Muỗi vận Châu á sống được bao lâu

Muỗi sống được bao lâu? Vòng đời của muỗi vằn bao nhiêu ngày

Muỗi sống được bao lâu hay vòng đời của muỗi bao nhiêu ngày là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.

Nếu bạn chưa biết hãy cùng donvidietmoi tìm hiểu nhé.

Vòng đời sinh sản phát triển của loài muỗi?

Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và thực tế, chắc hẳn nhiều người cũng biết tác hại của muỗi như thế nào?

Tuy vậy, vòng đời phát triển của muỗi thì cũng ít người quan tâm, chú ý.

Theo các nhà khoa học về côn trùng, loài muỗi sinh sống và phát triển thường được phân ra 4 thời kỳ chính gồm TRỨNG – ẤU TRÙNG – NHỘNG [BỌ GẬY, LĂNG QUĂNG] – MUỖI TRƯỞNG THÀNH.

Để biết giai đoạn phát triển của muỗi, bạn xem thêm bài viết loài muỗi sinh sản như thế nào?

Trong suốt quá trình tồn tại của chúng, giai đoạn nào bạn cũng có thể ngăn ngừa, phòng chống và tiêu diệt muỗi.

Nhưng với giai đoạn hình thành lăng quăng hay cung quăng và giai đoạn muỗi trưởng thành sẽ tồn tại lâu hơn, chính vì vậy người ta thường chọn 2 thời điểm này để diệt muỗi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Muốn ngăn ngừa và phòng chống muỗi người ta thường áp dụng biện pháp tiêu diệt lăng quăng bọ gậy và phun thuốc diệt muỗi.

Vậy thì muỗi sinh sống được bao lâu? Tác hại các loại muỗi

Muỗi cái chính là muỗi cắn đốt con người, tuổi thọ của muỗi cái khoảng 1 tháng, môi trường tốt như có nhiều độ ẩm, bụi rậm, nhiều vũng nước đọng, khí hậu nhiều mưa, muỗi có thể tồn tại đến 2 tháng, môi trường phòng thí ngiệm muỗi có thể sống được 3 tháng.

Muỗi cái chỉ cần giao phối một lần và sinh sản từ 6-8 lần trong vòng đời của chúng, trung bình khoảng 8-10 ngày muỗi cái sẽ sinh sản một lần, sau khi sinh sản, khoảng 50% muỗi cái sẽ chết.

Đối với muỗi đực là muỗi không nguy hiểm đến con người thì thời gian sống của chúng sẽ ngắn hơn, thường sau mỗi lần giao phối, muỗi đực chỉ sống được khoảng 10-15 ngày sau sẽ chết.

Vòng đời của muỗi Aedas hayvòng đời của muỗi vằn sẽ tồn tại từ 15 đến 30 ngày, đây là muỗi chính gây nên bệnh sốt xuất huyết, là dịch bệnh bùng phát theo mùa rất phổ biến ở nước ta hàng năm.

Muỗi vằn sinh sống ở những khu vực nước sạch, xung quanh nhà cửa con người, ở các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, các vũng nước đọng, nước mưa, …

Vòng đời của muỗi Culex sẽ tồn tại từ 10 đến 14 ngày, chúng sống ở khu vực nước bẩn như cống rãnh, ao hồ, sông suối ô nhiễm, … và tác nhân gây ra bệnh như viêm não Nhật Bản, sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh giun lương, sốt vàng da, …

Vòng đời của muỗi Anophensẽ tồn tại có thể tồn tại lâu dài đến 1 tháng, tuy nhiên thường ngoài môi trường tự nhiên ở vùng nước bẩn nên chúng chỉ sống từ 7-15 ngày, muỗi anophen là tác nhân gây ra dịch bệnh sốt rét đến con người.

Muỗi là côn trùng cắn đốt hút máu và lây nhiễm dịch bệnh theo con người, Muỗi Cái có thời gian sinh sản rất nhanh, từ 7-10 ngày là một lứa sinh sản, vì vậy chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để sinh nở, đó là nguyên nhân muỗi Cái thường đốt để hút máu con người và động vật.

Kết luận: Qua các đánh giá trên chúng ta có thể kết luận muỗi sẽ sinh sống được thời gian khoảng 1 tháng, vòng đời của muỗi còn phụ thuộc vào môi trường, khí hậu tốt muỗi có thể tồn tại đến 2 tháng, trong phòng thí nghiệm muỗi có thể sống đến 3 tháng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

  • Dịch vụ diệt chuột Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
  • Dịch vụ diệt côn trùng huyện Hóc Môn – Công ty phun diệt muỗi
  • Phòng chống, diệt chuột xâm nhập xe ô tô – Bắt chuột chuyên nghiệp
  • Dịch vụ diệt muỗi tại Quảng Ngãi – Bán thuốc diệt muỗi chính hãng
  • Dịch vụ diệt gián quận 2 – Công ty diệt côn trùng giá rẻ
  • Mối vua là gì? Mối vua hình thành từ đâu?

Tuổi thọ của muỗi và muỗi sống được bao lâu

Tác giả: BTV

Tuổi thọ của muỗi và muỗi sống được bao lâu, câu hỏi thú vị này sẽ giải đáp bằng những thông tin dưới đây. Trong điều kiện bình thường,muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ...

Tuổi thọ của muỗi và muỗi sống được bao lâu? Ảnh minh họa

Tuổi thọ của muỗi và muỗi sống được bao lâu, câu hỏi thú vị này sẽ giải đáp bằng những thông tin dưới đây. Trong điều kiện bình thường,muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần.Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực.

Tuổi thọ của muỗi và muỗi sống được bao lâu, những bộ phận của muỗi

Muỗi được biết đến là loại động vật nguy hiểm nhất trên trái đất bởi vì theo ước tính hàng năm có khoảng 700 triệu người mắc bệnh,hơn 2 triệu người chết tại các nước châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ… do muỗi truyền các loại virus và ký sinh trùng từ người này qua người khác. Những căn bệnh do muỗi truyền là viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt vàng, sốt rét, giun chỉ…

Muỗi trưởng thành có kích thước rất nhỏ bé, chỉ từ 5 - 20 mm, cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

Đầu có 2 mắt kép, có 2 ăng-ten, muỗi đực nhiều râu hơn ăng-ten muỗi cái. Bộ phận miệng có vòi gồm: 2 hàm dưới, 2 hàm trên, hạ hầu, môi trên. Khi không chích, những bộ phận này được bọc trong một bao mềm là môi dưới, khi chích, môi dưới không xuyên qua da mà gấp lại ở bề mặt da, có tác dụng như một điểm tựa. Ở con đực, một số bộ phận này của vòi bị thoái hóa.Ngực hình cầu gồm 3 đốt dính liền, mỗi đốt ngực mang một đôi chân có 5 đốt. Đốt ngực giữa rất phát triển vì có đôi cánh.

Bụng có 10 đốt, thấy rõ 8 đốt, mỗi đốt gồm phần lưng và phần bụng, nối với nhau bởi một màng mỏng giữa hai bên, những đốt bụng cuối tạo thành bộ phận sinh dục.

Tuổi thọ của muỗi và muỗi sống được bao lâu, cácgiai đoạn phát triển của muỗi

4 giai đoạn phát triển của muỗi đó là trứng, ấu trùng thường đượcgọi là bọ gậy,thanh trùng thường được gọi là lăng quăng và muỗi trưởng thành. Khi còn là trứng, bọ gậy và lăng quăng thì chúng sống dưới nước và khi muỗi đã trưởng thành thì sống tự do ở môi trường.

Giai đoạn đầu tiên: Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100 - 400 trứngvà nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao mà trứng nổi lên. Kích thước, hình dáng của trứng cũng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5mm. Trứng nở sau 2 - 3 ngày trong điều kiện thích hợp.

Giai đoạn 2: Trứng muỗi nở ra ấu trùng, hay thường gọi là bọ gậy. Giai đoạn này kéo dài 8 - 12 ngày và liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau. Ấu trùng rất di động, lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật: vi tảo, đơn bào. Ấu trùng hô hấp bằng cách nổi lên mặt nước. Với ấu trùng muỗi Anopheles thì chúng nằm song song với mặt nước cònấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận hô hấp.

Giai đoạn 3: Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng, hay con gọi làlăng quăng. Lăng quăng có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 - 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở.

Giai đoạn 4: muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.

Khi thành muỗi thì muỗi đực và muỗi cái cũng có nhiều điểm khác nhau, râu muỗi đực rậm, còn râu muỗi cái thưa hơn.Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời; để thực hiện được chức năng này muỗi cái cần phải đốt máu. Trong khi đó muỗi đực không đốt máu mà tự nuôi dưỡng bằng chích hút nhựa cây và mật ongdo đó nó thường quanh quẩn nơi nó ra đời.

Ký chủ của muỗi có thể là động vật có vú, chim, bò sát hay ếch nhái. Mỗi loài sẽ lựa chọn ký chủ khác nhau vì thế người ta phân biệt các loài muỗi ưa người, ưu thú, ưa bò sát… Nhịp độ hoạt động của muỗi thay đổi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu và mùa trong năm, phần lớn các loài có thời gian hoạt động nhất định là ban ngày hay ban đêm.

Muỗi phát tán xa nhờ vào các phương tiện vận tải đường biển và đường bộ, muỗi anopheles có thể bay liên tục 4 giờ với tốc độ 1 - 2 km/giờ, trong một đêm có thể bay xa 12km.

Kẻ thù tự nhiên của muỗi là chuồn chuồn và dơi. Ở trong nước, ấu trùng chuồn chuồn ăn bọ gậy và lăng quăng, lên cạn thì chuồn chuồn ăn muỗi trưởng thành.

1. Tuổi thọ của muỗi

Trong điều kiện bình thường muỗi cái có thời gian sống lâu hơn và trung bình một con muỗi cái tuổi thọ kéo dài trong khoảng 2 tháng, còn đối với điều kiện phòng thí nghiệm có thể kéo dài lên đến 3 tháng và mức độ sinh sản từ 6 đến 8 lần. Sau khi thực hiện nhiệm vụ sinh sản 50% muỗi cái sẽ chết.
Tuy nhiên đối với muỗi đực chúng có thời gian sống ít hơn nhiều so với muỗi cái, là sau mỗi lần giao phối chúng chỉ có thể sống thêm được từ 10 đến 15 ngày rồi sẽ chết.
Đây là lời giải đáp cho ai còn đang thắc mắc tuổi thọ của muỗi kéo dài trong thời gian bao lâu.

2. Có bao nhiêu loài muỗi

Theo những báo cáo, nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận có khoảng 3.500 loài muỗi. Riêng họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài.
Các loài muỗi nguy hiểm nhất tại Việt Nam gồm muỗi Aedes [Truyền virus sốt xuất huyết và virus Zika.], muỗi Anophe [Lây truyền sốt rét], muỗi Culex [Gây bệnh viêm não Nhật bản B và truyền bệnh giun chỉ.]

1. Tuổi thọ của muỗi

Bạn có biết trong môi trường với những điều kiện bình thường thì muỗi cái sẽ sống lâu hơn muỗi đực. Tuổi thọ trung bình của muỗi cái kéo dài khoảng 2 tháng trong môi trường tự nhiên. Một số trường hợp trong môi trường phòng thí nghiệm thì muỗi cái có thể sống đến 3 tháng.

Trong suốt quãng thời gian sinh sống của mình thì muỗi cái thực hiện sinh sản từ 6 đến 8 lần. Mỗi lần sinh sản chúng đẻ trung bình từ 100 trứng đến 200 trứng. Như vậy với 8 lần sinh sản của muỗi, chúng ta ước tính chúng có thể đẻ đến 1600 trứng.

Quả là đáng sợ phải không các bạn !

Tuy nhiên sau mỗi lần thực hiện quá trình sinh sản thì có đến khoảng 50% số lượng muỗi cái bị chết. Nếu thật sự chúng sinh sản “mẹ tròn con vuông” thì số lượng thật khủng khiếp.

Tuổi thọ muỗi tùy vào giống loài

Còn riêng về muỗi đực thì lại không được sung sướng như muỗi cái. Cụ thể là sau khi thực hiện nhiệm vụ giao phối duy trì nòi giống. Những chú muỗi đực của chúng ta chỉ có thể sống tiếp tục từ 10 ngày đến 15 ngày.

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc rằng tuổi thọ của muỗi kéo dài bao lâu. Cũng như việc có rất nhiều bạn hỏi mình là muỗi sống được bao nhiêu ngày?

Loài muỗi mới mang bệnh dịch đến Bắc Mỹ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trong đêm 18/6/2019, tại căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Guantanamo, Cuba, một kẻ đột nhập đã bị sập bẫy.

Những người lính gác đã quá quen với việc tù nhân luôn tìm cách đào tẩu khỏi Guatanamo.

Virus tấn công bất thường vào trẻ nhỏ sau dịch Covid-19

Dấu ấn cá nhân qua mùi cơ thể

Quảng cáo

Tế bào bí ẩn gây tranh cãi cứu sống 10 triệu người

Căn cứ này được biết đến nhiều nhất là nơi Mỹ giam giữ vô thời hạn các nghi phạm trong "cuộc chiến khủng bố" mà không qua xét xử hoặc luận tội. Thế nên việc một kẻ lạ đột nhập vào căn cứ này là điều bất thường. Thậm chí còn lạ lùng hơn là chưa ai từng thấy bất kỳ thứ gì như kẻ đó ở nơi này của thế giới.

Các nhân chứng đầu tiên nhìn rõ chi tiết đã miêu tả cặn kẽ "kẻ đột nhập" như sau:

"Một cái vòi sẫm màu với lốm đốm các vảy màu vàng nhạt."

"Cánh: Có vảy, chủ yếu là màu đen và nhỏ bản trên tất cả các mảnh trên tất cả các đường gân cánh."

Và điểm đáng chú ý nhất là: "Bụng… có một đốm trắng lớn ở giữa."

"Kẻ xâm nhập" chính là một con muỗi Aedes vittatus.

Đó là một trong 3.500 loài muỗi được tìm thấy trên thế giới, và hiện là một loài mới bổ sung vào khoảng hơn hàng chục loài muỗi ở Bắc Mỹ có mang theo ký sinh trùng hoặc mầm bệnh có hại cho con người.

Những loài muỗi khác, như Aedes albopictus [muỗi vằn châu Á] và Aedes aegypti [muỗi vằn] có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt vàng da và sốt Chikungunya.

Nhưng không giống với các loài kia, con muỗi Aedes vittatus này có khả năng mang theo gần như tất cả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, trừ sốt rét.

"Ở gần những con muỗi này quả la không phải chuyện tốt lành gì. Chúng sinh sản ngay trong những bể nước cho chim tắm và đốt con bạn," Yvonne-Marie Linton, giám đốc nghiên cứu của Bộ phận Hệ thống Sinh học Walter Reed [WRBU], quản giám gần 2 triệu mẫu vật trong Bộ sưu tập Muỗi Quốc gia của Hoa Kỳ tại Viện Smithsonian, nói.

Muỗi Aedes vittatus là loài đặc hữu của tiểu lục địa Ấn Độ và cho đến nay chưa từng được tìm thấy ở Tây Bán cầu.

Chúng đã được xác định là "cá thể trung gian của bệnh sốt Chikungunya, Zika, sốt xuất huyết, virus sốt vàng da và các bệnh khác," theo nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra giống muỗi này.

Nguồn hình ảnh, Ben Pagac

Chụp lại hình ảnh,

Con muỗi Aedes vittatus được tìm thấy ở Cuba [hình] là loài từ trước đến nay chưa từng xuất hiện ở Tây Bán cầu

Có nhiều khả năng là các cá thể đầu tiên của loài này tới Tây Bán cầu dưới dạng nang trứng bám dính trên công-ten-nơ hàng hóa, hoặc qua các chuyến bay.

Con người sẽ tiến hóa như thế nào trong một triệu năm?

Vi khuẩn ăn thịt người lan tràn Melbourne, Úc

Lý do khiến một số người không bao giờ mắc Covid-19

Việc chúng có thể sinh sôi nảy nở trên khắp vùng Caribbe và miền nam nước Mỹ một phần là do con người: tình trạng biến đổi khí hậu đang làm mùa đông Bắc Mỹ trở nên ngắn lại, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ thêm rất nhiều vòng chỉ trong một mùa sinh sản, dẫn đến việc virus mang bệnh lây lan rộng hơn.

Mối quan tâm về muỗi cho đến nay vẫn kém xa so với vụ "ong bắp cày sát thủ" lần đầu tiên xuất hiện ở Bắc Mỹ vào năm 2020.

Ban đầu, ong bắp cày được cho là đến từ Nhật Bản, rồi lan rộng ra khắp vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ; chúng giết chết các đàn ong mật.

"Có một đặc điểm chung giữa ong bắp cày và muỗi Aedes vittatus, đó là chúng đều đến từ vùng khác - chúng nay hiện diện ở khu vực chúng chưa từng có mặt trước đó," Ben Pagac, nhà côn trùng học từ Bộ Chỉ huy Y tế Cộng đồng thuộc Quân đội Hoa Kỳ và cũng là người thực hiện giám sát sinh học cho quân đội Mỹ ở khắp vùng Caribbe, cho biết.

Ông nói đây là một bài học cho cộng đồng về những mối đe doạ mà hoạt động du lịch của con người và việc trao đổi thương mại quốc tế gây ra từ việc phát tán các bệnh truyền nhiễm từ động vật đi khắp nơi.

Các bệnh do muỗi gây ra đã giết chết hơn một triệu người và làm lây nhiễm cho gần 700 triệu người mỗi năm - hầu như cứ trong 10 người sẽ có một người bị bệnh do muỗi gây ra.

Nhưng muỗi đã có tác động tàn phá từ hàng thiên niên kỷ nay.

Sử gia Timothy C. Winegard, tác giả cuốn Con Muỗi [The Mosquito] xuất bản năm 2019, tin rằng chúng thậm chí từng là một ví dụ sơ khai của vũ khí sinh học: trong Cuộc chiến Peloponnisos giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại, từ năm 415 đến 413 trước Công nguyên, người Sparta đã lừa người Athens vào các đầm lầy đầy muỗi.

"Bệnh sốt rét đã giết chết hoặc để lại biến chứng cho hơn 70% quân lính của thành Athens," Winegard viết. Một trong những vị tướng lừng danh của lịch sử đã phải gục ngã trước những "vòi kim chết chóc" này.

Thành Cát Tư Hãn vong mạng bởi một con muỗi. Và thậm chí là có một thuyết nói rằng Alexandros Đại Đế cũng chết vì lý do tương tự.

Muỗi Aedes vittatus không phải là loài muỗi đầu tiên hoành hành ở Bắc Mỹ.

Chỉ một thế kỷ trước, bệnh sốt rét - lây lan bởi muỗi Anophele - từng là đại dịch, khiến hàng ngàn người ngã bệnh mỗi năm.

"Rất nhiều khu vực lớn của Nam Mỹ từng là các ổ dịch sốt rét trước khi nó bị vĩnh viễn xóa sổ khỏi phần đại lục Hoa Kỳ," phóng viên nay đã quá cố Matthew Power viết. Những hình ảnh ấn tượng từ thời thập niên 1940 và 1950 cho thấy cảnh đàn ông, phụ nữ, và trẻ em được xịt thẳng thuốc trừ sâu DDT vào người, thứ mà ngày nay chúng ta đều biết là độc hại đối với con người.

Ngày nay, muỗi được ngăn chặn bằng các biện pháp thân thiện với môi trường hơn nhưng không kém phần nghiêm ngặt.

"Các vùng trũng được rút cạn nước, rừng rậm được phát quang bớt, nông dân thì chuyển lên sống ở thành phố, nhà cửa được xây cất có cửa sổ," tất cả là để nhằm bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh truyền nhiễm từ muỗi, Power viết.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một bức ảnh lịch sử cho thấy những du khách đi biển được phun thẳng thuốc trừ sâu DDT, thứ mà nay chúng ta biết là độc hại đối với con người

Nhưng do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu khiến mùa đông Bắc Mỹ ngắn hơn và ấm lên, Linton và các đồng nghiệp cảnh báo trong bài nghiên cứu của họ rằng trong tương lai gần, muỗi có thể sẽ gieo rắc "một dịch bệnh mang đến những mối nguy hại nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng".

Mục lục

  • 1 Đặc điểm sinh thái
  • 2 Phân loại
  • 3 Muỗi và sức khỏe
  • 4 Khống chế muỗi
    • 4.1 Diệt muỗi
      • 4.1.1 Dùng sinh vật
      • 4.1.2 Cải tạo môi trường
      • 4.1.3 Bẫy điện
      • 4.1.4 Dùng hóa chất
      • 4.1.5 Dùng muỗi biến đổi gien
    • 4.2 Xua muỗi
      • 4.2.1 Bật đèn sáng
      • 4.2.2 Gió nhẹ
      • 4.2.3 Màn
      • 4.2.4 Thuốc xua muỗi
      • 4.2.5 Máy phát siêu âm xua muỗi
  • 5 Chú thích
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Đặc điểm sinh tháiSửa đổi

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.[cần dẫn nguồn]

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon đioxyt trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn.[cần dẫn nguồn] Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy[ấu trùng], cung quăng [nhộng] và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.[1]

Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm.

Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.[1]

Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền

Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.

Muỗi sống được bao lâu

Theo nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của muỗi dao động khoảng 20 ngày. Tuổi thọ có thể cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, điều kiện môi trường sống và đặc điểm từng loài muỗi.

Tuổi thọ của muỗi theo giới tính

Ở điều kiện môi trường bình thường, muỗi cái có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Và trong vòng đời của muỗi cái, chúng sinh sản khoảng 6 – 8 lần.

Ở điều kiện môi trường nhiệt độ bình thường vòng đời của muỗi đực ngắn hơn so với muỗi cái. Chúng hút nhựa cây để sống và sau khi giao phối vòng đời của muỗi sẽ kết thúc trong khoảng 10 – 15 ngày.

Tuổi thọ của muỗi theo nhiệt độ môi trường và đặc điểm từng loài

Tuổi thọ của muỗi còn tùy thuộc theo nhiệt độ môi trường. Ví dụ loài muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày ở nhiệt độ khoảng 21oC, tuy nhiên loài này ở nhiệt độ 27oC có tuổi thọ chỉ khoảng 10.

Ngoài ra, một số loài muỗi khác nhau cũng có tuổi thọ hoàn toàn khác nhau. Muỗi Culex, Muỗi Aedes, Muỗi Anophen… mỗi loài đều có tuổi thọ khác nhau.

Loài muỗi có tuổi thọ ngắn nhất chỉ 4 ngày, muỗi nhà có tuổi thọ 15 ngày, muỗi gây bệnh có tuổi thọ đến 30 ngày và loài có khả năng di chuyển đường dài tuổi thọ lên đến 50 ngày.

4 giai đoạn vòng đời của muỗi bao gồm Trứng – Lăng quăng – Nhộng – Muỗi trưởng thành

4 giai đoạn phát triển vòng đời của muỗi

Mặc dù có tuổi thọ khá ngắn, nhưng để trở thành muỗi trưởng thành, chúng phải trải qua đến 4 giai đoạn phát triển Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Muỗi trưởng thành. Qua 4 giai đoạn đó thì muỗi mới có thể thực hiện nhiệm vụ “kiếm ăn” đốt người và làm loài trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người.

Trứng

Muỗi cái nhận nhiệm vụ đẻ trứng khi có đủ lượng máu, trung bình mỗi lần muỗi cái đẻ cách nhau khoảng 3 ngày nếu có đủ lượng máu mà chúng hút vào cơ thể. Muỗi đẻ theo từng đợt và trứng của muỗi sẽ phát triển tốt trên mặt nước để tạo thành bè trứng. Chúng trôi nổi trên mặt nước với số lượng mỗi lần đẻ lên đến khoảng 200 trứng.

Ngoài việc sinh sản trên nước, một số loài muỗi còn chọn những vùng đất ẩm ướt để đẻ trứng. Và nước chính là thành phần thiết yếu giúp cho trứng muỗi phát triển.

Trung bình, muỗi trong điều kiện môi trường nước lý tưởng hoặc môi trường ẩm ướt, trong vòng 48 giờ có thể nở thành ấu trùng [giai đoạn 2 trong vòng đời của muỗi].


Muỗi cái sau khi hút đủ lượng máu sẽ chịu trách nhiệm đẻ trứng

Ấu trùng [lăng quăng]

Ấu trùng là giai đoạn phát triển thứ 2 trong vòng đời của muỗi người ta hay thường gọi chúng là lăng quăng. Những con ấu trùng sẽ ăn vi sinh và đi lên mặt nước để hít thở. Các con ấu trùng sẽ trải qua khoảng 4 lần lột xác, và lớn dần qua các lần lột.

Hầu hết những con lăng quăng đều có một ống truyền để thở. Tuy nhiên với lăng quăng trưởng thành, chúng không ống truyền mà phải nằm song song với mặt nước để có nguồn cung cấp oxi thông qua lỗ thể. Một số loài ấu trùng chọn cách ký sinh trên thực vật để hấp thụ oxi.

Với ấu trùng, lần lột xác cuối cùng chúng sẽ tiến hóa thành nhộng. Việc phát triển từ ấu trùng sang một giai đoạn mới trong vòng đời của muỗi mất khoảng 7 – 14 ngày. Điều này tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà ấu trùng đang sinh sống.

Muỗi ở giai đoạn thứ hai từ trứng nở thành lăng quăng

Nhộng [Cung quăng]

Nhộng hay còn gọi là cung quăng là giai đoạn phát triển thứ 3 trong vòng đời của loài muỗi. Ở giai đoạn thứ 3, những con nhộng tập trung vào việc nghỉ ngơi và không ăn. Tuy nhiên, chúng có những phản ứng với một số thay đổi nhỏ.

Trong giai đoạn này, nhộng di chuyển rất nhiều, bằng chính chiếc đuôi của mình. Chúng quẫy đuôi về phía dưới giúp cho việc di chuyển trở nên xa hơn, mạnh mẽ hơn.

Loài nhộng mất khoảng 2 ngày để phát triển từ nhộng sang muỗi trưởng thành. Trong giai đoạn này, lớp ngoài của nhộng sẽ tách ra và xuất hiện với giai đoạn cuối cùng là muỗi trưởng thành.

Nhộng giai đoạn 3 của vòng đời muỗi

Muỗi trưởng thành

Muỗi sau khi tách ra từ nhộng sẽ nằm nghỉ ngơi trên mặt nước một thời gian ngắn để hong khô và các bộ phận trên cơ thể. Một con muỗi trưởng thành có kích thước khá nhỏ chỉ từ 5 – 20mm và cơ thể được chia thành 3 bộ phận rõ rệt đầu, ngực, bụng.

Sau khi đủ cứng cáp chúng sẽ bay đi và thực hiện nhiệm vụ của từng loài:

Ở giai đoạn muỗi trưởng thành có thể bắt đầu đi kiếm ăn tự nhiên. Tùy theo từng loài, điều kiện môi trường sống, giới tính, và đặc điểm từng loài mỗi loài sẽ có tuổi thọ riêng khác nhau. Tuy nhiên chúng đều phải trải qua 4 giai đoạn tiến hóa mới có được như hôm nay.

Riêng đối với loài muỗi vằn, khi trưởng thành chúng có vằn đen trắng quanh các chi. Như mọi người thường biết, loài muỗi này chính là con vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người.

Muỗi trưởng thành đốt hút máu người và nhiều loài động vật có vú khác

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết cho con người như thế nào?

Trên thực tế, bản thân muỗi vằn không mang virus gây bệnh mà có vai trò như một vật trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn sẽ bị nhiễm virus Dengue [Virus gây bệnh sốt xuất huyết] khi đốt người bị bệnh sốt xuất huyết.

Virus sau khi nhiễm vào tế bào muỗi và nhân lên trong cơ thể muỗi từ 8 – 10 ngày. Khi đã đạt được số lượng virus, chúng sẽ gây bệnh cho người lành bằng cách đốt người, và virus Dengue sẽ thông qua tuyến nước bọt của muỗi đi vào máu người và truyền bệnh.

Muỗi vằn động vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người

Muỗi sẽ chết vì hút máu

Một nhóm các nhà khoa học hóa sinh Đại học Arizona [Mỹ] đã phát hiện, muỗi sẽ chết nhanh chóng sau khi hút máu nếu một số thành phần protein nhất định trong cơ thể con côn trùng bị ức chế.

TIN LIÊN QUAN
Bill Gates tài trợ tiền tỷ để bẫy muỗi sốt rét
Vì sao muỗi “yêu” người?


Phát hiện này giúp tạo ra thêm một phương pháp hữu hiệu ngăn chặn các căn bệnh phổ thông như sốt xuất huyết, sốt vàng và sốt rét.

“Nếu chúng ta có thể giết chết muỗi ngay sau khi nó hút máu người lần đầu tiên, nó sẽ không thể đốt ai và lây lan bệnh tật lần hai. Đây là mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu”, giáo sư Roger Miesfeld thuộc Khoa hóa và hóa sinh Đại học UA, người đứng đầu nghiên cứu nói trên tờ Physorg.

Một con muỗi Anopheles gambiae đang hút máu người. Ảnh: Ucanr.

Những nghiên cứu trước đây cũng của nhóm các nhà khoa học này đã chỉ ra, hút máu có ý nghĩa sống còn đối với quá trình trao đổi chất của muỗi cái. Để duy trì nhu cầu của cơ thể, các loài côn trùng vốn dựa vào mật đường từ các loài hoa. Tuy nhiên khi đến thời gian đẻ trứng, chúng cần một lượng lớn protein. Chỉ những con muỗi cái mới hút máu người cùng các động vật máu nóng. Nếu con muỗi đã hút no máu, nó có thể sống được trong nhiều tuần và sẽ đẻ 5 chùm với 100 trứng mỗi chùm.

Để tiến hành nghiên cứu, nhóm giáo sư đã sử dụng muỗi vằn, xuất xứ từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi. Muỗi vằn là nguồn gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh virus truyền nhiễm do muỗi phổ biến nhất hiện nay. Miesfeld cho biết hầu hết mầm bệnh [virus sốt] không di truyền từ muỗi mẹ sang muỗi con mà từ người lây nhiễm sang người lành. “Những con muỗi càng già càng nguy hiểm”.

Khi một con muỗi cái hút máu, các tế bào nằm trong ruột của nó tiết ra enzyme để phá hủy các protein máu người. Quá trình tiết enzym này bao gồm việc chia các enzym thành những giọt nhỏ được gọi là các túi bong bóng mà tế bào sau đó bài tiết vào ruột. Đây được gọi là quá trình ‘bóng vận chuyển’ [vesicle transport].

Khi ngăn chặn được quá trình bóng vận chuyển, con muỗi không thể tiêu hóa bữa ăn và sẽ chết trong vòng 48 giờ sau khi hút máu. Ngoài ra, “khi quá trình tiêu hóa bị ngăn cản, con muỗi cũng sẽ không thể hoàn thành chu kì sản xuất trứng”, Miesfeld nhấn mạnh thêm.

Theo các nhà nghiên cứu, mục đích cuối cùng của họ là nhằm phát triển một loại phân tử nhỏ có thể hoạt động như một chất ngăn cản quá trình bài tiết. Chất ngăn cản này sẽ là thuốc trừ muỗi hữu hiệu và không có bất kì tác động nào lên cơ thể con người.

Cách đơn giản nhất là tạo ra thuốc xịt hợp chất có phân tử đó, tương tự thuốc xịt côn trùng tác động vào hệ thống thần kinh của muỗi hiện nay. Một phương pháp tương đối phức tạp hơn là nén phân tử đó thành viên thuốc uống cho người, để con muỗi sẽ hút cả chất ngăn cản vào cơ thể nó khi nó hút máu.

Miesfeld minh họa bằng một ngôi làng trong vùng nhiệt đới vào mùa mưa. “Khi muỗi đẻ trứng hàng loạt, mọi người trong làng hẳn đã sẵn sàng. Ngay khi muỗi bắt đầu đi kiếm máu, họ sẽ dùng chất ngăn cản này và trước khi chúng hút trở lại và chúng sẽ chết hàng loạt. Qua vài mùa, hẳn tình hình muỗi và bệnh truyền nhiễm do muỗi của vùng sẽ khác hẳn”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học e ngại rằng hệ miễn dịch của muỗi sẽ có thể giúp “nhờn” thuốc khi dùng phương pháp này. “Chúng ta luôn cần nhiều cách tiếp cận diệt muỗi khác nhau”, Miesfeld khẳng định.

Phan Khôi

Video liên quan

Chủ Đề