Người có sức khỏe đặc biệt gọi là gì

Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặt biệt mà em biết lớp 4 là một trong những tiết học hay. Tiết học giúp các em hình thành khả năng quan sát thế giới xung quanh. Từ đó tư duy, rút ra cho mình nhiều bài học quý. Để học tốt nội dung này, các em có thể tham khảo các bài kể chuyện mẫu của Baiontap.

1. Nội dung Kể chuyện, trang 25+26, SGK Tiếng Việt 4 tập 2 

        Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Đề bài:

         Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.

Gợi ý

1.1. Thế nào là có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt?

        – Học toán, làm thơ, kể chuyện giỏi.

        – Hát, múa, chơi đàn, vẽ tranh giỏi.

        – Chơi thể thao [bóng đá, cờ vua, võ thuật,…] giỏi.

        – Làm được những việc mà người có sức khoẻ bình thường không làm được [diễn viên xiếc nâng được hai, ba người trên tay; người gánh lúa được [diễn viên xiếc hai, ba người trên tay; người gánh lúa gánh được 100 ki-lô-gam; lực sĩ dùng tay kéo được cả chiếc xe ô tô,…].

1.2. Tìm những người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt ở đâu?

        – Tìm trong các bạn em. Có thể có những bạn học giỏi, múa hát hay hoặc chơi thể thao giỏi.

        – Tìm trong làng xóm, phố phường của em. Có thể có những cô chú khéo tay, nhiều sáng kiến, có sức khoẻ đặc biệt, chơi đàn, chơi bóng giỏi hoặc thành đạt trong lao động, học tập.

        – Nhớ lại những người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em đã gặp khi xem thi đấu thể thao, biểu diễn xiếc hay văn nghệ,…

1.3. Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặt biệt mà em biết như thế nào?

        – Em có thể kể một câu chuyện cụ thể [diễn ra trong thời gian nhất định, ở địa điểm nhất định] về người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết. Muốn vậy, cần cho biết:

        + Câu chuyện bắt đầu như thế nào?

        + Diễn biến chính của câu chuyện.

        + Kết thúc câu chuyện.

        – Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt, không cần kể thành một câu chuyện có khởi đầu, diễn biến và kết thúc. Muốn vậy, em cần:

        + Cho biết người đó có khả năng gì đặc biệt.

        + Chọn nêu một số ví dụ về khả năng đặc biệt nói trên.

2. Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết theo mẫu:

        Với những gợi ý trong SGK, Baiontap hướng dẫn các em kể chuyện theo một số bài mẫu sau. Các em tham khảo và có thể vận dụng kể chuyện theo phương pháp tương tự.

2.1. Câu chuyện: Bạn Nam chạy khỏe.

     

        Câu chuyện mà em muốn kể hôm nay đó chính là câu chuyện về bạn Nam lớp ta. Bạn Nam học rất giỏi, nhưng bạn ấy cũng có một biệt tài rất đáng khâm phục. Đó chính là khả năng chạy.

        Dù thân hình không quá to lớn so với các bạn cùng tuổi. Nhưng Nam luôn giành các giải nhất nhì trong các cuộc thi chạy của thành phố. Gần đây nhất, Nam đã giành giải nhất cuộc thi chạy thiếu nhi toàn quốc. Cuộc thi được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội. Nam đã xuất sắc vượt qua biết bao thí sinh để mang về chiếc huy chương vàng.

        Cuộc thi hôm ấy, em cũng được đi theo đoàn cổ vũ Nam. Nhìn Nam ẵm trọn chiếc cúp, cả khán đài vang lên theo nhịp. Nam đã xuất sắc giành giải thưởng cao quý mà ít ai biết được rằng bạn ấy cố gắng như thế nào.

        Bố của Nam là vận động viên chạy bền quốc gia. Chú ấy hay đi thi đấu ở nước ngoài và đã mang về nhiều thành tích cho đất nước. Là con nhà nòi nên ngay từ nhỏ Nam đã học từ ba nhiều kinh nghiệm chạy. Hàng ngày, ba cậu ấy dạy cậu ấy các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho việc chạy. Dù ba không hướng Nam đi theo sự nghiệp của ông, nhưng Nam vẫn xuất sắc được chọn vào đội tuyển và thi đấu.

        Hàng ngày, sau giờ học Nam đều tập luyện chăm chỉ. Nhà bạn ấy cách trường gần 3 ki-lô-mét. Ấy vậy mà bạn ấy luôn tự chạy bộ đi học không cần đến sự đưa đón của bố mẹ. Bạn ấy thích đi bộ đi học. Vì vừa đi vừa có thể ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành. Bận học, bận tập luyện là thế nhưng Nam vẫn dành thời gian phụ giúp mẹ công việc nhà. Ở lớp Nam học giỏi nhất lớp.

