Ngày hội di sản văn hóa việt nam lâm đồng năm 2024

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Phúc Lưu - Giám đốc Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao, nhấn mạnh chương trình nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp, hướng tới công tác bảo tồn bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Việt Nam, là dịp để các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng những loại hình di sản văn hóa khác được giới thiệu và trình diễn đến với công chúng, cộng đồng trong và ngoài nước, bạn bè và du khách quốc tế đến Hà Nội.

Chương trình mang đến cho công chúng những trải nghiệm đặc biệt, các tiết mục biểu diễn được dàn dựng công phu, mang âm hưởng “ngàn xưa vọng lại” cùng với sự xuất hiện của các nghệ nhân nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật dân gian.

Tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại Lễ khai mạc. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Ngày hội diễn ra trong hai ngày 22 và 23/11, là hoạt động hưởng ứng “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 2023”. Tại Ngày hội, người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước được thưởng lãm và trải nghiệm những loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo của Việt Nam như: Hát Then, hát Văn, Bài Chòi, Quan họ Bắc Ninh, hát Chèo, Ví Dặm, Ca Trù, hát Xẩm, Trống Hội…; các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc như kéo co, đẩy gậy, vượt cầu khỉ, nặn tò he cũng như khu vực triển lãm thư pháp.

Bên cạnh đó, Ngày hội cũng nhằm tăng cường nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá tiềm năng văn hóa, thương mại và du lịch, liên kết phát triển du lịch di sản bền vững giữa các vùng miền...; tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trình diễn áo dài trong bộ sưu tập "Dáng Việt" của nhà thiết kế Lý Minh Tuấn. Ảnh: Thảo Quyên/TTXVN phát

Trước đó, Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam lần I, II, III diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long đã để lại những dấu ấn nghệ thuật đặc sắc với các tiết mục biểu diễn, thực hành những loại hình di sản văn hóa dân tộc.

Ngày 20-11, tại TP Đà Lạt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức Liên hoan Bảo tồn Di sản văn hóa các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên, kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2020.

Với chủ đề “Bản sắc Việt Nam”, trong khuôn khổ liên hoan diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như hội thi trò chơi dân gian [ném còn, leo cột mỡ, múa sạp…], ẩm thực dân gian, trình diễn trang phục truyền thống.

Thi ném còn.

Tại không gian ngày hội, người dân và du khách được tìm hiểu, chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công truyền thống của các dân tộc bản địa Lâm Đồng, như dụng cụ lao động sản xuất, săn bắt; sản phẩm gốm, trang sức, đan lát và các sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Nam Tây Nguyên.

Gian trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc huyện Đức Trọng.

Lâm Đồng hiện có 36 di tích, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có hai di tích cấp quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia và 16 di tích cấp tỉnh.

Thông qua những sự kiện này, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và niềm tự hào trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng nói riêng và văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.

[ĐCSVN] - Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp, hướng tới công tác bảo tồn bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Tối 22/11, tại Hoàng thành Thăng Long, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, ông Nguyễn Phúc Lưu - Giám đốc Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao nhấn mạnh, chương trình nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp, hướng tới công tác bảo tồn bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Ông Nguyễn Phúc Lưu cho rằng, đây là sự kiện nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Việt Nam, là dịp để các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng những loại hình di sản văn hóa khác được giới thiệu và trình diễn đến với công chúng, cộng đồng trong và ngoài nước, bạn bè và du khách quốc tế đến Hà Nội.

Chương trình mang đến cho công chúng những trải nghiệm đặc biệt, các tiết mục biểu diễn được dàn dựng công phu, mang âm hưởng “ngàn xưa vọng lại” cùng với sự xuất hiện của các nghệ nhân nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật dân gian.

Trong khuôn khổ chương trình, công chúng Thủ đô sẽ cơ hội thưởng lãm các loại hình nghệ thuật biểu diễn như: hát then, hát văn, hát bài chòi, dân ca quan họ Bắc Ninh, chèo, ví giặm, ca trù, trống hội… Bên cạnh đó là một số trải nghiệm trò chơi dân gian như kéo co, vượt cầu khỉ, nặn tò he, cùng các loại hình văn hóa khác như viết thư pháp, viết chữ Nôm, hoạt động thể thao truyền thống thông qua biểu diễn các tiết mục võ cổ truyền…

Chương trình thường niên Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra trong hai ngày 22 và 23/11 tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội./.

Chủ Đề