Nêu đóng góp nổi bật của một trong các nhà trí thức đó

Ít nhiều thụ hưởng nền giáo dục của Pháp xây dựng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhiều học sinh đã trở thành trí thức lớn của dân tộc.Bạn đang xem: Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết

Kéo dài gần một thế kỷ, nền giáo dục Pháp ở Việt Nam được đánh giá trái chiều. Năm 1905, Phan Bội Châu cho rằng Pháp "chỉ dạy viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp". Songmặt tích cực ngoài ý muốn của Pháp là tạo ra tầng lớp tri thức có trình độ đại học, nắm vững khoa học, kỹ thuật tiên tiến.

Bạn đang xem: Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết

Nhà bách khoa của thế kỷ 20 Đào Duy Anh

Đào Duy Anh [1904-1988] là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ở Thanh Hóa, nguyên quán huyện Thanh Oai, Hà Tây [nay thuộc Hà Nội].

Năm 1923, ông tốt nghiệp Thành chung [trường Quốc học Huế] rồi ra dạy học trường Đồng Hới [Quảng Bình]. Ba năm sau, ông tham gia sáng lập báo Tiếng Dân cùng Huỳnh Thúc Kháng rồi gia nhập Việt Nam Cách mạng Đảng [sau là Đảng Tân Việt].



Vợ chồng giáo sư Đào Duy Anh. Ảnh tư liệu

Lĩnh vực khoa học đầu tiên mà Đào Duy Anh quan tâm là từ điển học. Ông lần lượt hoàn thành và xuất bản Hán - Việt từ điển [1932] và Pháp - Việt từ điển [1936]. Đây là công cụ tra cứu rất cần thiết cho nhiều thế hệ học sinh trung học, được ví như cầu nối giữalớp người già theo Nho học và lớp người trẻ theo Tây học.

Gần 40 năm sau, ông cho ra đời bộ từ điển độc đáo, chuyên dụng Từ điển Truyện Kiều[1974]. Tuy không phải người biên soạn từ điển đầu tiên của Việt Nam, nhưng Đào Duy Anh đã đặt cơ sở cho nền từ điển học hiện đại.

Trong lĩnh vực sử học, năm 1938, tác phẩm Việt Nam văn hoá sử cương của ông cùng với Văn minh An Nam[la Civilization Annamite, 1944] của Nguyễn Văn Huyên đã đánh dấu và đặt nền tảng hình thành nền văn hóa học Việt Nam hiện đại trên tinh thần khoa học, dân tộc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong lĩnh vực này như Khổng giáo phê bình tiểu luận [1938], Trung Hoa sử cương [1942], Khảo luận về Kim Vân Kiều [1943] được giới tri thức trong nước và nhiều học giả thế giới đón nhận, hoan nghênh.

Ông tự tích lũy kiến thức về nhiều ngành khoa học xã hội khác như Triết học, Dân tộc học, Xã hội học bằng phương pháp luận sử học và tư liêu lịch sử. Từ một người tốt nghiệp Thành chung, bằng ý chí tự học, Đào Duy Anh đã trở thành nhà bách khoa của thế kỷ.

Tôn Thất Tùng - tác giả của phương pháp cắt gan có quy phạm

Giáo sư Tôn Thất Tùng [1912-1982] là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh giải phẫu gan. Ông sinh năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế.

Xuất thân từ gia đình quan lại nhà Nguyễn nhưng ông không theo nghiệp học làm quan. Năm 1931, ông ra Hà Nội học tại trường Trung học Bảo Hộ, hai năm sau đó học trường Y khoa Hà Nội - thành viên của Viện Đại học Đông Dương với quan niệm nghề y là nghề "tự do", không phân biệt giai cấp.



Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ảnh tư liệu

Một lần phát hiện gan của người bệnh có giun chui ở các đường mật, ông đã nảy ra ý tưởng dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích cơ cấu của lá gan.

Liên tiếp những năm sau đó 1935-1939, chỉ bằng con dao nạo thô sơ, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành sơ đồ đối chiếu. Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan".

Khi Tôn Thất Tùng trở thành bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Phủ Doãn [tiền thân của Bệnh viện Việt Đức ngày nay], sau nhiều lần cắt gan người chết, ông đề xuất với thầy hướng dẫn về phương pháp của mình.Phương pháp này sau đó được gửi Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris và bị giáo sư đầu ngành công kích dữ dội, vì ý tưởng của Tôn Thất Tùng quá mới.

Xem thêm: Hoa Gì Trắng Xóa Núi Đồi Bản Làng Thêm Đẹp Khi Trời Vào Xuân Là Hoa Gì

Mãi đến năm 1952, tại hội nghị Phẫu thuật quốc tế ở Copenhaghen [Đan Mạch] phương pháp cắt gan có quy phạm của ông mới được thừa nhận. Tôn Thất Tùng được giới y học quốc tế chú ý và ca ngợi là "người cha của cắt gan có quy phạm".

