Nang thùy trái tuyến giáp tirads 2 là gì năm 2024

U tuyến giáp thùy trái là gì? Khái niệm, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh u tuyến giáp vùng thùy trái.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết gồm có thùy phải và thùy trái. Đặc biệt, u tuyến giáp thùy trái là bệnh lý phổ biến thường gặp phải ở nữ giới ngoài 50 tuổi. Vậy u tuyến giáp thùy trái là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng người bệnh không? Trong bài viết sau đây, Loukas sẽ giải đáp chi tiết và chính xác mọi thắc mắc trên.

1. U tuyến giáp thùy trái là gì?

U tuyến giáp thùy trái là sự hình thành của một hoặc nhiều khối u tại phần thùy trái của tuyến giáp. Thông thường, người bệnh có thể phát hiện sự tồn tại của những khối u này thông qua việc trang điểm [đối với phụ nữ] hoặc cạo râu [đối với nam giới]. Hoặc chúng có thể được phát hiện thông qua quan sát của người xung quanh. Hay qua quá trình kiểm tra lâm sàng do bác sĩ thực hiện. U tuyến giáp ở thùy trái có thể phân thành hai loại chính: u lành tính hoặc u ác tính. Để xác định chính xác tính chất của khối u, bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ thực hiện quy trình sinh thiết. Sau đó phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận cụ thể. Bệnh lý tuyến giáp này được chia thành những loại chính sau:

  • Tuyến giáp tirads 1: Được xem là u lành tính, không gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
  • Tuyến giáp tirads 2: Cũng là loại u lành tính và gần như không có nguy cơ biến chứng thành u ác tính.
  • Tuyến giáp tirads 3: Phần lớn vẫn là u lành tính. Loại này có tỷ lệ u ác tính thấp, chỉ khoảng 1,7%.
  • Tuyến giáp tirads 4: Có nguy cơ là u ác tính.
  • Tuyến giáp tirads 5: U ác tính chiếm tỷ lệ cao, lên tới 87,5%.

Dựa trên kết quả loại u tuyến giáp, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh.

Xem thêm:

  • Chọc sinh thiết tuyến giáp và những điều cần biết
  • Bệnh u tuyến giáp là gì? Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay

2. U tuyến giáp ở thuỳ trái có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều là u lành tính. Chỉ có khoảng 5% số ca bệnh biến chứng thành ung thư tuyến giáp. Vì vậy, u tuyến giáp thùy trái không quá nguy hiểm. Người mắc bệnh không cần phải quá lo lắng quá mức. Tuy nhiên, việc thăm khám định kỳ vẫn rất quan trọng. Đặc biệt là khi có những dấu hiệu nghi ngờ về u tuyến giáp thùy trái. Tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng bệnh tuyến giáp này vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:

2.1 Khó thở, khó nuốt, bị nghẹn

Bởi vì các khối u thường hình thành bên thùy trái của tuyến giáp nên chúng có thể gây chèn ép vào khí quản. Khi điều này xảy ra, người bệnh có thể trải qua biểu hiện khó thở. Đặc biệt là khi họ làm việc nặng hoặc quá sức. Nếu khối u trở nên lớn hơn, biểu hiện khó thở có thể sẽ kéo dài liên tục. Tương tự như triệu chứng của hen phế quản. Đồng thời, nó cũng có thể gây ra các vấn đề như khó nuốt hoặc cảm giác nghẹn do khối u tạo áp lực lên thực quản. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ có nguy cơ bị lên cơn ho cấp tính. Dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.

2.2 Ảnh hưởng tới thanh quản và thần kinh

U tuyến giáp ở thùy trái sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hai dây thần kinh thanh quản. Đây là bộ phận có chức năng điều khiển giọng nói. Do đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khàn tiếng. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có nguy cơ mất tiếng hoàn toàn. Hơn nữa, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng như tim đập nhanh và tăng huyết áp. Qua đó có thể thấy, bệnh tuyến giáp này không gây ra nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Cũng như việc hoạt động hàng ngày của người bệnh. Trong trường hợp là ác tính thì bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ tuyến giáp. Qua đó giúp tránh việc di căn đến các bộ phận khác.

3. Triệu chứng của u thuỳ trái tuyến giáp

Đa số những người mắc bệnh lý này thường không có triệu chứng rõ ràng. Hơn thế, chúng còn khó phân biệt với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu chú ý và quan sát kỹ, có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Cảm giác khó nuốt, nghẹn hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Sụt cân không rõ lý do và cảm giác nóng trong người.
  • Sờ thấy có khối u tuyến giáp thùy trái. Khối u này thường không cố định và không đau.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp và run tay.
  • Khó thở, khàn tiếng, hụt hơi, nghẹt thở khi vận động mạnh.
  • Một số trường hợp có thể gây mất tiếng do dây thần kinh thanh quản bị ảnh hưởng. Hoặc các triệu chứng khác do rối loạn dây thần kinh.

4. Chẩn đoán và điều trị u tuyến giáp thùy trái

4.1 Phương pháp chẩn đoán bệnh u tuyến giáp thùy trái

Các triệu chứng của u tuyến giáp ở thùy trái thường không rõ ràng. Bởi vậy, việc thăm khám y tế là rất quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác. Cũng như xác định phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:

  • Thăm khám lâm sàng: Đây là bước khám ban đầu để theo dõi tình trạng sức khỏe bằng cách quan sát và kiểm tra vùng cổ. Việc này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. Từ đó có thể đưa ra hướng dẫn thêm về các phương pháp chẩn đoán cần thiết.
  • Xét nghiệm: Để xác định kích thước, vị trí và số lượng khối u tuyến giáp, các bác sĩ thường siêu âm tuyến giáp. Tiếp theo, lấy một lượng nhỏ nhân tuyến giáp. Và sử dụng kính hiển vi để theo dõi các biểu hiện bất thường của tế bào. Phương pháp này giúp xác định tính “lành” hoặc “ác” của khối u.

4.2 Phương pháp điều trị u tuyến giáp thùy trái

Sau quá trình thăm khám và xác định tình trạng u tuyến giáp thùy trái, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào tính chất của u tuyến giáp:

  • Nhân giáp lành tính: Khi u tuyến giáp thùy trái được xác định là lành tính và có kích thước nhỏ, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc. Hoặc có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện thăm khám định kỳ. Thường từ 3-6 tháng/lần nhằm theo dõi sát sao tiến triển của bệnh. Trong trường hợp khối u tăng kích thước, gây khó nuốt, khó thở hoặc gây ra các triệu chứng khác, thì có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ u tuyến giáp.
  • Nhân giáp ác tính: Trong trường hợp mắc nhân giáp ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm phẫu thuật. Nhằm cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện điều trị bổ sung bằng i-ốt phóng xạ hoặc hormone thay thế. Điều này giúp điều chỉnh chức năng tuyến giáp và đảm bảo sự ổn định sau phẫu thuật.

5. Đối tượng có nguy cơ cao mắc u thuỳ trái tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh lý nội tiết này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ thường có khả năng mắc bệnh này cao hơn so với đàn ông. Điều này có liên quan đến các hormone sản sinh ra có thể kích thích quá trình hình thành u tuyến giáp thùy trái.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh lý này thì nguy cơ mắc bệnh này của bạn có thể cao hơn so với người bình thường. Do đó, việc theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi có những dấu hiệu nghi ngờ.
  • Môi trường: Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất phóng xạ, thường sử dụng chất kích thích. Hoặc có chế độ ăn thiếu i-ốt thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh u tuyến giáp ở thùy trái.
  • Các bệnh lý tuyến giáp khác: Những người mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng dễ mắc bệnh này hơn. Cụ thể bao gồm: viêm tuyến giáp, cường giáp, hoặc các rối loạn khác.
  • Rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp: Các hormone tuyến giáp bị rối loạn cũng là nguyên do gây bệnh. Điều này có thể do các yếu tố bẩm sinh. Hoặc sự bất thường trong chức năng của tuyến giáp.

Xem thêm:

  • U xơ tuyến giáp là gì? Bệnh lý tuyến giáp phổ biến mà bạn nên biết
  • U tuyến giáp bị vôi hóa nguy hiểm tới mức nào?

6. Tiên lượng u tuyến giáp ở thuỳ trái

U tuyến giáp ở thùy trái được xem là loại khá lành tính so với các loại u bướu khác. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trường hợp u tuyến giáp thùy trái là ác tính. Trong trường hợp u lành tính, có nhiều phương pháp điều trị khả dụng và hiệu quả. Nếu thuộc u ác tính, tiên lượng bệnh cũng khá tốt nếu được phát hiện sớm. Cũng như được áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả.

Cụ thể, đối với những bệnh nhân dưới 45 tuổi và khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ chưa lan rộng ra ngoài. Thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90-97%. Khi khối u có kích thước khoảng 2mm và được loại bỏ hoàn toàn thùy trái thì thùy còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Tỷ lệ sống sót trong vòng 10 năm của các bệnh nhân mắc u tuyến giáp ác tính gần như đạt 100%.

7. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ thêm về bệnh u tuyến giáp thùy trái. Qua đó có thể phát hiện kịp thời và xác định phương pháp điều trị phù hợp về bệnh tuyến giáp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.

Tirads tuyến giáp là gì?

TIRADS - Hệ thống phân loại dữ liệu và báo cáo hình ảnh tuyến giáp [Thyroid Imaging Reporting and Data Systems - TIRADS] để đánh giá nguy cơ ác tính của nhân tuyến giáp dựa trên các đặc điểm hình ảnh trên siêu âm từ đó đứa ra thái độ theo dõi và điều trị phù hợp.

Nhân giáp thủy phải Tirads 2 nên ăn gì và kiêng gì?

Vì vậy, trong thời gian điều trị nhân xơ tuyến giáp, người bệnh có thể hạn chế sử dụng các loại quả mọng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ. Bên cạnh những đáp án cho thắc mắc nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì ở trên thì bệnh nhân còn phải tránh xa rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích,…

Năng 2 thùy tuyến giáp là gì?

Nang giáp keo hai thùy hay nang giáp hai thùy có thể được hiểu là tình trạng 2 thùy tuyến giáp phì đại nhưng không kèm theo tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh này còn có một số tên gọi khác như nang giáp đơn thuần, nang giáp lành tính, tăng sản nốt hay bướu đa nhân không độc.

Tirads 5 là gì?

Tuyến giáp Tirads 5: là tuyến giáp có từ 5 tổn thương trở lên, tỷ lệ ác tính chiếm 87,5%. Khi có các triệu chứng bất thường bạn nên đi khám các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm giúp phát hiện bệnh lý kịp thời và điều trị hiệu quả.

Chủ Đề