thức ra mắt trò chơi tại một ngôi nhà tên "Dunbar" ở Portsmouth ngày 13/12.

Năm 1899, BAR tổ chức giải đấu cầu lông đầu tiên là giải Toàn Anh. Kỳ này mới chỉ có các nội dung đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Năm 1900 mới bổ sung các giải đơn và năm 1904 ra đời thêm giải vô địch Anh - Ireland.

Tới năm 1934, Liên đoàn cầu lông thế giới [IWF, nay là WBF] chào đời với các thành viên sáng lập bao gồm Anh, Scotland, Wales, Canada, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Hà Lan và New Zealand.

Dù được xem là cái nôi của cầu lông hiện đại nhưng đến năm 1936, Ấn Độ mới được gia nhập. Và dù Anh khởi xướng sáng lập BWF, thống trị các giải cầu lông nam ở châu Âu giai đoạn đầu lại là Đan Mạch.

Trên thế giới, châu Á ngày càng phát triển lớn mạnh thành thế lực cầu lông hùng mạnh. Trong vài thập niên qua, Trung Quốc, Đan Mạch, Indonesia, Malaysia, Ấn Độn, Hàn Quốc, Nhật và Trung Hoa Đài Bắc thường sản sinh được những tay vợt hàng đầu thế giới. 

Tại Việt Nam, cầu lông bắt đầu có vài CLB ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn từ năm 1960. Đến năm 1961 đã có những trận đấu giao hữu tại Hà Nội, dù trình độ còn thấp.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, phong trào phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Cửu Long [Vĩnh Long và Trà Vinh từ 1976-1992], Bắc Ninh, Bắc Giang, Lai Châu…

Vào năm 1977, Tổng cục TDTT [ nay là Ủy ban TDTT ] thành lập Bộ môn Cầu lông. Cũng trong năm này, Trường đại học TDTT cũng có bộ môn này. 

Năm 1980, giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội. Tới tháng 10/1990, Liên đoàn Cầu lông VN ra đời, 3 năm sau gia nhập Liên đoàn cầu lông châu Á [ABF], rồi trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông thế giới [IBF] năm 1994.


1. Nguồn gốc của môn cầu lông .

            Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.

            Theo các tài liệu của trung quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.

            Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi. Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này cho giới quí tộc của vùng. Do tính hẫp dẫn của trò chơi nên chẳng bao lâu nó được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh. Badminton từ đó trở thành tên gọi tiếng Anh của môn cầu lông.

            2. Sự phát triển môn cầu lông  trên thế giới.

            Do sự phát triển nhanh chóng của môn cầu lông nên đến năm 1874 ở nước Anh , người ta đã biên soạn ra những luật thi đấu đầu tiên của môn cầu lông, đến năm 1877, những luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi, năm 1893 Hội cầu lông nước Anh được thành lập. Đây là tổ chức xã hội đầu tiên của môn thể thao này trên thế giới được thành lập để quản lý và tổ chức phong trào. Năm 1899, hội này đã tiến hành tổ chức Giải cầu lông toàn nước Anh lần thứ nhất và sau đó cứ mỗi năm giải được tổ chức một lần và duy trì cho tới nay.

            Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, môn cầu lông đã được phổ biến rộng rãi ra ngoài nước Anh. Bắt đầu từ những nước từ những trong khối liên hiệp Anh rồi sang Pháp và một số nước châu Âu khác. Đầu thế kỷ XX, cầu lông được lan truyền đến các nước châu Á và châu Mỹ, châu Đại Dương và cuối cùng là châu Phi. Trước tình hình đó ngày 5/7/1934 Liên đoàn cầu lông thế giới được thành lập viết tắt tiếng Anh là [IBF] International Badmin – ton Federation, trụ sở tại Luân Đôn. Năm 1939, IBF đã thông qua luật thi đấu cầu lông quốc tế mà tất cả các nước hôị viên đều phải tuân theo.

            Từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ XX môn cầu lông được phát triển mạnh ở các nước châu Âu và châu Mĩ như Anh, Đan Mạch, Mỹ, Canađa,vv…Song vào những năm cuối của thập kỷ 40 trở lại đây ưu thế lại nghiêng về các nước châu Á. Trong các giải thi đấu lớn dần dần VĐV các nước châu Á đã giành được thứ hạng cao. Bắt nguồn từ Malaixia đến Inđônêxia, Trung Quốc, Thái lan và gần đây là Hàm Quốc.

            Năm 1988 tại Olympic Seoul [Hàm quốc], cầu lông được đưa vào chương trình biểu diễn của đại hội. Đến năm 1992 tại Bacxêlona, cầu lông được đưa vào môn thi đấu chính thức của Đại hội thể thao Olympic, Đại hội lớn nhất hành tinh của chúng ta.

            3. Một số giải thi đấu cầu lông  của Thế giới.

3.1.Cup Thomas.

Cúp thomas tức là Giải Vô địch Cầu lông đồng đội nam của thế giới. Cup Thomas do Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Cầu lông – Công tước Thomas hiến tặng năm 1939. Cúp cao 71cm, làm bằng bạc, giá trị lúc đương thời khoảng 3000 bảng Anh. Do cuộc trở nghại của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, đến mãi năm 1948 mới tiến hành cuộc thi đấu lần thứ nhất.

Cúp này trước đây được qui định 3 năm tổ chức 1 lần, hiện nay đổi lại 2 năm tổ chức 1 lần và tổ chức vào giữa 2 năm. Nội dung gồm đánh đơn 3 trận và đánh đôi 2 trận.

3.2. Cup Uber.

Cup Uber là do một nữ VĐV cầu lông ưu tú của nước Anh tên là Uber tặng, cúp này bắt đầu tổ chức thi đấu từ năm 1956. Phương pháp thi đấu cơ bản giống thi đấu Cup Thomas.

3.3. Giải cầu lông vô địch thế giới.

Đây là một giải đánh đơn của môn câu lông Thế giới. Tổng cộng có 5 giải: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ hỗn hợp. Giải được bắt đầu từ năm 1977 và cứ 3 năm tổ chức 1 lần.

Từ năm 1983 trở đi được đổi thành 2 năm tổ chức 1 lần và được tiến hành vào các năm lẻ.

3.4. Cup Xudiman.

Cúp xudiman là cuộc thi đấu cầu lông đồng đội hỗn hợp của thế giới được bắt đầu từ năm 1980. Cứ hai năm tiến hành 1 lần vào các năm lẻ. Thi đấu gồm 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ hỗn hợp

3.5. Giải cầu lông vô địch thế giới.

Đây là một giải mới: VĐV được mời là những người có thành tích xuất sắc trong năm, đồng thời do Liên đoàn cầu lông thế giới mời đích danh.

Cầu lông có nguồn gốc từ các nền văn minh cổ ở châu Âu và châu Á. Thời cổ xưa cầu lông được biết đến với tên gọi “Battledore and Shuttlecock” bắt nguồn từ hơn 2.000 năm trước.



Ảnh: en.wikipedia.org

Vào những năm 1600, Battledore and Shuttlecock là môn giải trí cao cấp ở Anh và nhiều nước châu Âu. Ban đầu, trò chơi rất đơn giản với 2 người chơi sử dụng vợt đánh trái cầu qua lại càng lâu càng tốt sao cho trái cầu không rơi xuống đất.

Môn cầu lông hiện đại có nguồn gốc từ Ấn Độ thuộc Anh giữa thế kỷ 19. Môn thể thao này được sáng tạo ra bởi các sĩ quan quân đội Anh đóng quân ở đó. Tấm lưới giăng ngang đã được bổ sung vào môn Battledore and Shuttlecock truyền thống. Khi được phổ biến ở thị trấn Poona của Anh, trò chơi được gọi là “Poona” hoặc “Poonai”. Ban đầu, quả bóng bằng len được giới thượng lưu ưa thích vì có thể chơi được trong điều kiện ẩm ướt hoặc nhiều gió, nhưng cuối cùng họ đã thay đổi bằng quả cầu như hiện nay.

Tháng 3 năm 1898, Giải đấu Mở rộng đầu tiên được tổ chức tại Guildford và giải vô địch All England đã được tổ chức vào năm tiếp theo.

Liên đoàn Cầu lông Quốc tế được thành lập năm 1934 với 9 thành viên sáng lập gồm Anh, xứ Wales, Ireland, Scotland, Đan Mạch, Hà Lan, Canada, New Zealand và Pháp. Ấn Độ tham gia với tư cách là hội viên năm 1936.



Ảnh: www.gettyimages.com

Giải đấu lớn đầu tiên do Liên đoàn Cầu lông Quốc tế tổ chức là giải Thomas Cup [giải vô địch thế giới nam] vào năm 1948. Kể từ đó, số lượng các giải đấu trên thế giới đã tăng lên đáng kể cùng với việc bổ sung Uber Cup [dành cho nữ], World Championships [cá nhân], Sudirman Cup [hỗn hợp], World Junior Championships và World Grand Prix Finals.

Cầu lông là môn thể thao trình diễn tại Thế vận hội Munich 1972. Sau đó, cầu lông trở thành môn thể thao chính thức tại Olympic Barcelona 1992. Ban đầu, chỉ có giải đơn và giải đôi được tổ chức tại Thế vận hội Olympic. Năm 1983, giải đôi hỗn hợp được đưa vào Thế vận hội Olympic Atlanta 1983 và cầu lông là môn thể thao duy nhất có giải đôi hỗn hợp tại Thế vận hội.

Đình Phú
[Lược dịch]

Video liên quan

Chủ Đề