Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với các khoản vay thuộc nhóm nợ nào

Nội dung chi tiết

Để có thể nắm những thông tin cơ bản về những nhóm nợ xấu và những rủi ro theo quy định của Ngân hàng để có thể trích lập dự phòng rủi ro. 

Phân loại nợ là gì?

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là: "Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Quy định về phân loại nợ

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn của định tính và định lượng để có thể đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó có thể giúp Ngân hàng có thể phân loại và theo dõi các khoản nợ một cách chi tiết nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng.

Phương pháp “định lượng” Quyết định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán. Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, TCTD vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.

Phương pháp “định tính” Lần đầu tiên phương pháp “định tính” được Quyết định 493 cho phép áp dụng đối với TCTD đủ điều kiện. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Quy định về trích lập dự phòng rủi ro

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các Ngân hàng như sau:
– Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ:

+ Nhóm 1: 0%

+ Nhóm 2: 5%

+ Nhóm 3: 20%

+ Nhóm 4: 50%

+ Nhóm 5: 100%

Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

– Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

– Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng [nếu có] để xử lý rủi ro tín dụng.

Xem thêm:

>>> Người ở tù có mất quyền quản lý công ty?

>>> Cam kết bảo mật thông tin

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: 

Trân trọng !

Ảnh minh họa
NHNN vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng [TCTD], chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư yêu cầu TCTC, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam [CIC], công ty thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật để theo dõi, đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định.

Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tự phân loại và cung cấp cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách này và điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý.

Thông tư nêu rõ, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.

Phân loại nợ theo 5 nhóm

Thông tư quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Thông tư quy định cụ thể tỉ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%. Thông tư cũng quy định điều kiện đối với tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ khấu trừ cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp.

Về sử dụng dự phòng rủi ro, Thông tư nêu rõ: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích, hoặc các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2021.

Minh Đức


Có những loại nợ nào? Trường hợp nào được coi là nợ xấu? Phân loại các loại nợ xấu ngân hàng? Quy định mới nhất về các loại nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng? Nợ xấu có thể bị truy cứu hình sự không?

1. Khái niệm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là : “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”. Cụ thể:

+ “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

+ “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

Tư vấn pháp luật về phân loại các loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro: 1900.6568

2. Quy định về phân loại nợ:

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được quy định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể:

+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

Xem thêm: Quy định về phân bổ chi phí dự phòng mới nhất năm 2022

+ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số493/2005/QĐ – NHNN;

+ Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Các văn bản trên quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, được thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro.

+ Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội [NHCSXH].

Phân tích quy định này cho thấy hoạt động của các tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, còn đối với NHCSXH thực hiện các nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ cho các mục đích xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng là người nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận. Toàn bộ rủi ro trong hoạt động của NHCSXH được Ngân sách Nhà nước bảo đảm, do vậy NHCSXH không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Ngoài ra, trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

+ Phương pháp phân loại nợ

Xem thêm: Kế hoạch và đánh giá rủi ro an toàn lao động

Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:

“a] Nhóm 1 [Nợ đủ tiêu chuẩn] bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b] Nhóm 2 [Nợ cần chú ý] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu [đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu];

Xem thêm: Giá gói thầu không bao gồm khoản dự phòng

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c] Nhóm 3 [Nợ dưới tiêu chuẩn] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d] Nhóm 4 [Nợ nghi ngờ] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Xem thêm: Việc phân loại nợ xấu và cam kết ngoại bảng theo nhóm

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ] Nhóm 5 [Nợ có khả năng mất vốn] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Xem thêm: Mua nhà chỉ có sổ hống có rủi ro gì không?

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

3. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro:

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:

– Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5nhóm nợnhư sau:

a] Nhóm 1: 0%

b] Nhóm 2: 5%

c] Nhóm 3: 20%

Xem thêm: Một số rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại

d] Nhóm 4: 50%

đ] Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

-Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max{0, [A – C]}xr

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

Xem thêm: Một số lưu ý để phòng tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụngđối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

– Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

– Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng [nếu có] để xử lý rủi ro tín dụng.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

a] Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

b] Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

c] Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Xem thêm: Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai

Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Sau năm [05] năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

4. Nợ xấu có thể bị truy cứu hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư có thể tư vấn giúp emđượckhông?Em đang muốn thế chấp sổ đỏ nhà ở vào Ngân hàng nhưng có một điều em chưa hiểu là nếu sau này em khôngcó khả năng chi trả thì trở thành nợ xấu? Nợ xấu có bị truy cứu hình sự không?

Luật sư tư vấn:

Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy địnhThế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp]. Trường hợp này bạn đang muốn thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng để thực hiện việc vay tiền thì Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên vay tài sản. Theo đó bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Do đó, nếu bạn vay Ngân hàng bằng hình thức thế chấp mà không có đủ khả năng trả khi đến hạn thì có thể liệt vào khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu.

Điều 2 Văn bản hợp nhất22/VBHN-NHNN quy định về nợ quá hạn và nợ xấu như sau:

Xem thêm: Các rủi ro pháp lý của hợp đồng đặt cọc

4. “Nợ” bao gồm:

a] Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;

b] Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;

c] Các khoản bao thanh toán;

d] Các hình thức tín dụng khác.

5. “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

6. “Nợ xấu” [NPL] là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giáchấtlượng tín dụng củatổ chứctín dụng.

Như vậy, theo quy định trên,các khoản nợ sau sẽ được coi là nợ xấu:

Xem thêm: Giao kết hợp đồng bằng lời nói? Rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng?

–Nợ dưới tiêu chuẩnbao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Luật sư tư vấn pháp luật tài chính – ngân hàng trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theohợp đồngtín dụng;

+Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

– Nợ nghi ngờ bao gồm:

Xem thêm: Lập hợp đồng vay nợ hợp pháp và tránh rủi ro trong trường hợp cho bạn vay tiền không lãi suất

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

+Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giálàkhả năng tổn thất cao.

– Nợ có khả năng mất vốnbao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Xem thêm: Bài tập tình huống Luật tố tụng dân sự đề số 18

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

+Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Như vậy, nếu đến hạn trả tiềnmà bạn không có khả năng thanh toán thì nếu khoản nợ của bạn thuộc một trong số các trường hợp trên sẽ được coi là có nợ xấu.

Không phải có nợ xấu là sẽbị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi của bạn thỏa mã cấu thành của tội phạm cụ thể thì sẽ bị truy cứu trách nhiệmhình sự.

Nếu bạn có hành vi lừa dối, bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định Bộ luật hình sự 2015.

Xem thêm: Mức độ rủi ro khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

Được đăng bởi:

Luật Dương Gia

Chuyên mục:

Tư vấn pháp luật

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 10.141 bài viết

Gọi luật sư ngay

Tư vấn luật qua Email

Báo giá trọn gói vụ việc

Đặt lịch hẹn luật sư

Đặt câu hỏi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề