Nằm nhiều có tốt cho sức khỏe không

  • Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vì bị rối loạn giấc ngủ?
  • Bạn cảm thấy đau nhức người sau mỗi sáng thức dậy?
  • Bạn có biết tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khoẻ của bạn?

Nếu nằm ngửa là tư thế ngủ yêu thích của bạn, bạn đang mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nằm trong tư thế này đầu của bạn được hướng thẳng lên và trọng lượng được phân bố đều trên cột sống. Và không giống như khi nằm up mặt xuống gồi, tư thế ngủ này ngủ cho phép trọng lực kéo xuống trên mặt và ngực của bạn, tư thế này rất tốt cho những người mắc bệnh trào ngược axit. Với đầu hơi cao, dạ dày của bạn nằm bên dưới thực quản do đó axit trong ruột rất ít có khả năng trào lên.

Tuy nhiên tư thế ngủ này lại không phù hợp với người hay ngủ ngáy, hãy cẩn thận vì nó có thể làm bạn bị ngưng thở khi ngủ. Theo tiến sỹ Andrew Westwood, trợ lý giáo sư thần kinh học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia “Khi ngủ ở tư thế ngửa, họng và bụng của họ sẽ bị kéo xuống bởi trọng lực, làm cho nó khó khăn hơn khi thở”.

Trừ khi bạn bị chứng ngáy khi ngủ, đây là tư thế ngủ mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khoẻ, ngoài ra còn giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn trên da vì không chịu tác động của lực đè lên khuôn mặt. Rất nhiều người khi nằm up mặt hay quay sang trái, phải sẽ làm cho da mặt bên úp xuống gối tạo nếp nhăn nhanh hơn.

Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, các chuyên gia khuyên bạn nên nằm nghiêng về bên trái. Vì nếu quay sang phải các mạch máu bị hạn chết quá trình lưu thông tối đa trong cơ thể vì áp lực này được thêm vào tĩnh mạch làm cho cơ thể phải cử động trong quá trình ngủ để thích ứng với sự thiếu lưu thông, điều này làm bạn có giấc ngủ thất thường.

Theo tiến sĩ Christopher Winter, giám đốc y tế tại Charlottesville, khi ngủ xoay về phía bên trái  bạn đã hỗ trợ hệ tim mạch của mình tốt hơn, trái tim có thể dễ dàng bơm máu đi khắp cơ thể khi có ít áp lực tác động lên nó hơn.

Để có giấc ngủ tốt hơn: Theo Jen Robart bac sĩ vật lý trị liệu tại Bệnh viện Đông Bắc Phục hồi chức năng khuyên bạn nên để gối ôm vào giữa hai đầu gối để hỗ trợ sự liên kết tốt giữa hông và khớp. Theo Hiệp hội Chiropractic Mỹ, nó sẽ giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể trong suốt đêm giảm bớt cảm giác khó chịu đau nhức cơ thể vào buổi sáng.

3. Nằm quay sang phải

Nếu ngủ gật chặt chẽ phương tiện đi trên bên phải của bạn, bạn có thể được tiếp xúc với một nguy cơ sức khỏe. Nhà phía bên phải của bạn toàn bộ hệ thống tim mạch của bạn, áp lực như vậy thêm vào phần này của cơ thể có thể gây co thắt lồng ngực và ảnh hưởng đến phổi. Ngủ nghiêng sang phải có thể làm bạn tăng khả năng bị trào ngược axit và thậm chí suy tim. Nếu bạn có sức khoẻ tốt việc nằm quay sang phải sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng sức khoẻ không ổn hoặc đang mang thai, bạn nên chuyển tư thế ngủ sang bên trái.

Để có giấc ngủ tốt hơn: Nếu bạn bắt buộc phải ngủ xoay sang bên phải, Hãy chắc rằng bạn sử dụng  một chiếc khăn nhỏ và đặt nó vào phần eo để tránh lún sâu vào nệm giúp làm giảm bớt áp lực lên các cơ quan trong cơ thể và giúp ngủ ngon hơn.

Xem thêm Một số món canh chữa mất ngủ hiệu quả

Ngủ trong tư thế này sẽ gây hại cho sức khoẻ, khi kéo một chân lên trên sẽ làm tăng khả năng bị đau lưng. Sự dịch chuyển không đồng đều gây áp lực lên một chân so với chân còn lại có thể gây tổn thương chân trong quá trình di chuyển.

Để có giấc ngủ tốt hơn: Nếu bạn thức dậy vào giữa đêm và  thấy mình đang nằm trong tư thế ngủ đưa một chân lên, hãy thử đặt một cái gối giữa hai chân của mình, điều này giúp giảm áp lực lên khung xương chậu, và ổn định giúp chân không bị đưa lên trên trong khi ngủ.

Đây là tư thế ngủ rất có hại cho bụng, theo các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ thì đây là tư thế dễ làm bạn thức dậy với cơn đau và khó chịu vào sáng hôm sau nhất. Ngủ sấp tạo áp lực đè lên dạ dày kéo bụng xuống và làm tổn hại đến độ cong của cột sống và buộc đầu của bạn phải nghiêng một góc 90 độ có thể gây mỏi cổ và bị vẹo cổ của bạn vào buổi sáng khi thức dậy.

Để có giấc ngủ tốt hơn: Hãy chọn một chiếc gối mỏng để chắc rằng cổ của bạn sẽ không bị đưa lên quá cao giảm bớt độ của cột sống. Ngoài ra để hỗ trợ lưu thông máu  tốt hơn hãy đặt một hoặc hai chiếc gồi dưới vùng xương chậu để làm giảm sự cong vòm lưng dưới giúp cột sống giữ thẳng.

Nếu ngủ quá nhiều, không những không loại bỏ được mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và trí não. Vậy rốt cuộc ngủ quá nhiều gây ra những nguy hiểm gì?

1, Tăng nguy cơ đột quỵ

Trải qua nhiều nghiên cứu phát hiện, những người ngủ vượt quá 9 tiếng mỗi ngày, tỉ lệ đột quỵ cao hơn 70% so với những người ngủ 7 tiếng một ngày. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan rất lớn đến sự gia tăng đội nhớt máu của người có tuổi, cộng thêm thời gian ngủ quá nhiều, dẫn đến máu chảy trong huyết quản, giảm tích tụ máu, sẽ làm tăng nguy cơ tắc mạch máu, bình thường vấn đề này hay xảy ra ở bộ phận não, dễ dẫn đến đột quỵ.

Một nghiên cứu năm 2005 đăng trên tạp chí về thần kinh học [Neurology] cho thấy rằng trong khi giấc ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ 18%, còn giấc ngủ quá dài tăng 46%.

2, Gây bệnh tiểu đường

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, cũng sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, ngủ nhiều gây béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra căn bệnh tiểu đường khó chữa.

3. Dẫn đến bệnh về hệ thống hô hấp

Hầu hết mọi người thích đóng các loại cửa trong khi ngủ, để tránh tiếng ồn, nhưng đối với trường hợp này, sẽ dẫn đến không khí trong nhà không đủ lưu thông. Thời gian dài trong phòng kín sẽ sản sinh ra nhiều các vi khuẩn có hại, dẫn đến chất lượng không khí cũng tương đối kém. Cộng thêm thời gian ngủ quá lâu, khiến con người rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

4, Suy giảm chức năng tim mạch

Khi làm việc, tim sẽ đập nhanh hơn giúp tuần hoàn máu diễn ra ổn định, thúc đẩy máu lên não tốt. Khi con người rơi vào trạng thái ngủ, tim cần nghỉ ngơi, nhịp tim giảm. Do đó, việc ngủ nhiều khiến tim quen với việc nhàn rỗi nên khi cơ thể làm việc, dù chỉ là một công việc nhẹ cũng khiến tim đập nhanh, lâu dần dẫn đến rối loạn nhịp tim, yếu tim, thậm chí suy tim…

Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 34%. Đặc biệt, phụ nữ thường ngủ nhiều hơn đàn ông nên nguy cơ bệnh tim do ngủ nhiều cũng cao hơn.

5, Dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa

Ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường, dễ gây bệnh dạ dày. Ngủ quá nhiều không có giờ giấc sẽ phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học của mỗi người, ăn uống không đúng giờ, thậm chí nhịn ăn nên dẫn đến hiện tượng rối loạn quá trình tiết dịch vị, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của hệ tiêu hóa.

Thực tế, thời gian ngủ ít hoặc nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Bởi vì cơ địa mỗi người không giống nhau, do đó mọi cần phải phân tích theo tình hình sức khỏe của bản thân. Ngủ quá nhiều, cơ thể con người sẽ phải đối mặt với 5 nguy hiểm trên, nhưng ngủ quá ít cũng không tốt, dẫn đến khả năng miễn dịch thấp, làn da xuống cấp. Vì vậy, cần phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ, điều này vô cùng quan trọng.

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ cho ngày?

Theo các chuyên gia nguyên cứu sức khỏe về giấc ngủ thì mỗi đêm bạn ngủ 7 – 8 giờ là rất tốt cho sức khỏe. Ngủ hơn 9 – 10 mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên. Đặc biệt, thói quen ngủ ngày quá nhiều cũng gây bệnh không kém nhé. Do đó, nếu có ngủ trưa bạn chỉ nên ngủ từ 30 – 60 phút là tốt nhất.

Mẹo để có giấc ngủ ngon:

- Duy trì lịch trình ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.

- Tạo ra một môi trường lý tưởng để ngủ ngon giấc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ngủ trong phòng ngủ thoáng mát, tối và yên tĩnh.

- Sử dụng nút bịt tai để tránh bị làm phiền.

- Không để tivi, máy tính hoặc điện thoại trong phòng ngủ của bạn.

- Không uống cà phê hoặc rượu quá gần giờ đi ngủ.

- Thử thiền trước khi đi ngủ.

- Sau khi ăn tối, đi bộ một quãng ngắn rồi đi ngủ.

- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và vận động nhẹ nhàng

- Không ngủ nướng khi đồng hồ báo thức đã kêu.

Hà Vũ [Dịch theo Sohu]

Ngoài sự thay đổi và khuôn mặt, một số dấu hiệu lão hóa khác xuất hiện ở sâu bên trong cơ thể mà mắt thường không nhìn thấy.  

Video liên quan

Chủ Đề