Sau này, ông có nhiều cống hiến cho ngành y học Việt Nam trên cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại khoa [Đại học Y Hà Nội], Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, Thứ trưởng Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giáo sư Hoàng Như Mai - Học giả hàng đầu trong nghiên cứu văn học

GS.NGND Hoàng Như Mai [1919-2013] quê gốc Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở phủ Lạng Thương [tỉnh Bắc Ninh]. Ngày vào lớp đồng ấu [lớp 1 ngày nay], ông được một thầy giáo già truyền tình yêu văn chương, qua những bài giảng chữ Nho, chữ quốc ngữ và những bài Pháp văn.

Hồi 8-9 tuổi, có lần ông được người anh dẫn lên Hà Nội vào rạp chiếu bóng chơi, được tận mắt nghe câu thoại của nam diễn viên với người tình "Đôi mắt em xanh như nước biển Địa Trung Hải" bằng tiếng Pháp. Câu thoại đó cứ vấn vương mãi trong đầu cậu bé nhiều năm sau này.

Học xong tiểu học, ông lên Hà Nội vào trường Trung học Bảo Hộ [trường Bưởi] trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, được học chương trình văn học Pháp gồm nhiều tác gia lớn của thế kỷ 16-18 và các tác giả lãng mạn thế kỷ 19.

Cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng mạnh ban đầu cho ông là Graziella của Lamartine, đặc biệt là bài thơ hoài niệm cuối sách Mối hận đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Việt. Sáu bảy chục năm sau đó ông vẫn thuộc lòng nhiều đoạn trong tiểu thuyết này.



Giáo sư Hoàng Như Mai. Ảnh: Đại học Văn Hiến

Những năm học trường Bưởi cũng là thời kỳ phong trào Thơ Mới nở rộ nên thế hệ của Hoàng Như Mai đã tìm được những thi sĩ cho riêng mình. Ông khâm phục Xuân Diệu nhưng thích đọc nhất là Thế Lữ, J.Leiba Thái Can, Lưu Trọng Lư và sau này là Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân.

Tiếp đó, Hoàng Như Mai lần lượt theo học ở Đại học Y khoa và Đại học Luật khoa Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1943, khi đang là sinh viên Đại học Luật, ông bắt đầu đứng trên bục giảng ở trường Trung học tư thục Đông Hải [Hải Dương].

Năm năm sau, ông được Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình mời làm hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanh. Sau đó, ông lần lượt làm giảng viên, hiệu trưởng ở các trường Sư phạm Việt Bắc [1951], Sư phạm Trung cấp trung ương [1953], Đại học Tổng hợp Hà Nội [1959], Đại học Tổng hợp TP HCM [1980].

Ông để lại di sản nghiên cứu văn học khá đồ sộ. Bộ giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại [1945-1960]của Hoàng Như Mai có giá trị rất riêng, bởi đây là công trình đầu tiên mang tính đột phá, nghiên cứu về một chặng đường văn học còn nóng hổi tươi nguyên đối với thời kỳ đó.

Các tập chuyên luận, tiểu luận về thơ Thơ một thời, Bản sắc dân tộc trong thơ Hồ Chí Minhhay sân khấu Nhận định về cải lương", Trần Hữu Trang - soạn giả cải lươngđến nay vẫn nguyên giá trị cho giới nghiên cứu.

Xem thêm: Cách Đổi Hình Nền Zalo Trên Máy Tính Pc, Laptop Windows 7/8/10

Trong lĩnh vực sân khấu kịch nói, giáo sư Hoàng Như Mai cũng để lại dấu ấn với các tác phẩm nghiên cứu Tiếng trống Hà Nội, Dòng sông biên giới, Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu.

Các trí thức trẻ đóng góp ý kiến cho sự phát triển của đất nước

[ĐCSVN] - Trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ III, năm 2020, trí thức trẻ đã bày tỏ sự quan tâm của mình về nhiều vấn đề như đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội; xây dựng văn hóa, con người Việt Nam… đặc biệt trí thức trẻ cũng đã nêu quan điểm về vai trò của thanh niên và trí thức trẻ trong tham gia phát triển đất nước đến năm 2045.

206 đại biểu tham dự Diễn đàn đã thẳng thắn đề xuất ý kiến, đóng góp đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.

Đóng góp ý kiến của mình về nội dung này, các đại biểu đã tập trung đi sâu vào giải pháp phát triển kinh tế, trong đó nêu rõ từng nội dung cụ thể như vấn đề quy hoạch tổng thể theo hướng tích hợp, ứng dụng hạ tầng xanh trong phát triển đô thị bền vững...

Đẩy mạnh phát triển công nghệ

Các đại biểu cho rằng, Đảng, Nhà nước cần đầu tư mạnh hơn nữa cho khoa học công nghệ

Anh Ngô Khắc Hoàng, hiện đang là nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, tham gia thảo luận trực tuyến cho rằng, sẽ rất tốt nếu các trí thức trẻ hình thành được các nhóm nghiên cứu gồm những nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước, xây dựng các đề tài nghiên cứu cần thiết cho Việt Nam, tập trung vào những công nghệ then chốt cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất.

Làm sao để vai trò của khoa học và công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh và tầm quan trọng trong phục vụ phát triển đất nước, thay mặt nhóm thảo luận, tiến sĩ Trần Lê Hưng [ĐH Cầu đường Paris, Pháp] đề xuất: “Cần xem khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo [STI] có tính dẫn đường cho phát triển đất nước”.

Để làm tốt điều này, theo tiến sĩ Hưng, khoa học công nghệ của đất nước phải mạnh. Nhà nước cần tạo lập và hình thành Ban STI nhằm hỗ trợ cho diễn đàn, các nhóm nghiên cứu có sự kết hợp trong - ngoài nước, các ấn bản khoa học chất lượng, các sản phẩm STI có tác động lớn cho Việt Nam và đạt tầm cỡ thế giới. Thúc đẩy việc điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế các quỹ khoa học, công nghệ của nhà nước, các ban ngành và của các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho mạng lưới, các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện hoạt động STI.

Nói về vai trò của của thanh niên và trí thức trẻ trong tham gia phát triển đất nước đến năm 2045, đại biểu cũng cho rằng cần phải quan tâm hơn nữa đến vai trò của trí thức trẻ trong nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xây dựng thông qua các dự án hợp tác giữa Việt Nam và thế giới; Hỗ trợ việc xuất bản các công trình khoa học quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam…

Định hướng giá trị của thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu là dịp để thanh niên, trí thức trẻ ỏ vai trò và khả năng đóng góp cho công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước

Chia sẻ về định hướng giá trị của thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, TS. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho rằng: Nhà nước cần có cơ chế, chính sách trong đào tạo nghề, kỹ năng cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp về vốn, các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh…

Bên cạnh đó, TS. Nhung cũng cho rằng, các cơ quan, ban, ngành cần quan tâm tới tính đa dạng của các loại hình giáo dục, điều kiện học tập giữa thành thị và nông thôn; hỗ trợ việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số và đối tượng là thanh niên yếu thế; nâng cao sức khỏe, thể chất và tinh thần cho thanh niên.

Cùng suy nghĩ, đại biểu Tô Thị Hương Quỳnh, Giảng viên trường Đại học Xây dựng chỉ ra những giải pháp của tri thức trẻ trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Chị Quỳnh đã chỉ ra những định hướng khuyến khích trí thức trẻ trong nghiên cứu khoa học đó là: Duy trì và mở rộng các diễn đàn để các trí thức trẻ có thể chia sẻ những ý tưởng của mình; khuyến khích các vườn ươm công nghệ, có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nghiên cứu khoa học; cần nâng cấp việc sở hữu trí tuệ và bảo mật thông tin; đặc biệt là phải có môi trường nghiên cứu lành mạnh...

Chị Tô Thị Hương Quỳnh cũng đề xuất một số giải pháp trong định hướng nghiên cứu cho các trí thức trẻ đó là: cần chủ động trong việc tiếp cận mạng lưới nghiên cứu từ các hội thảo và các nhà khoa học; phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế từ nguồn lực dành cho nghiên cứu; chủ động trong tìm kiếm các chương trình nghiên cứu thông qua các quỹ hỗ trợ nghiên cứu trong và ngoài nước, hợp tác với các doanh nghiệp…

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, Ths. Cao Thị Hải Vân, đại biểu tỉnh Quảng Trị đưa ra giải pháp, mô hình tập hợp, giáo dục thanh niên thông qua mạng xã hội. Chị Vân kiến nghị, thanh niên cần sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức; tăng cường kết nối thông tin qua mạng và cùng phát triển đất nước; nỗ lực xây dựng bản thân trở thành một người tốt để đóng góp vào sự phát triển của đất nước…

Với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”, chị Phan Đặng Thùy Dương, ĐH Tilburg, Hà Lan kiến nghị, các hoạt động phát triển cần lưu ý tới cả đối tượng “văn hóa” và “văn hóa truyền thống”, tăng cường hiểu biết văn hóa và giao thoa văn hóa. Cần nghiên cứu, xây dựng bộ năng lực, phẩm chất công dân toàn cầu cho thanh thiếu niên Việt Nam, đưa công dân toàn cầu trở thành một trong những chuẩn đầu ra cho ngành sư phạm. Thúc đẩy các chương trình hợp tác quốc tế để giao lưu, học tập thông qua kết nối cộng đồng và học tập vì cộng đồng, phục vụ trực tiếp cho các cộng đồng.

Các trí thức trẻ bày tỏ vai trò và khả năng đóng góp cho công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước.; đồng thời cũng thẳng thắn đề xuất ý kiến đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho sự phát triển của đất nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến câu chuyện giá trị định hướng của cá nhân thanh niên, giáo dục giá trị người Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa; các thách thức về định hướng giá trị của trí thức trẻ ở Việt Nam; cơ hội tiếp xúc và hội nhập quốc tế; cơ hội lựa chọn lập nghiệp tại Việt Nam hoặc nước ngoài… của giới trẻ/.

Bài, ảnh: Hoàng Mẫn

Video liên quan

Chủ Đề