Môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật là gì năm 2024

Tutror Trần Minh Khương [Hoàn thành 7 Chứng chỉ tại FUNiX - chương trình Kỹ sư Phần mềm] cho rằng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là môn học khó nhưng rất quan trọng và cần thiết trong quá trình đi xin việc.

  • Trung tâm xSeries FUNiX ra mắt môn Cơ sở dữ liệu và giải thuật
  • Trung tâm Công nghệ chuyên sâu xSeries ra mắt phiên bản mới môn Toán rời rạc
  • Dữ liệu [data] là gì? Những công việc nào phổ biến trong ngành dữ liệu?
  • Những điều bạn cần biết về môn học Cơ sở dữ liệu và giải thuật
  • Lập trình viên cần học giỏi môn gì? Câu hỏi nan giải cho học viên hiện nay

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là môn học cơ bản của hầu hết sinh viên, học viên ngành CNTT. Tuy nhiên đây cũng là “nỗi ám ảnh” của rất nhiều người vì kiến thức của môn học này được đánh giá là khá khó.

Môn học Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Cấu trúc dữ liệu và các giải thuật là 2 yếu tố quan trọng nhất trong lập trình. Nắm vững cấu trúc dữ liệu và các giải thuật là cơ sở để sinh viên tiếp cận với việc thiết kế và xây dựng phần mềm cũng như sử dụng các công cụ lập trình hiện đại.

Môn học Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là môn học khó với phần lớn sinh viên ngành CNTT

Hiểu đơn giản, cấu trúc dữ liệu có thể được xem là một phương pháp lưu trữ dữ liệu trong máy tính nhằm sử dụng một các có hiệu quả. Và để sử dụng các dữ liệu một cách có hiệu quả sẽ cần phải có các thuật toán áp dụng trên các dữ liêu đó. Do vậy, cấu trúc dữ liệu và giải thuật là 2 yếu tố không thể tách rời và có những liên quan chặt chẽ với nhau. Việc lựa chọn một cấu trúc dữ liệu có thể ảnh hưởng lớn tới việc chọn áp dụng giải thuật nào.

Tại FUNiX, môn học Cấu trúc dữ liệu và giải thuật cung cấp cho học viên sự hiểu biết về 2 lĩnh vực này, nắm được một số cấu trúc dữ liệu tuyến tính [linear] và phi tuyến [non-linear], đồng thời triển khai một số giải thuật phổ biến thường dùng trong phần mềm máy tính như tìm kiếm, sắp xếp. Điều quan trọng nhất là học viên sẽ được học tư duy về thiết kế cài đặt các cấu trúc dữ liệu giải thuật phù hợp với các vấn đề/bài toán cụ thể sẽ gặp sau khi làm nghề.

Môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật có khó không? Nên học như thế nào?

Cố vấn chuyên môn – mentor Hoàng Thị Luy [Senior QA Engineer tại NAB Innovation Centre Vietnam] từng nhận xét đây là một môn học khó và rất nhiều học viên thường tìm đến sự hỗ trợ của chị trong quá trình học môn này. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của mentor và nỗ lực học tập của học viên, môn học này cũng không thể làm khó các bạn

Tutror Trần Minh Khương [Hoàn thành 7 Chứng chỉ tại FUNiX – chương trình Kỹ sư Phần mềm] cho rằng đây là môn học khó nhưng rất quan trọng và cần thiết trong quá trình đi xin việc. “Có thể mọi người không quá giỏi về mặt ngôn ngữ lập trình nhưng giỏi về cơ sở dữ liệu và giải thuật sẽ là điểm cộng khá lớn bởi nhà tuyển dụng rất quan tâm đến việc ứng viên tư duy, xử lý bài toán như thế nào.”- anh cho biết.

Chìa khoá quan trọng nhất vẫn là ghi lại mọi thứ đã học để dễ dàng tra cứu và áp dụng.

Anh Khương chia sẻ kiến thức môn học mang tính khoa học, hàn lâm nên cần sổ ghi chú để diễn đạt kiến thức sao cho bản thân mình dễ hiểu nhất. “Khi đi làm thì tuỳ dự án mọi người xử lý, khi mới đi làm, các chức năng mọi người sẽ được sử dụng từ các dự án gốc, dự án đã từng được thực hiện. Sau này, khi đã làm lâu mọi người sẽ tự thực hiện tất cả các chức năng dự án cần sử dụng. Đó là lúc mà sổ ghi chú sẽ phát huy tác dụng.” – nam tutor chia sẻ.

Để hoàn thành môn học này, theo anh Khương, học viên nên: xem video bài giảng từ 1 đến 3 lần để ghi chú hết các từ khoá quan trọng. Sau đó, hãy thực hiện các bài lab, assigment mà FUNiX đã thiết kế để ghi nhớ kiến thức, có vấn đề gì hãy liên hệ ngay với mentor và tutor để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

Theo anh, chìa khoá quan trọng nhất vẫn là ghi lại mọi thứ mình học để dễ tra cứu và áp dụng, thậm chí cả mục tiêu bài học để lấy đó làm chuẩn đầu ra, nỗ lực hết mình để hoàn thành các mục tiêu đó.

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là một trong những môn học đầu tiên của thời sinh viên IT. Không biết cảm giác của mọi người khi lần đầu tiếp xúc với môn giải thuật thế nào, riêng tôi thì thấy nó giống như viết văn liệt kê. Chẳng giấu gì, trước khi là sinh viên tôi cũng có “lập trình” if-else, array rồi object đủ cả nhưng rồi không hiểu tại sao lại phải viết giải thuật ra giấy thế này. Mãi sau này tôi mới hiểu giải thuật là cội nguồn của tư duy trong lập trình. Viết ra giải thuật theo phong cách step-by-step là đang rèn luyện khả năng tư duy.

Tuy vậy tôi thấy một số người, thậm chí là bạn bè đồng nghiệp vẫn có chút e dè khi nhắc đến cấu trúc dữ liệu & giải thuật. Với họ, giải thuật như một thứ gì đó phải cao siêu và thực sự phức tạp mà họ không thể hiểu, không biết tính ứng dụng của chúng trong công việc như thế nào mặc dù vẫn sử dụng hàng ngày trong công việc!?. Suy nghĩ như thế vô tình đánh giá thấp bản thân của mình đồng thời tạo nên một định kiến về nỗi sợ mỗi khi phải đối mặt. Thay vào đó tại sao không một lần gạt đi nỗi sợ để đối mặt xem thực chất cấu trúc và giải thuật có gì?

Cấu trúc dữ liệu & giải thuật là gì?

Theo tài liệu kĩ thuật, giải thuật là một tập hợp hữu hạn các hướng dẫn được xác định rõ ràng, có thể thực hiện được bằng máy tính, thường để giải quyết một lớp vấn đề hoặc để thực hiện một phép tính. Các thuật toán luôn rõ ràng và được sử dụng chỉ rõ việc thực hiện các phép tính, xử lý dữ liệu, suy luận tự động và các tác vụ khác.

Còn cấu trúc dữ liệu được xác định và tập hợp dữ liệu được sắp xếp có trật tự để làm cho một quy trình dễ theo dõi hơn.

Một ví dụ đơn giản nhất cho một giải thuật “Tính tổng các số từ nhiên từ 1 đến n”:

khởi tạo biến sum = 0 với mỗi số tự nhiên x trong khoảng từ 1 đến n thì:

cộng x vào sum
sum là kết quả

Có thể nói cấu trúc dữ liệu góp phần tạo nên thuật toán, vì thuật toán phải dùng cấu trúc dữ liệu để lưu trũ. Có nhiều cấu trúc dữ liệu được tạo ra để phục vụ cho nhiều mục đích lưu trữ, khả năng truy xuất và bộ nhớ mà chúng sử dụng. Việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu phù hợp với giải thuật làm tăng tính hiệu quả của giải thuật. Vì thế chúng ta cần nghiên cứu thêm cấu trúc dữ liệu để tăng tính ứng dụng vào thuật toán sau này.

Tại sao nên biết cấu trúc dữ liệu & giải thuật?

Tại sao nên biết cấu trúc dữ liệu và giải thuật?

Giải thuật vẫn luôn tồn tại trong những dòng code chúng ta viết hàng ngày. Mỗi logic bạn viết ra là kết quả của giải thuật và chúng có thể khác nhau ở mỗi lập trình viên. Điều đó tạo nên sự khác biệt trong phong cách cũng như hiệu năng lập trình.

Quan tâm đến giải thuật giúp rèn luyện khả năng tư duy trong lập trình. Trong lập trình có nhiều cách để giải quyết một vấn đề, sự khác biệt có thể thể hiện qua hiệu năng. Một số phương pháp giải quyết rất tốt một vấn đề mà phương pháp khác không thể làm được.

Việc biết nhiều giải thuật giúp cho khả năng giải quyết vấn đề trở nên nhanh và hiệu quả hơn. Chúng ta biết nên áp dụng giải thuật nào trong trường hợp nào hay thậm chí kết hợp chúng với nhau để tạo ra một giải thuật tối ưu hơn.

Khi lựa chọn một công cụ, hiểu được thuật toán mà công cụ áp dụng hoặc triển khai giúp cho việc liên kết với những kiến thức đã biết để từ đó lĩnh hội công cụ nhanh hơn. Ví dụ bạn tìm một công cụ hỗ trợ tìm kiếm văn bản, có nhiều công cụ làm được điều đó và chúng áp dụng các giải thuật tìm kiếm khác nhau. Biết được các giải thuật cũng như tình huống tìm kiếm mà bạn muốn sẽ giúp chọn ra được công cụ phù hợp nhất.

Những giải thuật hay thuật toán kinh điển, phổ biến rộng rãi đều được quan tâm tối ưu hóa tài nguyên máy tính như bộ nhớ hay sức mạnh vi xử lý. Lựa chọn giải thuật sẵn có hay viết một giải thuật mới dựa trên chúng một cách phù hợp giúp tối ưu hóa được bộ nhớ từ đó tăng hiệu năng xử lý.

Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ AI ngày nay, những giải thuật của các gã khổng lồ công nghệ đã và đang chi phối nhiều mặt của thế giới. Để thấy giải thuật đã len lỏi vào trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Việc trang bị cho mình kiến thức về cấu trúc dữ liệu & giải thuật giúp ta nhanh chóng hòa nhập với thế giới này hơn. Biết đâu một ngày giải thuật mà bạn viết ra cũng góp phần thay đổi thế giới thì sao?

Giải thuật dùng để làm gì?

Giải thuật [hay còn gọi là thuật toán - tiếng Anh là Algorithms] là một tập hợp hữu hạn các chỉ thị để được thực thi theo một thứ tự nào đó nhằm thu được kết quả mong muốn. Nói một cách ngắn gọn, giải thuật là tập hợp các bước, thao tác để giải quyết một vấn đề gì đó.

Cấu trúc dữ liệu dùng để làm gì?

Cấu trúc dữ liệu [data structure] là cách tổ chức và lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính một cách có hệ thống để dễ dàng truy xuất và thực hiện các thao tác trên dữ liệu đó. Cấu trúc giúp định nghĩa mối quan hệ giữa các phần tử dữ liệu và cung cấp các phương thức để thao tác trên chúng.

Cấu trúc dữ liệu tuyến tính là gì?

Cấu trúc dữ liệu tuyến tính [tiếng Anh linear data structure] là cấu trúc dữ liệu trong đó các phần tử dữ liệu được tổ chức thành một chuỗi có thứ tự về mặt chỉ số.

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật tiếng Anh là gì?

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật [Data Structure and Algorithms]

Chủ Đề