Nếu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh

Vẹo cột sống là một đường cong bất thường trong cột sống, khiến người bệnh bị đau và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị cong vẹo cột sống như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Cột sống không hoàn toàn nằm ở tư thế thẳng đứng, mà có một số đoạn cong sinh lý trên mặt phẳng đối xứng dọc. Trong tư thế đứng thẳng, nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là một đường thẳng, nếu nhìn từ trái qua phải [hoặc phải qua trái], cột sống có hai đoạn cong uốn về phía trước là cổ và thắt lưng [lordosis], hai đoạn cong uốn về phía sau là lưng và cùng – cụt [kyphosis]. Quá trình hình thành các đoạn cong cột sống diễn ra sau khi sinh.

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống hoặc xương sống bị cong bất thường. Những người bị vẹo cột sống phát triển các đường cong bổ sung ở hai bên của cơ thể và xương cột sống xoắn vào nhau, tạo thành một đường cong hình chữ C hoặc hình chữ S. Vẹo cột sống dao động từ 10-20 độ [nhẹ], 20-50 độ [trung bình] và nghiêm trọng [lớn hơn 50 độ].

Vẹo cột sống phổ biến ở trẻ gái gấp hai lần so với trẻ em trai và xảy ra chủ yếu ở những người trên 10 tuổi.

Vẹo cột sống ảnh hưởng đến khoảng 2% nữ và 0,5% nam. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của vẹo cột sống là không rõ [được gọi là vô căn] chiếm đến 80% bệnh nhân vẹo cột sống.

Có thể phân chia vẹo cột sống thành 3 loại:

Vẹo cột sống không cấu trúc: Cột sống bị vẹo nhưng không làm biến đổi cấu trúc và làm xoay các đốt sống. Nguyên nhân do độ dài một chân ngắn hơn chân kia, thói quen khi ngồi, mang vác nặng gây ra trọng lượng không đồng đều hoặc do co thắt cơ ở lưng.

Thần kinh cơ: Do gặp phải vấn đề khi xương cột sống được hình thành. Xương cột sống không hình thành hoàn toàn hoặc chúng không thể tách rời nhau trong quá trình phát triển của thai nhi. Loại vẹo cột sống bẩm sinh này phát triển ở những người mắc các rối loạn như dị tật bẩm sinh, loạn dưỡng cơ, bại não hoặc hội chứng Marfan [một bệnh mô liên kết di truyền]. Những người mắc các bệnh này thường phát triển một đường cong hình chữ C dài và có cơ bắp yếu không thể giữ chúng thẳng lên.

Thoái hóa: Không giống như các dạng vẹo cột sống khác được tìm thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên, vẹo cột sống thoái hóa xảy ra ở người lớn tuổi. Nguyên nhân gây ra bởi những thay đổi trong cột sống do viêm khớp làm suy yếu dây chằng bình thường và các mô mềm khác của cột sống kết hợp với gai xương bất thường có thể dẫn đến cột sống bị cong. Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi loãng xương, gãy xương đốt sống và thoái hóa đĩa đệm.

Có những nguyên nhân tiềm tàng khác gây vẹo cột sống, bao gồm các khối u cột sống như u xương khớp. Đây là một khối u lành tính có thể xảy ra ở cột sống và gây đau, cơn đau khiến người ta nghiêng sang phía đối diện để giảm lượng áp lực tác động lên khối u. Điều này có thể dẫn đến một biến dạng cột sống.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng di truyền [di truyền], rối loạn cơ và / hoặc chuyển hóa fibrillin bất thường có thể đóng vai trò gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển vẹo cột sống.

Các yếu tố rủi ro khiến vẹo cột sống bao gồm:

Tuổi tác: Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu trong giai đoạn tăng trưởng xảy ra ngay trước tuổi dậy thì.

Giới tính: Mặc dù cả bé trai và bé gái đều mắc chứng vẹo cột sống nhẹ với tỷ lệ như nhau, nhưng bé gái có nguy cơ cao hơn về đường cong xấu đi và cần phải điều trị.

Tiền sử gia đình: Vẹo cột sống có thể di truyền trong các gia đình.

Sự thay đổi đường cong của cột sống thường xảy ra rất chậm nên rất dễ bị bỏ sót cho đến khi nó trở thành một biến dạng vật lý nghiêm trọng hơn.

Vẹo cột sống khiến đầu cúi về phía trước hoặc nghiêng sang một bên, một bên hông hoặc vai cao hơn so với bên đối diện.

Nếu vẹo cột sống nghiêm trọng hơn, có thể gây khó khăn hơn cho tim và phổi hoạt động bình thường. Điều này có thể gây khó thở và đau ngực.

Trong hầu hết các trường hợp, vẹo cột sống không đau, nhưng có một số loại vẹo cột sống hơn có thể gây đau lưng, đau xương sườn, đau cổ, co thắt cơ và đau bụng.

Bác sĩ sẽ nhìn vào đường cong của cột sống từ hai bên, phía trước và phía sau. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu cởi quần áo từ thắt lưng trở lên để nhìn rõ hơn bất kỳ đường cong bất thường, dị dạng vật lý hoặc vòng eo không đều.

Người bệnh cũng sẽ được yêu cầu cúi xuống để cố gắng chạm vào ngón chân của họ. Vị trí này có thể làm cho đường cong rõ ràng hơn. Bác sĩ cũng sẽ nhìn vào sự đối xứng của cơ thể để xem hông và vai có cùng chiều cao, nghiêng sang một bên hay không, nếu có độ cong ngang.

Vị trí chụp từ phía trước ở tư thế đứng để đo sự thẳng hàng, độ cong và sự cân đối của các phân đoạn cột sống, xương chậu và hông.

Vẹo cột sống nhìn qua phim chụp X-quang

Nếu bác sĩ tìm thấy bất kỳ thay đổi nào trong chức năng của dây thần kinh có thể được yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh khác về cột sống bao gồm chụp MRI hoặc CT để xem xét kỹ hơn về xương và dây thần kinh của cột sống.

Để giảm cơn đau liên quan đến vẹo cột sống, thuốc giảm đau là giải pháp đầu tiên áp dụng. Người bệnh nên đi đến các địa chỉ khám uy tín về xương khớp để được tư vấn cụ thể và kê đơn thuốc phù hợp.

Việc tập thể dục có thể làm giảm các cơn đau do chèn ép cột sống, nhất là các động tác kéo cơ và kéo dài lưng. Đồng thời khi vận động sẽ duy trì một cơ thể khỏe mạnh, chống vẹo cột sống.

Đây cũng là một phương pháp giúp giảm đau khi các dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép. Người bệnh sẽ được tiêm steroid và gây tê cục bộ trực tiếp vào vùng lưng để giảm đau trong một vài tuần hoặc vài tháng.

Nẹp cột sống là phương pháp điều trị vẹo cột sống được ưu chuộng nhất và thay thế được cho phẫu thuật, giúp ổn định cấu trúc ống cột sống và giúp giảm đau bằng cách hỗ trợ từ bên ngoài.

Điều trị vẹo cột sống

Được chỉ định cho trường hợp vẹo cột sống lớn hơn 50 độ, điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình không hiệu quả.

Phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật như cắt bỏ một phần xương trong đốt sống hay đĩa đệm, hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống với nhau để giảm áp lực lên dây thần kinh.

Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị vẹo cột sống có thể đến Bệnh viện Hồng Ngọc để thăm khám và điều trị nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống lâu dài. Tại Hồng Ngọc có đội ngũ bác sĩ khoa Cơ – Xương – Khớp chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế sẽ cho kết quả điều trị và chẩn đoán chính xác cao.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Skip to content

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm trong thực trạng ngày càng có nhiều người phát hiện bệnh lý trên. Nhưng trước tiên chúng ta cần biết thế nào là cong vẹo cột sống, tác hại của nó là gì. Khi nhận thức rõ những điều này bạn sẽ hiểu tại sao chúng ta nên phòng bệnh sớm để không gặp phải những điều đó. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ rõ hơn về vấn đề này:

Cong vẹo cột sống là gì

Trước khi tìm hiểu về vấn đề cong vẹo cột sống mọi người cần nhận thức rõ cột sống sinh lý bình thường như thế nào, có những đặc điểm gì. Khi cột sống không đúng với những điểm được nêu ra tức là nó đã có những sự bất thường. Theo giải phẫu cơ thể một người trưởng thành thì cột sống sẽ chia ra làm 5 phần khác nhau bao gồm:

  • 7 Đốt sống cổ.
  • 12 Đốt sống ngực.
  • 5 Đốt sống thắt lưng.
  • 5 Đốt sống cùng.
  • 3 – 5 Đốt sống cụt.

Phần đốt sống cụt này theo thuyết tiến hoá thì nó vốn là đuôi của tổ tiên chúng ta, sau này khi có dáng đi đứng thẳng thì nó dần dần ngắn lại và trở thành phần đốt sống này. Đường cong sinh lý bình thường của một người sẽ được nhìn từ một bên, theo đó nó sẽ có:

  • Phần đốt sống cổ có tư thế ưỡn, độ ưỡn từ 20 đến 40 độ.
  • Phần đốt sống lưng sẽ còng, độ còng cũng từ 20 đến 40 độ.
  • Phần đốt sống thắt lưng ưỡn, độ ưỡn cao hơn đốt sống cổ, trung bình khoảng 40 đến 60 độ.
  • Phần đốt sống cùng dính với nhau thành một khố, cũng có độ còng.

Sự chuyển tiếp từ các trạng thái ưỡn sang còng hay ngược lại đều có sự thay đổi đường cong một cách từ từ, thích nghi với  hình thức đi thẳng của con người. Khi các vị trí cong hoặc ưỡn kia nhỏ hơn hay vượt quá đường cong sinh lý thfi tức là bạn đang mắc bệnh lý có tên gọi Cong vẹo cột sống. Chắc hẳn nhiều người đi chụp phim cột sống thường nghe bác sĩ nhắc đến các cụm từ như “mất đường cong sinh lý” hay “giảm đường cong sinh lý” chính là nói về bệnh lý này. Với các trường hợp nhẹ chỉ được phát hiện qua phim X – quang, MRI hay cộng hưởng từ. Với trường hợp nặng thì bạn có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường. Điều mọi người rất quan tâm lúc này là để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì.

Sinh lý cột sống bình thường của cơ thể con người

Phát hiện sớm cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là một bệnh lý của cơ thể, nếu phát hiện sớm và điều chỉnh một cách kịp thời thì khả năng trở về đường cong sinh lý bình thường rất cao. Để được thăm khám chuyên sâu thì các bạn cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Còn với những người bình thường thì chúng ta có thể khám sàng lọc cho con em, người nhà bằng các kỹ thuật cơ bản dưới đây:

Chuẩn bị: Người bệnh sẽ cởi bớt quần áo, mặc đơn giản, áo mỏng, cởi dép để dễ quan sát. Đứng thẳng, hai chân chụm gót lại với nhau.

Phát hiện vẹo cột sống

  • Người quan sát sẽ đứng ở phía đối diện hoặc phía sau người được khám.
  • Để ý các vị trí quan trọng và tiến hành so sánh về sự chênh lệch của hai bên bờ vai, mỏng xương bả vai và mào chậu.
  • Người bị vẹo cột sống sẽ có các biểu hiện sau: vai cao vai thấp, độ dốc vai không đều, khoảng cách từ đầu mỏm vai hai bên vào xương đốt sống chính giữa không bằng nhau, mào chậu hai bên không cân đối.
  • Cho người bệnh cúi xuống, dùng tay miết dọc cột sống, đánh dấu những gai đốt sống nhô lên. Tiếp theo cho họ đứng thẳng dậy. Quan sát các điểm đánh dấu xem có nằm trên một đường thẳng hay không. Khi không phải như vậy tức là đã bị vẹo đốt sống.

Phát hiện cong đốt sống

  • Người quan sát sẽ đứng bên cạnh người được khám. Quan sát từ trái sang phải hay từ phải sang trai đều được.
  • Tư thế của một người bình thường là thân người ngay ngắn, đứng thẳng, đầu ngẩng, hai vai cân đối, bụng hơi căng, chân thẳng.
  • Còn trường hợp bị gù thì lưng sẽ còng, đầu cúi, vai thấp, bụng hóp.
  • Trường hợp ưỡn cột sống thì thân trên hơi ngả về sau, bụng xệ.
  • So vai thì đầu ngả hướng về phía trước, hai vai thấp chùng xuống.
Bệnh lý cong vẹo cột sống

Những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Trên thực tế ngoại trừ các chấn thương xảy ra một cách đột ngột dẫn đến cong vẹo cột sống thì có đến 80% các trường hợp người ta không xác định được nguyên nhân. Ở đây chúng ta có thể thống kê một cách khái quát các nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống. Trước tiên chúng ta phân chia bệnh lý này thành 3 loại:

  • Cong vẹo không cấu trúc cột sống: Người cong vẹo cột sống những không làm mất cấu trúc hay làm xoay thân các đốt sống. Nguyên nhân có thể từ việc chân cao chân thấp, thói quen ngồi nghiêng lệch, mang vác vật nặng lệch bên trong thời gian dài hoặc đế từ sự co thắt cơ vùng lưng.
  • Thần kinh cơ: Cong vẹo có thể xuất hiện ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ do những bất thường trong giai đoạn thai nhi phát triển. Hiều đơn giản đó là cong vẹo bẩm sinh. Thường gặp ở những người bị mắc các rối loạn như dị tật bẩm sinh, loạn dưỡng cơ, bại não, hội chứng Marfan… Đặc điểm chung ở loại này đó là cột sống cong hình chữ C, nguyên nhân là do hệ thần kinh cơ yếu, không thể nâng đỡ cơ thể đứng thẳng.
  • Thoái hoá: Hai trường hợp trên thường xuất hiệu chủ yếu ở những người trẻ. Còn cong vẹo thoái hoá hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân được cho là do hiện tương viêm dẫn đến thay đổi trong cột sống, suy yếu hệ thống dây chằng cũng như mô mềm kết hợp với các gai xương dẫn tới tình trạng trên. Ngoài ra thì cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác như loãng xương, gãy xương đốt sống hay thoát vị đĩa đệm.

Một số ít khác đến từ các nguyên nhân như u xương khớp, rối loạn di truyền…

Thoái hoá là một trong những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở người lớn tuổi

Cong vẹo cột sống gây ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào

Bệnh lý cong vẹo cột sống này thực tế không phải là bệnh nguy hiểm, nó không gây những tác hại nghiêm trọng nhất thời. Nhưng không thể vì thế mà chúng ta chủ quan, mặc kệ không quan tâm. Bởi nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người cũng như tinh thần trong tương lai. Cụ thể đó là:

  • Gây mất trọng tâm cơ thể. Cơ thể con người nhìn hình dáng bên ngoài có cấu trúc đối xứng với nhau. Bởi vậy chúng ta có thể đi đứng thẳng. Nhưng đối với người bị cong vẹo thì không thể làm được chính xác điều này. Thay vì đó dáng đi của họ sẽ hơi nghiêng sang một phía bị cong vẹo. Điều này gây cản trở đến việc học tập sinh hoạt và làm việc trong cuộc sống.
  • Cong vẹo cột sống sẽ kéo theo sự co kéo các cơ cạnh sống. Từ đó cũng dẫn tới ảnh hưởng sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể như tim, phổi, khung chậu [ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản ở nữ giới]…
  • Xương cột sống cong vẹo, dáng người bị lệch, đi đứng không cân bằng. Điều này gây mất thẩm mỹ. Người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, không có các mối quan hệ xã hội hay tìm được công việc tốt…

>>>Xem thêm

Để chống cong vẹo Cột Sống cần phải làm gì

Điều quan trọng nhất trong bài viết này mà chúng tôi muốn đưa đến đến quý bạn đọc là để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì. Bởi như các cụ đã dạy là “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Thay vì đợi đến lúc bị bệnh phải tốn kém tiền của, thời gian để đi chạy chữa thì ngay từ bây giờ mọi người có thể phòng bệnh bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:

Tăng sức cơ vùng lưng

Một cách phòng bệnh vô cùng hữu hiệu đó chính là tăng cường sức cơ ở các vùng quan trọng như vùng lưng, vùng đột sống cổ và ngực. Nhất là đối với những người đang bước vào tuổi xế chiều, các dấu hiệu thoái hoá cột sống dần dàn rõ ràng thì biện pháp này vô cùng hữu hiệu.

Bạn có thể lựa chọn các môn thể theo tăng sức cơ phù hợp  với thể trạng như bơi lội, bóng chuyền… Đồng thời cũng tập luyện các bài tập thể dục để tăng sức mạnh, sự dẻo dai của các nhóm cơ cạnh sống. Từ đó giúp phòng bệnh vẹo cột sống tốt hơn. Còn đối với một số đối tượng đặc biết mắc các bệnh lý khác nhau không thể tập luyện chủ động được thì có thể thay thế bằng phương pháp vật lý trị liệu. Các bài tập này nên có sự tham khảo và hướng dẫn của các bác sĩ, kĩ thuật viên có chuyên môn để xây dựng các động tác phù hợp. Vừa giúp nâng cao sức mạnh cơ bắp, vừa đảm bảo người tập có thể thực hiện được một cách linh hoạt.

Một phương pháp nữa mà cũng đem lại những lợi ích tích cức cho cột sống đó là thuỷ trị liệu. Chúng ta sẽ ngâm trong bể bơi để làm giảm sức nặng của cơ thể lên cột sống đồng thời làm giãn các đốt sống.

Bơi lội là môn thể thao giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ – xương – khớp nhất là cùng cột sống

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được xây dựng một cách khoa học phù hợp với sức khoẻ cơ xương khớp là một điều cần thiết. Hãy bổ sung cho mình những loại thực phẩm giúp tăng cường sức chắc khoẻ của xương, sức mạnh cho cơ bắp, sự linh hoạt cho các khớp. Cụ thể là các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin.

  • Các khoáng chất cần thiết như Calci, Magie, Photpho… là các chất cần thiết cho sự tạo xương. Các thực phẩm giàu thành phần này là cải xoăn, rau xanh, rau bina, đậu phụ, sản phẩm từ sữa, hạnh nhân…
  • Đậu bắp tăng cường chất nhờn cho khớp.
  • Thường xuyên sưởi nắng sớm cung cấp vitamin D cho sự chắc khoẻ xương.
  • Các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu, dầu cá…

Tập những thói quen tốt cho cột sống

Tập cho mình những thói quen tốt cho cột sống:

  • Không mang vác các vật nặng.
  • Khi bê đồ cần thực hiện đúng tư thế.
  • Khi ngồi học, làm việc cần giữ đúng tư thế.
  • Đối với phụ nữ thì hạn chế đi giày cao gót.
  • Tránh đứng hoặc ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế.
  • Không thực hiện các động tác có hại cho đốt sống như bẻ, vặn lưng, cổ quá mức.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tác động chèn ép lớn lên cột sống.

Phòng cong vẹo cột sống đối với lứa tuổi học sinh

Đối tượng có nguy cơ bị cong vẹo cột sống lớn nhất hiện nay đó là những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Nguyên nhân dẫn đến điều trên đó là do tư thế ngồi học không đúng chịu tác động của nhiều yếu tố hoặc việc đeo cặp sách quá nặng, đeo lệch một bên trong thời gian dài. Các em là những mầm non tương lai của đất nước, bởi vậy cần nhận được sự quan tâm tốt nhất đến từ cha mẹ và các thầy cô. Biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh bao gồm:

  • Bàn ghế học phải được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ ở từng cấp học và giai đoạn khác nhau.
  • Hướng dẫn cho các em tư thế ngồi học đúng và tập duy trì thói quen đó hàng ngày. Theo đó tư thế đúng là hai chân đặt ngay ngắn, vững chắc trên mặt sàn, đùi tạo thành góc 90 độ [hoặc trong khoảng 75 đến 105 độ]. Nên để ở cạnh trước mặt ghế hoặc hơi sâu vào trong bàn khoảng 4 – 6 cm. Lưng để thẳng hoặc ngồi tựa vào ghế nhưng vãn giữ thẳng. Đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Hai tay giữ ngay ngắn trên mặt bàn.
  • Không nên để các em mang cặp sách quá nặng. Trọng lượng không quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên dùng loại quai đeo hai bên. Tốt nhất là sử dụng cặp sạch dạng vali kéo để giảm áp lực lên vai và cột sống.
  • Kết hợp giữa việc học tập, vui chơi, thể dục thể thao một cách hợp lí.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học theo từng độ tuổi. Bổ sung thêm các thực phẩm giù Calci và vitamin D trong khẩu phần ăn.
  • Định ký kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm các bệnh lý và tình trạng cong vẹo cột sống.

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì chắc hẳn bạn đã nắm rõ. Đừng để ngày mai, ngày kia, tuần sau hay tháng sau mới bắt đầu thực hiện nó. Hãy khởi động ngay từ hôm nay. Nhận thực rõ những tác hại mà cong vẹo cột sống gây ra với cơ thể thì bạn sẽ có thêm động lực phòng bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề