Mục đích của văn bản ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8 tập 1 là gì

Những bài văn theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 8 VĂN MẪU LỚP 8 LỚP 8 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  • Về tác giả: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người am hiểu về rất nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đặc biệt là y học. Ông có rất nhiều bài viết nói về phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi người.
  • Về văn bản: Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây Lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không. Vì sao?

+ Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ – một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. .

– Đặt dấu phẩy giữa ôn dịch và thuốc lá là một biện pháp tu từ biểu thị thái độ cảm xúc của người viết, trong âm của ngữ rơi vào hai từ ôn dịch.

+ Nếu ta bỏ dấu phẩy đi viết thành Ôn dịch thuốc lá – Tiêu đề sẽ bị giảm nhẹ tính biểu cảm.

+ Hoặc viết Thuốc lá là một loại ôn dịch cũng được nhưng không gây ấn tượng mạnh và hàm súc như Ôn dịch, thuốc lá.

2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

– Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời Trần Hưng Đạo tấu trình nhà vua khi bàn về việc đánh giặc: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”

+ Đây là biện pháp so sánh ngầm, thoạt nhìn tưởng chừng như việc đánh giặc và hút thuốc lá chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại có những điều tương đồng sâu sắc, thú vị.

+ Đó là một sự trích dẫn đầy ý nghĩa.

  • Vạch ra cách phá hoại của thuốc lá: Thuốc lá gặm nhấm cơ thể con người giống như tằm ăn dâu, nó diễn ra từ từ, âm thầm, bí mật song làm cho cơ thể kiệt quệ lúc nào không biết.
  • Nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của thuốc lá: Cũng giống như kẻ thù ngoại xâm, nó sẽ hủy diệt sự sống của con người.

+ Tác dụng của việc trích dẫn: Làm cho lập luận trở nên chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.

3. Tác giả đã nêu lên tác hại của thuốc lá như thế nào đối với con người.

+ Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim… khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

4. Vì sao tác giả lại giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Tác giả đưa ra sự giả định “Có người bảo: tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì:

– Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc lá nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh [những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới sinh non rất nguy hiểm].

– Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.

-> Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà thuốc lá còn ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

5.Vì sao tác giả đã đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

+ Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị nhằm mục đích cao hơn, chỉ ra cho mọi người thấy một tác hại nguy hiểm khác của thuốc lá: làm xói mòn tâm hồn và đạo đức của con người, hút thuốc lá con đường dẫn tới phạm pháp.

Thuốc lá => trộm cắp => phạm pháp

+ Phần cuối của bài viết tác giả đưa ra những thông báo về chiến dịch chống thuốc lá hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới để mọi người trông người mà ngẫm đến ta”. Ôn dịch, thuốc lá, đó là một tín hiệu SOS [cấp cứu].

Giaibai5s.com

Đề bài: Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện

Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện

Bạn đang xem: Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện

I. Dàn ý Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu văn bản: Để cảnh báo về tác hại vô cùng lớn của thuốc lá đối với đời sống, sức khoẻ của con người, nhà tâm lý-giáo dục-y học Nguyễn Khắc Viện đã viết nên tác phẩm “Ôn dịch thuốc lá” như một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người.

2. Thân bài

– Hiện trạng:Thuốc lá đang trở thành một ôn dịch với sức lây lan, tàn phá nghiêm trọng sức khỏe chính người hút– Tác hại:+ Sức nặng hủy hoại của thuốc lá còn mạnh hơn cả AIDS+ Vòm họng, nang phổi đang dần bị tê liệt gây ra bệnh viêm phế quản+ Chất ô -xít, các – bon ngấm vào máu, bám quanh các hồng cầu

+ Chất ni -cô-tin làm các động mạch thắt lại gây nên các bệnh về huyết áp, nhồi máu cơ tim…[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện tại đây.

Sức khoẻ của con người là vô cùng quý giá, tuy nhiên hiện nay đang có vô số những người đang tự hủy hoại đi sức khoẻ của chính mình bởi rượu bia, ma túy, thuốc lá. Để cảnh báo về tác hại vô cùng lớn của thuốc lá đối với đời sống, sức khoẻ của con người, nhà tâm lý, giáo dục, y học Nguyễn Khắc Viện đã viết nên tác phẩm “Ôn dịch thuốc lá” như một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người.

Thuốc lá đang trở thành một ôn dịch với sức lây lan, tàn phá nghiêm trọng. Đó là một vấn nạn khiến người ta ghê sợ, kinh hoàng. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Khắc viện đã ví sức nặng hủy hoại của thuốc lá còn mạnh hơn cả AIDS – một thứ bệnh chết người nguy hiểm. Ông đưa ra lập luận ” Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ mà đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Kẻ hút thuốc không chết ngay tức khắc mà nó gặm nhấm từ từ vào trong từng tế bào của cơ thể gây nguy hại. Đó là những vòm họng, nang phổi đang dần bị tê liệt gây ra bệnh viêm phế quản nặng nề. Đó là các chất ô -xít, các – bon ngấm vào máu, bám quanh các hồng cầu. Đó là chất ni -cô-tin làm các động mạch thắt lại gây nên các bệnh về huyết áp, nhồi máu cơ tim. Bởi trong thuốc lá có hàng vạn chất độc hại như thế mà nó đang từng ngày, từng giờ tàn sát cơ thể con người. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng hết sức thuyết phục trong thực tiễn khách quan. Một Bác sĩ viện trưởng của một bệnh viện đã cho biết rằng trên 80% số người bị ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. Những bệnh nhân buộc phải cắt đi bàn chân của mình vì bị tắc động mạch chân cũng là do thuốc lá. Những người mới 40-50 tuổi chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim cũng bởi thuốc lá. Và những khối ứng thu kinh hoàng được phát hiện không gì ngoài nguyên nhân từ thuốc lá.

Có thể thấy, thuốc lá đã đầu độc sức khoẻ con người ghê gớm vô cùng. Song, nó không chỉ khiến bản thân người hút gặp vấn đề mà còn khiến những người xung quanh bị ảnh hưởng. Tác giả đã khẳng định một cách chắc chắn: “Hút thuốc lá là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh” . Vợ con anh, những người nghiệp của anh, những người phụ nữ mang thai vô tình ngồi gần kẻ nghiện thuốc vô ý thức đều bị đầu độc bởi chính những làn khói kia”. Tội nghiệp thay cho những cái thai còn nằm trong bụng mẹ…..một tội ác”.

Mặt khác, hút thuốc lá không chỉ gây hại về mặt sức khoẻ mà còn mang đến những ảnh hưởng, “di chứng” về mặt tinh thần. Những người anh, người bác đã làm gương xấu cho chính con em trong gia đình mình, và có gì đảm bảo nếu những đứa trẻ trong sáng ấy bị khói thuốc “đầu độc” trong chính tư tưởng, gây ra những suy nghĩ, hành vi lệch lạc?

Bằng việc đưa ra những hậu quả mà tác nhân thuốc lá ôn dịch gây ra, Nguyễn Khắc Viện đã tiếp tục kêu gọi mọi người đứng lên để chống lại căn bệnh nguy hiểm này: “Nước ta khác với các nước châu u….ngăn ngừa nạn ôn dịch này”. Các nước châu u đang từng ngày cùng nhau chung tay chống lại chúng với hàng loạt các khẩu hiệu, các điều luật quy định , các chiến dịch cấm quảng cáo,…thế giới đang hành động vậy tại sao chúng ta không hành động? Lời kêu gọi cũng như lời đề nghị khẩn thiết, lời góp ý chân thành nhưng đầy hệ trọng cho mỗi người hiểu và biết mình cần phải làm gì, cần phải đưa ra những biện pháp như thế nào để phòng chống ôn dịch này.

Bằng cách lập luận đầy sức thuyết phục, lời văn chân tình, khách quan mà giàu cảm xúc, tác giả đã cho thấy được vấn nạn vô cùng nghiêm trọng hiện nay đồng thời giúp em hiểu biết sâu hơn về những tác hại khôn lường của thuốc lá. Học xong bài “Ôn dịch thuốc lá”, em thấy mình cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, tránh xa thứ độc tố nguy hại này và có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội hơn . Khuyên nhủ bạn bè không nên hút thuốc, phê phán những hành động hút thuốc thiếu ý thức ,chung tay vì một môi trường trong lành, an toàn cho chính mình và cho mọi người , nêu cao tinh thần với khẩu hiệu:” Vì một thế giới không khói thuốc”.

——————–HẾT———————

Tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cũng như hiện trạng sử dụng thuốc lá của con người hiện nay, các em có thể tham khảo: Soạn bài Ôn dịch thuốc lá, Bài học rút ra từ văn bản Ôn dịch thuốc lá, Nêu cảm nghĩ về văn bản Ôn dịch thuốc lá, Trình bày ý nghĩa tư tưởng của văn bản ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề