Nang và rò khe mang tiếng anh là gì

Dò khe mang là một trong những bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ em với tỉ lệ chiếm 30% trong những khối u bẩm sinh vùng cổ. Nguyên nhân từ sự phát triển không bình thường của bộ phận mang trong quá trình phát triển phôi thai, làm tồn tại những nang, xoang hay đường dò khe mang vùng đầu, cổ. Những bệnh lý này biểu hiện về mặt lâm sàng là những khối u vùng cổ bên hay lỗ dò vùng cổ và tai kèm theo nhiễm trùng tái phát nhiều lần.

  1. Các dạng nang, xoang đường dò thường gặp:

1/ Dò luân nhĩ: lỗ dò xuất hiện vùng trước tai, 1 hoặc 2 bên, thỉnh thoảng chảy dịch đục như nước vo gạo hoặc bị nhiễm trùng tạo apxe vùng trước tai.

Dò luân nhĩ bên phải

2/ Nang giáp lưỡi

Nang bẩm sinh nằm ở vùng giữa cổ vùng xương móng và trên tuyến giáp, do bất thường trong quá trình hình thành và di chuyển của tuyến giáp từ vùng đáy lưỡi xuống vùng cổ.

Nang giáp lưỡi.

3/ Dò khe mang:

Thường biểu hiện bởi các dạng lỗ dò, hoặc nang vùng bên cổ, hay bị chảy dịch hoặc nhiễm trùng, sưng to dạng apxe. Chia làm 4 loại theo số thứ tự 1,2,3,4. Có 2 nhóm chính:

- Dò số 1 vị trí lỗ dò hoặc nang nằm ở vùng trước tai, sau tai hoặc góc hàm. Đường dò thường liên quan đến dây thần kinh mặt và tận cùng ở trong ống tai.

Hình ảnh về dò khe mang số 1.

- Dò số 2,3,4 vị trí lỗ dò hoặc nang nằm ở vùng cổ bên, bờ trước cơ ức đòn chũm. Đường dò thường tận cùng ở vùng họng hoặc xoang lê hay miệng thực quản.

Hình ảnh về dò và nang khe mang số 2.

  1. Chẩn đoán:

Dựa vào việc thăm khám và siêu âm và chụp X quang để xác định vị trí, kích thước của các nang, 1 số trường hợp có thể thấy được đường đi của đường dò.

Chụp X quang xác định vị trí và đường đi của đường dò.

C.Can thiệp:

Tất cả trường hợp cần phải phẫu thuật để lấy trọn nang và đường dò. Phương pháp phẫu thuật thay đổi tùy theo loại đường dò. Cần những phẫu thuật viên có kinh nghiệm để lấy trọn nang và đường dò, nếu không sẽ bị tái phát.

PGS, TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc BV Tai Mũi Họng TƯ cho biết, trong số các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện các bệnh lý về tai mũi họng, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lý rò khe mang chiếm khoảng 2-3%. Trong đó, có nhiều ca đến muộn sau khi bị chẩn đoán nhầm sang trẻ có mụn, nhọt, mọc hạch, viêm tai, hay quai bị.

Chị Nguyễn Thị H. [Thái Bình] vừa đến viện cho con tái khám sau khi được thông lỗ rò khe tai lần 1 cách đây 10 ngày. Chị H. kể, ban đầu thấy con sưng tai chỉ nghĩ cho viêm hạch hoặc bị khối bã đậu. Chị H. đã đi vài nơi nhưng không được phát hiện ra bệnh lý rò khe tai.

Chị H. kiên trì cho con uống kháng sinh thế nhưng khối sưng sau tai đã thành áp xe mà chị không biết. Khi đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, các bác sĩ phải tiến hành mổ ngay để mở đường thoát lỗ rò cho khối áp xe và chờ một thời gian nữa, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hết tổn thương phía sau tai.

BS Cảnh cho biết, trường hợp này khá phức tạp vì cháu bé có đường rò khe mang số 2 – là đường rò sau tai có liên quan đến dây thần kinh số 7. “Nếu các bác sĩ xử lý lỗ rò không cẩn thận, có thể làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7 của cháu bé”, BS Cảnh cho biết.

Cô con gái 3 tuổi của chị Triệu Thị N. [Nam Định] cũng vừa được can thiệp thông lỗ rò ngân nhĩ và mổ rò khe tai trái cách đây một tuần. Chị N. kể, ban đầu thấy bé sưng mang tai và sốt, chị cho con đến bệnh viện tuyến dưới. Sau khi nằm tại đây tám ngày, tình trạng của bé không tiến triển, được cho chuyển tuyến lên Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Tại đây, các bác sĩ vừa tiến hành thông lỗ rò ngân nhĩ cả hai bên mang tai cho bé và can thiệp phẫu thuật lỗ rò khe tai số 1 cho bé. Rất may trường hợp này cha mẹ đã phát hiện sớm tình trạng của trẻ cho đến viện sớm nên được các bác sĩ can thiệp kịp thời.

Chị Triệu Thị N. [Nam Định] cho con tái khám sau mổ rò khe tai.

Những nhầm lẫn gây nguy hại cho trẻ

BS Cảnh cho biết, rò khe mang là bệnh bẩm sinh, hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Trẻ sinh ra thường mắc rò khe mang 1, 2, 3, 4. Trong đó, đường rò 1, 2 chủ yếu ở quanh tai và đường rò 3, 4 ở phần vùng cổ.

Đường rò biểu hiện bằng các triệu chứng nhiễm trùng, thành các ổ áp xe, xuất tiết ra các dịch. Khi dịch tiết của đường tiêu hóa và thức ăn vào khe mang sẽ dẫn đến nhiễm trùng thành ổ áp xe.

Biểu hiện của bệnh lý rò khe mang là xuất hiện một khối sưng ở sau tai, vùng cổ, có đường rò ở khe tai. Có cháu có một núm ở vùng cổ, thỉnh thoảng nặn ra có nhầy dịch.

Những bệnh lý này hay bị nhầm sang các tổn thương như tổ chức bã đậu, viêm hạch, nhọt. Nếu bác sĩ không để ý không phát hiện bệnh hoặc không có chuyên môn sâu sẽ không chẩn đoán được đúng bệnh.

“Nhiều nơi, thấy có nhọt hay tổ chức bã đậu cứ nghĩ trích ổ áp xe coi như là xong nhưng thực tế, chẩn đoán không đúng nên xử lý không dứt điểm, bệnh tái đi tái lại. Có bệnh nhân đến viện trong tình trạng tái phát 5-7 lần”, BS Cảnh nói.

Về những biến chứng có thể gặp phải khi áp xe tái đi tái lại nhiều lần, BS Cảnh cho biết, chỗ áp xe sẽ làm xơ hóa các vùng chung quanh khiến việc phẫu thuật sau này khó hơn.

BS Cảnh dẫn chứng, có bệnh nhân đến trong tình trạng rò vùng cổ chẩn đoán nhầm nhiều lần thành áp xe hạch hoặc áp xe tuyến giáp. Người bệnh bị tái phát đi tái phát lại, phải đi trích và dùng kháng sinh nhưng vẫn không triệt để. Nếu trường hợp này được chẩn đoán đúng thì phương pháp xử lý đơn giản hơn. Nguyên tắc phẫu thuật phải lấy trọn vẹn đường rò thì không tái phát lại.

BS Cảnh cho biết thêm, trong số các đường rò khe mang, rò vùng cổ bẩm sinh chiếm tỷ lệ nhiều hơn, tỷ lệ áp xe còn nhiều hơn vì nước bọt và thức ăn rơi vào đó nhiều hơn. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 50-70 ca rò vùng cổ. Các ca này xử lý khó hơn vì có liên quan đến nhiều mạch máu ở vùng cổ.

Chủ Đề