Nghĩa của diệt vong thế hiếu nghĩa là gì năm 2024

Với "Diệt vong", Thomas Bernhard viết ở một tầm cao khác, vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, sống động và bất ngờ, điên rồ và tàn bạo, quái dị và phức tạp.

Khi Franz-Josef Murau nhận được tin cha mẹ và anh trai vừa chết trong một tai nạn xe hơi, ông biết ngay mình sẽ được thừa kế lâu đài - đất đai - tài sản của dòng họ để lại. Ông khởi sự viết một cuốn sách độc thoại dài gần 500 trang chỉ để trả lời cho câu hỏi: “Làm cách nào để thoát khỏi cái mớ bòng bong thừa kế tự nhiên rơi vào đầu như thế?”.

Để trả lời cho câu hỏi đó, ông liệt kê toàn bộ oán hận của mình với gia đình, với anh em họ hàng, và cả với đất nước của mình, và quá khứ phát xít của dân tộc Áo cũng được ông đưa ra để bình xét, không những thế ông tìm mọi chủ đề phê bình từ trí thức nhà thơ nhà văn đến người công nhân lao động bình thường, cả những thợ săn cho đến cô hầu gái, người phục vụ… cũng không thoát khỏi con mắt soi mói đầy phán xét của ông, tất cả chỉ để phục vụ cho mục đích duy nhất: là chối bỏ thừa kế.

Nghĩa của diệt vong thế hiếu nghĩa là gì năm 2024
Tiểu thuyết Diệt vong do Tao Đàn và NXB Hội Nhà Văn phát hành tháng 7.

Dĩ nhiên những chủ đề ám ảnh như vậy đòi hỏi một hình thức cũng ám ảnh không kém. Trong cuộc đấu tranh để mô tả ý thức hành động, Thomas Bernhard mài giũa một liên minh tinh tế về cấu trúc và ý tưởng.

Diệt vong trở thành một cuộc độc thoại liên tu bất tận, cả cuốn sách gần năm trăm trang chỉ chia làm hai đoạn, những dòng chữ chảy tràn, không một ngắt đoạn, không xuống dòng, những câu văn dường như vô tận, kéo dài từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không cần tạm dừng để thở, người đọc như bị kéo vào hình thức tàn bạo đặc biệt. Và điều đó làm tổn thương mọi cảm xúc từ sự trầm ngâm đến sự cuồng loạn.

Người ta cảm giác người kể chuyện Franz-Josef Murau, con cừu đen trí thức trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Áo, đang bị mắc kẹt trong tâm tưởng của mình, mắc kẹt trong những lời chỉ trích của chính mình, ý thức về sự giả dối và xấu xa của bản thân, nhưng ông không muốn và không chịu nhìn nhận một cách khách quan.

Thomas Bernhard là bậc thầy trong việc phát triển độc thoại. Ông dựng nên những nghịch cảnh, và đặt người ta vào những biên cảnh ngặt nghèo, để khám phá sự khác biệt của mọi người ở mọi hoàn cảnh, tận hưởng niềm vui khi có tin xấu, tận hưởng hạnh phúc trong hoàn cảnh tồi tệ.

Ông theo đuổi chủ nghĩa duy mỹ, phương châm của ông là châm biếm và trả thù, ông thích để con người chống lại con người, đẩy con người đến điểm cực hạn cho tới khi người ta phải bật trở lại. Ông giống như một nghệ sĩ cường điệu, đẩy mọi ý tưởng đến cùng cực, đòi hỏi một dạng chủ nghĩa cực đoan tương tự.

Nghĩa của diệt vong thế hiếu nghĩa là gì năm 2024
Nhà văn Thomas Bernhard. Ảnh: Andrej Reiser

Người ta bảo Thomas Bernhard bạo lực ngôn ngữ cũng không có gì sai, câu châm ngôn nổi tiếng của Wittgenstein “giới hạn ngôn ngữ của tôi là giới hạn thế giới của tôi” rất đúng với trường hợp của ông, Bernhard đã cố gắng mở rộng giới hạn bên ngoài của ngôn ngữ của mình đến mức nó có thể bao gồm cả những hình thái cực đoan nhất trong trải nghiệm của con người.

Thomas Bernhard viết ở một tầm cao khác, vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, sống động và bất ngờ, điên rồ và tàn bạo, quái dị và phức tạp, tất cả đã tạo nên một cuốn Diệt vong tối thượng ảm đạm.

Tác giả Thomas Bernhard là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Áo. Ông được coi là tác gia Đức ngữ quan trọng nhất thời hậu chiến. Được đánh giá cao ở nước ngoài nhưng tại Áo, ông lại bị chỉ trích là kẻ “vạch áo cho người xem lưng” khi các tác phẩm của ông thẳng thắn chỉ ra và cay nghiệt phê phán các thói tật của quê hương, bao gồm của quá khứ Quốc xã.

"Đồng hồ Ngày tận thế" cho biết chúng ta còn 90 giây nữa là đến "nửa đêm" - tức là mốc thời gian tuyệt chủng của loài người.

Các nhà khoa học nguyên tử đã giữ nguyên điểm dự đoán về sự hủy diệt của thế giới như năm ngoái, là thời khắc gần nhất với thảm họa tận thế của nhân loại kể từ khi chiếc đồng hồ này xuất hiện.

Nhưng điều đó thực sự có ý nghĩa gì? Và khái niệm "Đồng hồ ngày tận thế" bắt nguồn từ đâu?

"Đồng hồ ngày tận thế" là chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng cho thấy thế giới gần đến bờ vực diệt vong thế nào. Trong đó, mốc "nửa đêm" đánh dấu điểm hủy diệt trên lý thuyết.

Hằng năm, các nhà khoa học sẽ di chuyển kim đồng hồ đến gần hoặc xa hơn mốc nửa đêm dựa trên khả năng dự đoán của họ về các mối đe dọa hiện hữu vào thời điểm đó.

Ông Paul Ingram, một chuyên gia về hiểm họa tồn vong của Đại học Cambridge, cho biết: "Chiếc đồng hồ này xuất hiện vào đầu Chiến tranh Lạnh để mang lại cảm giác cấp bách phải đạt được mục tiêu giải trừ hạt nhân và thoát ra khỏi vực thẳm mà chúng ta phải đối mặt vào đầu thập niên 1950. Và trong thời gian gần đây, có thêm các vấn đề biến đổi khí hậu và công nghệ đột phá mới nổi mang đến cảm nhận về những rủi ro, những rủi ro thảm khốc mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một hành tinh, chủ yếu đến từ các hoạt động có chủ đích của chính chúng ta".

Albert Einstein là một trong các nhà khoa học nguyên tử đã tạo ra chiếc đồng hồ vào năm 1947.

Ngày nay, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Chicago có tên là "Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử" sẽ cập nhật thời gian của đồng hồ hằng năm.

Theo đó, một hội đồng gồm các nhà khoa học và các chuyên gia về công nghệ hạt nhân và khoa học khí hậu, bao gồm 13 người đoạt giải Nobel, sẽ thảo luận về các sự kiện thế giới và xác định vị trí đặt kim đồng hồ mỗi năm.

Cách đây 75 năm, khi đồng hồ bắt đầu gõ những nhịp đầu tiên, nó chỉ đúng 7 phút nữa là đến mốc "nửa đêm".

Tại thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp định vũ khí chiến lược nhằm giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước, năm 1991 đánh dấu thời điểm kim đồng hồ cách mốc "nửa đêm" đến 17 phút, mức xa nhất từ trước đến nay.

Việc kim đồng hồ không dịch chuyển trong năm nay không có nghĩa là các mối đe dọa đã lắng dịu, mà ngược lại, nhân loại vẫn đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ diệt vong lớn nhất từ trước đến nay.