Người bệnh có nên uống nước dừa

Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.

Điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sốc, nhằm xử trí kịp thời.

Khi điều trị triệu chứng, nếu bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên, thì phải dùng thuốc hạ nhiệt, khuyến khích người bệnh mặc quần áo thoáng mát, lau mát cơ thể bằng nước ấm.

Chú ý, thuốc hạ nhiệt được sử dụng ở đây là paracetamol đơn thuần, với liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng trong một lần, uống cách nhau trong khoảng 4 - 6 giờ, và tổng liều paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ. Đặc biệt, cần lưu ý là không được dùng các loại thuốc hạ nhiệt như aspirin [acetyl salicylic acid], analgin, ibuprofen... để điều trị, vì có thể gây ra tình trạng xuất huyết, toan máu.

Khi điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue thì một vấn đề khác không kém phần quan trọng đó là khuyến khích người bệnh bù dịch sớm bằng đường uống vì khi sốt thường gây mất nước. Người bệnh có thể bổ sung và uống uống nhiều dung dịch điện giải oresol, nước sôi để nguội, các loại nước trái cây hoặc uống nước cháo loãng với muối.

Trong các loại nước trái cây thì nước dừa được y học cổ truyền cho là một trong những thực phẩm tốt đối với người bệnh sốt xuất huyết bởi nước dừa là nguồn nước tự nhiên, cung cấp những khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa là cách tốt nhất để bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.

Nước dừa giúp cung cấp nhiều khoáng chất giúp bệnh nhân nhanh phục hồi

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi , người bệnh có thể uống thêm nước dừa bên cạnh các thức uống bù nước khác. Bởi trong nước dừa có đến 95,5% là nước, còn lại là 4,0% carbohydrate, 2,2 - 3,7 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,4% chất vô cơ, 0,1% protein, 0,1% lipid, 0,02% canxi, 0,01% photpho, cùng nhiều axit amin [arginin, alanin, cystein và serin] và vitamin nhóm B.

Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.

Bệnh nhân nếu có biểu hiện nặng cần được đến cơ sở y tế

Trong mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết, để phòng bệnh, bạn có thể uống nước dừa thường xuyên và có thể uống từ 3 đến 4 quả dừa mỗi ngày.

Đối với người đang bị sốt, bất kể là sốt vì bệnh gì, thì cũng nên uống nước dừa thay cho nước sôi để nguội thông thường nếu thấy khát. Tuy nhiên, lưu ý là không nên pha thêm gì vào nước dừa. Uống trực tiếp nước dừa tươi và sau đó ăn cơm dừa là cách tốt nhất.

Mặc dù sốt xuất huyết uống nước dừa có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng sốt, hạ nhiệt và giải độc, tuy nhiên nếu bệnh có các biểu hiện nặng thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Nên kiêng gì?

XEM THÊM:

Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống, kiêng khem thường rất khắt khe. Nhiều người đặt ra thắc mắc người bị tiểu đường uống được nước dừa không? Tiểu đường ăn gì và kiêng gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc trên.

Nước dừa là một món thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất, được rất nhiều người ưa thích. Vậy tiểu đường có uống được nước dừa không? Câu trả lời là có.

Với hàm lượng đường thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường. Nước uống này mang đến những công dụng sau:

  • Giúp giảm đường huyết: Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ có chứa hàm lượng cao Kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine. Những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
  • Ức chế stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường: theo một số nghiên cứu, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh, thận...
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, mỡ gan và chất béo trung tính có trong máu. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, để chứng minh những lợi ích của nước dừa với bệnh nhân tiểu đường thì vẫn cần những nghiên cứu có quy mô lớn hơn.

Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống, kiêng khem thường rất khắt khe

Thắc mắc tiểu đường uống được nước dừa không đã được giải đáp. Nước dừa mang tới một số lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý là trong nước dừa ít nhiều vẫn có chứa đường và các chuyên gia đã khuyên người có lượng đường huyết trong máu cao không nên uống loại nước uống này. Có nghĩa là người bệnh vẫn có thể uống nước dừa nhưng cần hạn chế, không uống quá nhiều.

Người bệnh tiểu đường cần ghi nhớ những điều sau khi uống nước dừa:

  • Uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường, không sử dụng nước dừa đóng lon có chất tạo ngọt.
  • Không ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bị đái tháo đường.
  • Uống nước dừa đúng thời điểm, nên uống vào buổi chiều để tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, thấp khớp, thận mạn tính thì không nên uống nước dừa.
  • Dừa già sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn là trái dừa non.
  • Chỉ nên uống 250ml nước dừa mỗi ngày và chia thành hai lần uống.

Nếu muốn uống nước dừa, người bệnh tiểu đường cần uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường cũng như không sử dụng nước dừa đóng lon

Ngoài lưu ý trong việc uống nước dừa, bệnh nhân tiểu đường ăn gì và kiêng gì cũng được rất nhiều người quan tâm.

Những thực phẩm người bị tiểu đường nên kiêng bao gồm:

  • Tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều đường: Người bệnh tiểu đường nên kiêng tuyệt đối bánh kẹo ngọt, các loại nước ngọt, hoa quả sấy khô và các loại của có chứa nhiều đường...
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: Người bệnh cần hạn chế tối đa hàm lượng cơm trắng, thay vào đó là các loại tinh bột lành mạnh khác như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ...
  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu... có nguy cơ làm thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh tiểu đường, đồng thời dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật: Nếu dung nạp quá nhiều chất béo động vật vào cơ thể, hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
  • Tránh xa chất kích thích: Người bệnh cần từ bỏ đồ uống có cồn như rượu bia, bỏ thuốc lá... để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thực phẩm tốt mà người bệnh tiểu đường cần bổ sung:

  • Trái cây ít đường: Trong trái cây có chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tự nhiên giúp lượng đường được cân bằng ở mức ổn định. Các loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn là táo, bưởi, cam, ổi, dâu tây...
  • Rau xanh: Đây là nguồn vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa rất tốt cho người mắc đái tháo đường. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn các loại rau củ tươi như bông cải xanh, cải xoong, củ cải, rau bina...
  • Thịt nạc: Thịt nạc là thực phẩm có chứa đạm dễ hấp thu, giúp người bệnh cải thiện lượng đường trong máu, đồng thời ngăn ngừa được bệnh ung thư.
  • Các loại cá: Cá có tác dụng làm giảm các cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Người bệnh nên ăn cá mỗi ngày để có một sức khỏe tốt hơn.
  • Chất béo lành mạnh: Có chất béo có nguồn gốc tự nhiên như dầu oliu, dầu mè, đậu phộng, hạnh nhân, óc chó... sẽ giúp cơ thể lưu thông máu dễ dàng hơn, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt chia, hạt é, hạt vừng, hạt bí... cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá mỗi ngày để có một sức khỏe tốt hơn

Như vậy, bài viết đã giải đáp tiểu đường uống được nước dừa không, tiểu đường ăn gì và kiêng gì. Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để có một sức khỏe thật tốt, ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói khám sàng lọc tiểu đường, tăng mỡ máu giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Đối tượng sử dụng gói khám sàng lọc đái tháo đường, tăng mỡ máu:

  • Béo phì, thừa cân [ BMI ≥ 23]
  • Ít vận động
  • Tiền sử bố/mẹ bị đái đường
  • HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA
  • Tăng mỡ máu [ HDL < 0.9 mmol/l, Triglyceride> 2.82 mmol/l ], hoặc đang điều trị tăng mỡ máu
  • Sinh con to ≥ 3.5 Kg
  • Tiền sử rối loạn đường máu
  • Tiền sử đái đường thai kỳ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Vì sao nên chọn Gói Sàng lọc tiểu đường tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec?

  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
  • Được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, quy trình khám hợp lý, thuận tiện.
  • Cơ sở vật chất toàn diện, bao gồm hệ thống các phòng khám và tư vấn, phòng lấy máu xét nghiệm, phòng ăn, khu chờ dành cho khách hàng...
  • Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề