Món pịa là gì

Chỉ nghe tên nậm pịa thôi, nhiều người hẳn rất tò mò về món đặc sản Tây Bắc này. Món ăn vùng núi phía Bắc nước ta phải nói là cực kỳ độc đáo. Bạn đã bao giờ được ăn nậm pịa và các món đặc sản đặc biệt sau chưa?


1. Món pịa Tây Bắc là món gì?

Nậm Pịa là món ăn của đồng bào người Thái ở Sơn La, cũng là một trong những món ngon Tây Bắc nổi tiếng. Phải nói trước là không phải ai cũng ăn được và dám ăn món này. Nậm pịa là tên theo tiếng dân tộc nên nghe lạ, khiến người xuôi khó hình dung ra được. Món ăn này được làm từ chất dịch ruột ngon các loài động vật như trâu, bò, dê,… Chất dịch được đem ninh nhừ với nội tạng, sụn, thịt, tiết,… của động vật trong hàng tiếng đồng hồ. Gia vị của món ăn gồm các loại rau thơm, mùi tàu, mắc khén, tỏi, ớt và quan trọng nhất là mật cùng lá đắng. Tổng thể món ăn đủ các vị cay, mặn, ngọt và hơi đắng. 

Món Pịa Tây Bắc được làm rất kỳ công, chỉ có đồng bào dân tộc mới làm ra được nồi pịa đúng vị. Thế nên món này cũng chỉ được làm vào các dịp quan trọng như lễ hội hay cần tiếp khách quý. Nậm pịa có thể ăn như món chính hoặc món phụ kèm đồ nướng đều được. Đây cũng là một liều thuốc giải rượu đặc biệt hiệu quả. Nếu có dịp được lên Sơn La, bạn hãy thử nếm đặc sản có 1 không 2 này nhé! Ban đầu vị món ăn rất nồng, khó nuốt nhưng ăn quen thì có thể bị “nghiện” đấy.

Bạn đang xem: Nậm pịa là gì

2. Đặc sản Tây Bắc có món gì ngon

2.1. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp thì đã rất quen thuộc. Thịt được tẩm ướp hàng chục loại gia vị đậm đà rồi nướng dưới than củi, sau đó hong khô trên gác bếp hàng tháng trời. Thịt gác bếp ăn khá giống thịt bò khô bình thường nhưng mềm hơn, dai hơn hẳn. 

2.2. Thắng cố ngựa Bắc Hà

Thắng cố cũng “ghê rợn” chẳng kém canh pịa Tây Bắc vì cũng được làm từ nội tạng, nhưng là nội tạng ngựa cùng các loại gia vị đặc trưng vùng núi như hồi, thảo quả,… Món này ở Hà Giang, Sapa, Yên Bái,… đều có và mỗi nơi lại biến tấu khác nhau một chút. 

2.3. Rượu táo mèo – Rượu ngon Tây Bắc

Cùng với rượu cần, rượu táo mèo là loại rượu nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc. Rượu được ngâm từ táo mèo rừng chính hiệu trong thời gian dài, rất thơm, chua cay dễ uống. Rượu táo mèo ngon nhất là phải uống ở Lào Cai và Yên Bái.

2.4. Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp nghe thì lạ nhưng đó là tên tiếng dân tộc của cá suối gập nướng. Loại cá này chỉ tìm được ở vùng Tây Bắc và là món truyền thống của người Thái. Cá sẽ được ướp gừng, sả, mầm măng, mắc khén rồi nướng trên củi lửa. Thịt cá khô và thơm ngọt rất dễ ăn. 

2.5. Lợn cắp nách

Đặc sản Tây Bắc lợn cắp nách cũng đã được nhiều người biết đến, được nhập về miền xuôi nhiều. Thực chất, món này cũng là thịt lợn, được chế biến đa dạng từ hấp, nướng đến làm gỏi như bình thường. Điều quan trọng là lợn là lợn bản, được nuôi thả trong núi rừng nên ăn rất chắc thịt, ít mỡ và ngọt tự nhiên. 

2.6. Cá bống vùi tro

Cá bống vùi tro là món ăn của riêng bà con trong bản Vàng Pheo, Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Sau khi được tẩm ướp đủ loại gia vị, cá được gói vào lá rong, vùi vào tro nóng rất lâu mới chín. Vì cách nấu được biệt nên thịt cá mềm vô cùng, không chảy mỡ béo.

2.7. Rêu đá nướng

Người miền cao có đủ các loại món ăn đặc biệt, đến rêu cũng có thể chế biến lên ăn và còn ăn rất ngon. Nhưng chỉ có rêu đá trên vùng núi cao Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên mới ăn được chứ không thể chế biến từ rêu thường. Người dân tộc lấy rêu này nấu canh, rán lên hoặc làm gỏi. Không chỉ ăn thanh mát, sần sật mà món này còn giúp giải độc cơ thể.

2.8. Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu là món mà du khách không được bỏ qua khi đến Hà Giang. Cháo được nấu với củ ấu tẩu chỉ có ở vùng này cùng thịt chân giò. Khi ăn lúc đầu thấy vị hơi đắng. Nhưng ăn vài miếng thì lại cảm nhận được vị ngọt thanh rất hài hòa giữa các nguyên liệu. 

2.9. Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam thì nhiều nơi cũng có, nhưng cơm lam Bắc Mê được coi là ngọt, dẻo nhất. Vì được gói cẩn thận trong cả lá chuối lẫn lá rong, cơm nướng lên thơm lừng mùi ống nứa đặc biệt, ăn không cũng thấy ngon.

Xem thêm: Lời Bài Hát Love You, Hate You Hate You, Lời Bài Hát Love You Hate You

2.10. Cá nướng sông Đà

Cá nướng sông Đà có thể làm từ nhiều loài cá khác nhau như cá lăng, cá trắm,… Cá sinh trưởng ở vùng nước trong nên ăn rất ngon, ngọt và sạch. Người bản địa thường nướng cá trong lá chuối để giữ được hương vị lẫn dinh dưỡng bên trong.

2.11. Xôi nếp nương Mai Châu

Xôi nếp nương Mai Châu hấp dẫn ngay từ vẻ ngoài với đủ các màu sắc rực rỡ xanh đỏ tím vàng. Mỗi một màu xôi được lấy từ trái cây hoặc rau củ rừng tự nhiên chứ không phải phẩm màu. Món này không chỉ ăn ngon mà còn hợp để cúng giỗ, dùng trong lễ hội. 

2.12. Phở chua

Phở chua của người Tây Bắc ăn không hề giống phở bình thường của người xuôi. Món này thực chất được du nhập từ biên giới Trung Quốc và được biến tấu theo năm tháng. Phở ăn có vị chua nhẹ, ăn cùng với thịt xá xíu, lạc rang, các loại măng chua núi rừng. 

2.13. Khâu nhục

Đặc sản Tây Bắc khâu nhục hay nằm khâu là của người Nùng. Món ăn này được coi là món trang trọng chỉ làm trong dịp đặc biệt. Thịt lợn rừng ba chỉ được ướp với rượu, mật ong, ngũ vị hương, địa liền,… rồi hấp cách thủy kỳ công. Món ăn vừa đậm đà vừa đầy vị núi rừng, nhắm rượu cực hợp. 

2.14. Bánh dày của người Mông

Bánh dày của người Mông Điện Biên ăn khác hẳn bánh dày bình thường chúng ta đã quen thuộc. Bánh được gói trong lá rong rừng, ăn kèm với chả giò. Nhiều người còn nướng bánh dày lên ăn thơm hơn và lạ hơn nữa.

2.15. Bắp cải cuốn nhót

Bắp cải cuốn nhót cũng đến từ Điện Biên. Rau bắp cải được cuối nhót, rau mùi, lá tỏi rồi hấp lên. Điểm đặc sắc là món rau này phải chấm với nước chấm chẳm chéo độc đáo. Bắp cải cuốn nhót ăn chua cay và rất nồng. 

2.16. Nhộng ong rừng

Nhộng ong rừng rất lớn nên ăn có vị béo và ngậy hơn hẳn nhộng thường. Muốn ăn nhộng ong rừng không dễ vì bạn phải đến Yên Bái vào đúng tháng 4 đến tháng 8 hằng năm mới có.

2.17. Cốm Tú Lệ

Cốm Tú lệ là đặc sản của làng Tú Lệ, Yên Bái. Lúa được trồng ở vùng này nhiều sữa nên làm cốm hợp hơn cả. Nếu có dịp ghé Yên Bái nhớ mua vài bọc cốm về làm quà xem cốm vùng cao ăn khác cốm miền xuôi thế nào nhé.

Xem thêm:

2.18. Bánh chưng đen Mường Lò

Cũng là bánh chưng với nhân đỗ xanh thịt mỡ, nhưng bánh chưng Mường Lò có máy đen nhánh đặc biệt nhờ gạo được ngâm với vừng đen và thân cây núc nác. Người Mường Lò cũng dùng loại gạo nếp Tú Lệ tuyển chọn để làm món ăn ngày Tết này.

2.18. Bê chao Mộc Châu

Món bê chao này thì phải ăn ở Mộc Châu – Sơn La mới đúng điệu. Bê sữa được nuôi thả trên đồng cỏ bao la Mộc Châu nên rất chắc thịt và giàu dinh dưỡng. Thịt bê được chao trên nồi dầu sôi già, tạo nên màu vàng ươm vô cùng hấp dẫn. 

Danh sách đặc sản Tây Bắc có siêu nhiều món đặc sắc, mới lạ, kích thích trí tò mò của mọi người. Bạn đã được thử bao nhiêu món trong số kể trên rồi?

Có thể nói, không phải vị khách nào đến thăm các tỉnh vùng cao đều có “thần kinh thép” để thử món nậm pịa Tây Bắc cực dị - Món ăn làm từ tiết, đuôi, bạc nhạc, lòng, phổi,…và còn có cả…phân non.


Món nậm pịa Tây Bắc
là món ngon truyền thống của bà con dân tộc Thái ở vùng cao, thường xuất hiện ở các dịp đám đình, lễ hội hay những bữa tiệc đãi khách. Đây được xem là món ăn đặc sản mà du khách nên thử một lần khi đến với vùng đất cao nguyên.
 


Trông thì ghê vậy, nhưng nậm pịa lại là món xuất hiện rất nhiều trong các bữa tiệc đãi khách

Xem thêm: Các món ăn ẩm thực ba miền Việt Nam


“Nậm” có nghĩa là “canh” trong tiếng Thái, còn “pịa” là chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, hay còn được gọi là phân non hoặc kém tế nhị chút là “cứt non”.

Món nậm pịa, thấy thành phần thì ghê vậy nhưng lại rất bổ dưỡng với sức khỏe, nhất là tác dụng giải rượu thần sầu của nó. 
 


Món nậm pịa Tây Bắc có công dụng giải rượu thần sầu

Xem thêm: Tour du lịch Đông - Tây Bắc

Nguyên liệu làm nên món nậm pịa Tây Bắc là: Tiết đông, bạc nhạc, sụn, đuôi, thịt, và lục phủ ngũ tạng của động vật ăn cỏ như lòng, gan, phổi, phèo. Động vật ăn cỏ ở đây là bò, trâu, dê, và thường là bò và dê. Nếu chỉ có thế thì món ăn này đã không nổi tiếng về độ “kinh hoàng” phải “nhắm mắt, bịt mũi” để ăn. Mà điểm mấu chốt của món ăn mới làm người ta phải e ngại, đó là “pịa”.


Để làm ra món nậm pịa Tây Bắc đúng kiểu thì chỉ có bà con vùng cao ở đây mà thôi, vì họ mới hiểu hết các loại gia vị để thêm vào cho món ăn này. Chất dịch non là thành phần quan trọng nhất của món ăn, và cũng được làm rất bài bản. Ban đầu, người ta chọn đoạn ruột non mà có phần pịa ngon nhất, lấy pịa ra bát, sau đó nêm các loại gia vị đặc trưng, cho thêm nội tạng như lòng, dạ dày, gan, phổi,…

Nấu món nậm pịa Tây Bắc, phải có loại gia vị đặc trưng là mắc khén [loại hạt tạo vị cay và thơm như hạt tiêu ở miền xuôi] cùng nhiều gia vị khác như sả, ớt… Đặc biệt, Người ta cũng thêm mật và lá đắng để tạo thêm vị đặc trưng cho món nậm pịa.


 


Hạt mắc khén - Gia vị quen thuộc vùng Tây Bắc

Xương được người ta đem ninh lấy nước trong nhiều giờ liền cho đến khi đủ ngọt, đủ ngậy, rồi mới đổ pịa cùng các thành phần lục phủ ngũ tạng vào ninh cho đến khi sền sệt là thành công.


Các thành phần được ninh nhừ cho đến khi sệt lại


Nậm pịa được bày ra tô hoặc bát nhỏ khi còn nóng, ăn kèm rau sống. Đây không phải là một món dễ ăn, bởi vị đắng và mùi hương khó ngửi của nó. Mới đầu ăn, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị ruột, pịa, mùi của mắc khén và các loại lá đắng được cho vào, nhưng sau đó thì để lại vị ngọt, béo trong cuống họng.



Món nậm pịa Tây Bắc khiến người ta phải nhắm mắt, bịt mũi mới có thể ăn được


Có một số người khi thấy món nậm pịa lần đầu tiên thì lắc đầu nguầy nguậy, sau đó ăn thử, và dần dần thành nghiện món ăn này lúc nào không hay. Món này tuy là làm từ những nguyên liệu “dễ gây hiểu nhầm”, nhưng mà rất là lành, đặc biệt kể cả với những người yếu bụng. 
 


Nậm pịa mặc dù nguyên liệu khó ăn vậy, nhưng lại rất lành bụng


Bỏ qua những ngần ngại về mùi vị, thì đây là một món ăn tuyệt vời, hội tụ tinh hoa ẩm thực núi rừng vùng cao. Đến với nơi đây, thì đừng quên thử món nậm pịa Tây Bắc của đồng bào người Thái bạn nhé!

Lala Nguyễn

Theo Báo Du Lịch

Video liên quan

Chủ Đề