        Nam là một tấm gương sáng về tài năng và cả sự kiên trì. Chúng em sẽ cố gắng học tập bạn Nam để học tốt hơn.

        Ý nghĩa câu chuyện: Bài học về sự kiên trì, vượt khó. Những người tài giỏi đều phải trải qua rất nhiều khó khăn, nỗ lực. Chính vì vậy, chúng ta phải cố gắng và cố gắng hơn nữa . Có như thế chúng ta mới có thể đạt được những kết quả tốt đẹp.

2.2. Câu chuyện: Bác hàng xóm sáng tạo.

        Ở gần nhà em có một bác hàng xóm rất tài ba và thông minh. Bác có thân hình nhỏ nhắn, nước da ngăm ngăm rám nắng. Hàng ngày, bác làm ruộng và hay thiết kế ra những món đồ điện tử trong nhà. Dù chỉ học đến lớp 4 nhưng bác vẫn rất giỏi sáng chế.

        Người trong xóm ban đầu đều cười chê bác. Chê cười vì bác nhặt những chiếc lon nhựa, đồ phế liệu của người khác mang về nhà tái chế lại. Họ bảo bác rảnh rỗi, không có việc gì làm. Một lần, bác đã làm ra một chiếc xe chữa cháy từ những món đồ cũ. Chiếc xe nhìn có vẻ lạ lẫm, nhiều màu sắc. Bởi toàn thân chiếc xe đều là những mảnh lon chai nhựa bác đã cắt ra và ghép lại.

        Hàng ngày, có rất nhiều người bàn tán về chiếc xe chữa cháy của bác để trước nhà. Nhưng bác chẳng mấy quan tâm. Ngày ngày bác lại ra đồng, trưa về rỗi rảnh lại phát minh ra thứ này thứ nọ.

        Một lần chợ huyện bị cháy. Mọi người hốt hoảng. Chợ lại xa nguồn nước và hôm ấy lại cúp nước. Mọi người gọi lực lượng chức năng đến, nhưng do đường quá xa mà lửa lại lan nhanh. Mọi người rơi vào thất vọng. Ngay lúc này, cũng may nhờ có chiếc xe chữa cháy của bác. Chiếc xe có ống dẫn nước đường dài, có thể bơm nước tận ngoài sông lên dập lửa. Chiếc xe cứ phun nước ào ào. Thế là đám cháy được khống chế. Ngay sau đó lực lượng chức năng đến và vào cuộc dập lửa hoàn toàn.

        Kể từ ấy, mọi người đã có cái nhìn khác về bác. Họ ngưỡng mộ và kính nể bác. Em cũng rất ngưỡng mộ bác.

        Ý nghĩa: câu chuyện cho ta bài học về cách nhìn nhận và đánh giá sự việc. Không được ngạo mạn, khinh thường người khác. Đồng thời phải cố gắng học hỏi và sáng tạo. Kiến thức là vô tận.

3. Một số lưu ý khi Kể chuyện 

        Để có thể kể chuyện tốt nhất, các em cần lưu ý một số vấn đề sau:

        Trên đây là toàn bộ hướng dẫn Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết. Các em có thể dựa theo các mẫu kể chuyện của Baiontap và triển khai câu chuyện tương tự.

        Chúc các em học tốt!

Chính tả – Tuần 25: SBT Tiếng Việt lớp 3 – Trang 31. Tìm và ghi vào chỗ chống các từ [chọn bài tập 1 hoặc 2]; Chứa các tiếng có vẩn ut hoặc ưc, có nghĩa làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày…

Tìm và ghi vào chỗ chống các từ [chọn bài tập 1 hoặc 2]:

1: Gồm hai tiếng , trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau

– Màu hơi trắng:…………………

– Cùng nghĩa với siêng năng :………………….

– Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió :

2: Chứa các tiếng có vẩn ut hoặc ưc, có nghĩa như sau

– Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày :

– Người có sức khoẻ đặc biệt :………………

– Quẳng đi :……………..

Tìm và ghi vào chỗ trống các từ [chọn bài tập 1 hoặc 2]

1: Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau

– Màu hơi trắng : trăng trắng

– Cùng nghĩa với siêng năng : chăm chỉ

– Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió : chong chóng

 2: Chứa các tiếng có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau

 – Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày : trực nhật

– Người có sức khỏe đặc biệt : lực sĩ

– Quẳng đi : vứt

Video liên quan

Chủ Đề