Người dân khai thác muối gọi là gì

Câu chuyện kinh doanh

Chật vật kiếm tiền tại thủ phủ muối miền Nam

Đức Anh 08:29 16/05/2019
Không còn cảnh gánh muối xưa kia trên các cánh đồng ở Ninh Thuận, thay vào đó là hình ảnh người nông dân đẩy những chiếc xe cút kít và sử dụng máy móc, giảm bớt sự vất vả bấy lâu.
Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển xưa nay không còn lạ khi cảnh các diêm dân hăng say lao động sản xuất thường xuyên xuất hiện trên các trang báo, tạp chí hay mạng xã hội. Thế nhưng đằng sau những bức ảnh đẹp đó là muôn vàn câu chuyện về cuộc sống mưu sinh cực nhọc của những người làm nên hạt muối phục vụ đời sống. Làm muối được coi là một trong những nghề vất vả nhất nhưng thu nhập khiêm tốn ở các tỉnh ven biển.
Làm lụng bao công sức mới được 100 kg muối trắng mà sau đó chỉ bán được 24.000 đồng là vấn đề PV từng phản ánh trong năm 2016 về những người dân làm muối ở Lý Nhơn, Cần Giờ [TP.HCM]. Và cho đến nay nhờ sự áp dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác và làm muối trong đó có yếu tố thay đổi từ muối nền đất sang nền bạt mà giá cả có tăng cao hơn. Tại Ninh Thuận, muối sản xuất trên nền bạt hiện có giá dao động từ 1.100 - 1.300 đồng/kg, muối sản xuất trên nền đất từ 900 - 1.100 đồng/kg, tăng từ 300 - 500 đồng/kg so với giá muối cuối năm 2018. Đời sống diêm dân cũng được cải thiện phần nào.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ, được tạo hóa ban tặng đường bờ biển dài hơn 100 km, nước biển có độ mặn lớn, độ bức xạ mặt trời, nắng và gió cao. Trong điều kiện lý tưởng ấy, mặc cho tiết trời khắc nghiệt, người dân nơi đây vẫn tần tảo lao động trên những cánh đồng để tạo nên những vựa muối chất lượng, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Ninh Thuận cũng được xem là thủ phủ muối của miền Nam.
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có hơn 2.000 ha đất làm muối, trong đó đa số là muối công nghiệp, muối nền đất [còn gọi là muối ăn, muối diêm dân] chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích. Địa phương đóng góp tới 3 trong tổng số 7 đồng muối lớn của cả nước, gồm Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua. Riêng muối sản xuất tại thủ phủ này đóng góp tới 50% tổng sản lượng muối cả nước.
Tờ mờ sáng trên ruộng muối Cà Ná
Cà Ná là một làng chài nhỏ yên bình với lịch sử hơn 100 năm làm muối, từ thời Pháp thuộc. Muối Cà Ná được xem là chất lượng nhất Việt Nam, được ưa chuộng nhờ hương vị đậm đà, thanh thanh đặc trưng, cũng là nguyên liệu chính yếu làm nên một đặc sản trứ danh khác của đất Ninh Thuận - nước mắm Cà Ná. Từ sáng sớm, diêm dân xã Cà Ná đã ra đồng và cần mẫn làm việc trong ánh nắng ban mai phản chiếu trên những cánh đồng muối trong veo.
Khoảng 5h sáng, khi phóng viên đặt chân tới, mặt trời còn chưa ló rạng, trên ruộng muối đã lục đục những tiếng cười nói, bảo nhau làm việc của những người làm muối. Sớm đầu hè, tiết trời hơi se lạnh. Chỉ tới khi những tia nắng len lỏi qua những đám mây chiếu xuống cánh đồng muối, trời mới hửng dần, ấm dần. Bình minh ở đây đẹp lắm, một người phụ nữ vừa xúc muối vừa nói.
Không khí trong lành, dễ chịu, mát mẻ. Với những người lần đầu được ngắm bình minh ở một nơi đặc biệt, khác xa với sự ô nhiễm, bụi bặm ở thành phố như thế này là một cảm giác khác lạ.
Xe cút kít thay đòn gánh trên đồng muối
Sáng sớm, việc thu hoạch muối chỉ diễn ra khoảng 2 tiếng, khi trời còn chưa nắng gắt. Với màu trắng xóa của những hạt muối, cộng với màu xanh của bầu trời, màu nâu của bờ ruộng và những người dân trong các tư thế khác nhau đã vẽ nên một hình ảnh đẹp về vùng đất Ninh Thuận.
Đặc trưng nghề muối là gắn liền với những cánh đồng kéo dài, ngập tràn ánh nắng và những giọt mồ hôi mặn chát. Cách đây khoảng 4 - 5 năm, người ta đã quá quen với hình ảnh những diêm dân đội nón, trùm kín, gánh muối trên vai. Ngày nay, để giảm đi sức nặng công việc, làm cho người dân đỡ cực nhọc hơn, những chiếc xe cút kít [xe rùa] được thay thế.
Xe rùa [hay xe cút kít] khá thô sơ có kích thước nhỏ để vận chuyển bằng tay và thường sử dụng trong xây dựng để chuyên di chuyển, thồ, chở những vật liệu xây dựng như vôi, vữa, gạch, đá... Thùng xe làm bằng công nghệ khuôn xoay thì bền hơn rất nhiều so với khuôn ép, nhưng giá thành cao hơn. Nhờ chuyển sang dùng xe cút kít để vận chuyển muối mà năng suất cũng như hiệu quả công việc của người nông dân được tăng cao.
Muối Cà Ná xuất phát từ bờ biển Ninh Thuận với nền nhiệt nắng nóng 26-27 độ C. Tại đây, độ ẩm không khí chỉ 75-77%, lượng mưa thấp, nước biển mặn. Chưa hết, địa thế bầu tròn với những dãy núi Nam Trung bộ bao quanh, chắn gió cũng là nguyên nhân khiến vùng đất này ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam [gió đem mưa đến vào mùa hạ], vô tình mang lại lợi thế khô hạn lý tưởng để làm muối.
Mùa làm muối bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến hết tháng 8 năm sau [Âm lịch], thời điểm mùa khô hàng năm. Từ khoảng năm 2017, diêm dân làm muối làm muối trên nền ruộng lót bạt thay cho nền đất. Bởi vậy, muối kết tinh dài ngày hơn nên có chất lượng tốt hơn. Sản phẩm cho hạt sạch, trắng đẹp, ít tạp bẩn, và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Quy trình sản xuất khá đơn giản. Ðối với ruộng muối nền đất, khi bước vào đầu vụ, diêm dân đầu tư hơn 10 triệu đồng để san lấp ổn định độ bằng phẳng, tạo "da đất cho ruộng, sau đó bơm hút nước biển vào ruộng, đợi nước biển bốc hơi khoảng 7 ngày thì thu hoạch. Cứ thế, xong đợt một, lại tiếp tục bơm nước biển vào, đợi nước bốc hơi và thu hoạch cho đến hết mùa vụ của năm.
Nước biển được đi qua các hệ thống hồ lắng rồi mới theo các đường ống bơm vào ruộng muối. Trong thời gian khoảng 30 ngày, nước đủ nồng độ thì kết tinh. Sau 15 ngày tiếp theo, diêm dân có thể thu muối.
Muối kết tinh thành lớp dầy trên mặt bạt, diêm dân hàng ngày phải dùng trang để cào tạo rãnh thoát nước trên ruộng cho người làm đỡ cực. Trang cào muối là dụng cụ thiết yếu của diêm dân nơi đây, gồm bàn và cán trang.
Hiện tại ruộng, muối đang được tách theo công nghệ pha-ba nghĩa kết tinh phân đoạn. Tùy theo giai đoạn, nhiệt độ để tách các thành phần trước muối ra như muối kali, magie, canxi để đảm bảo hàm lượng natri clorua trong muối ăn cao nhất, 97-98%. Quá trình này cho ra sản phẩm là muối thô. Sau khi tạo thành rãnh, người dân xúc muối đổ lên xe rùa vận chuyển tập trung vào bờ ruộng.
Nắng như Rang, gió như Phan là câu cửa miệng của những người từng biết về Ninh Thuận - mảnh đất vùng Nam Trung Bộ xưa nay được biết chỉ có nắng gắt và gió ngàn. Làm muối dưới thời tiết khắc nghiệt ấy, thật sự là vất vả và cực nhọc. Ấy vậy mà đa phần diêm dân ở đây lại là phụ nữ. Mặc dù đã che kín nhưng trên những khuôn mặt ấy vẫn bị đen đi, in hằn dấu vết thời gian qua bao tháng ngày.
Chị Cù Thanh Tâm [53 tuổi, người xã Tri Hải], mọi người hay gọi là bà Bảy, đã có kinh nghiệm làm muối mấy chục năm. Gương mặt đen bóng dưới ánh mặt trời, những nếp nhăn lộ rõ.
Khá nhiều tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề là ông Trần Thanh, người thôn Phương Cựu. Ông Thanh [62 tuổi], bà Tâm cùng rất nhiều công nhân khác đang làm muối cho công ty theo thời vụ, mỗi tháng họ làm khoảng 14 - 16 ngày công.
"Vất vả cực nhọc là vậy nhưng lương nghề này cũng không đáng là bao. Lương của công nhân tính theo sản lượng, làm nhiều ăn nhiều làm ít ăn ít. Từng ruộng muối thu hoạch được bao nhiêu sẽ chia đầu người ra để tính công. Ngoài ra còn tính ngày công theo điểm để thưởng thêm", ông Thanh nói. Phụ nữ được 8 điểm, đàn ông 10 điểm. Theo những người làm ở đây, công nữ cao nhất là 150.000 đồng/ngày, công nam là 170.000 - 180.000 đồng/ngày.
Sau khoảng thời gian làm thời vụ cho các công ty, nhiều người còn tranh thủ làm muối ở các ruộng gia đình, khoảng 1 - 2 sào. Vợ chồng anh chị Hồ Quang Thành [xã Tri Hải] cho biết đã làm nghề muối được 24 năm, trước đây anh chị có làm thời vụ cho các công ty nhưng hiện giờ chỉ làm ở gia đình.
Cơ giới hóa nghề truyền thống
Những ô ruộng muối hình chữ nhật, có diện tích khoảng 150 m2 nối tiếp nhau. Ở Cà Ná, từ khi muối phủ bạt thay thế cho muối ruộng, diêm dân bắt đầu chuyển sang làm máy. Hiện tại, toàn tỉnh Ninh Thuận có gần 3.000 lao động tham gia sản xuất muối, trong đó có khoảng 30% là lao động thời vụ.
Tuy nhiên nhiều năm qua, sự phát triển của nghề làm muối ở đây đã không tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh tế. Quanh năm suốt tháng diêm dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng đời sống vẫn bấp bênh.
Theo người dân nơi đây, nếu vẫn cách làm muối thủ công, cho nước biển vào ruộng để kết tinh muối trên đất, kết tinh ngắn ngày, sản phẩm muối sẽ rất nhiều tạp chất, chất lượng không cao. Nghề làm muối vất vả không kém gì nghề trồng lúa, trông chờ vào thiên nhiên.
Năm nào nắng đều đều thì sản lượng khá, nếu mưa rải đều là mất vụ muối. Để giải quyết tình trạng bấp bênh đó, mấy năm nay tỉnh Ninh Thuận đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu ngành muối theo hướng tăng dần tỷ trọng muối công nghiệp.
Với sự hỗ trợ của máy móc, muối được đẩy về tập trung tại bờ trước khi rửa lại cho sạch tạp chất. Sau đó, diêm dân cho sản phẩm theo xe về nhà máy chế biến. Ông Đoàn Chín, nhân viên làm máy, cho biết để làm xong một ô muối mất khoảng 15 phút. Một ngày ông được công ty khoán làm 16 - 17 ô, chia ra làm hai buổi.
Buổi chiều làm sẽ vất vả hơn do nắng gắt. So với trước kia, công việc làm muối công nghiệp được cơ giới hóa đến 70%, máy kéo hỗ trợ các công nhân kéo muối nên hiệu quả tăng lên gấp 9-10 lần. Xong xuôi, xe tải chở sản phẩm muối thô về các nhà máy tập trung chế biến, đóng gói và đưa đi xuất khẩu ra các nước EU.
Theo Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, khai thác muối các loại trong những tháng đầu năm 2019 tình hình thời tiết thuận lợi, tuy nhiên do hậu quả mưa lũ cuối năm 2018 gây sạt lở đồng muối, sản lượng tháng 1 chỉ đạt 14% cùng kỳ vì phải tập trung sửa chữa hạ tầng, sản lượng tháng 2 được nâng lên nhưng mới đạt 50% cùng kỳ, dự kiến sản lượng tháng 3 tăng hơn 15%.
Bên cạnh đó lượng tiêu thụ chậm, muối tồn kho còn nhiều [tồn kho đến đầu tháng 3 hơn 85 ngàn tấn], giá tiêu thụ bình quân 1.000 đ/kg , vì vậy sản lư­ợng muối khai thác 3 tháng đầu năm ­ước chỉ đạt 66,7 ngàn tấn, giảm 12,7% so cùng kỳ [làm giảm 0,92 điểm % chỉ số chung].
Thay đổi làm muối trên nền ruộng lót bạt cộng với áp dụng máy móc trong thu hoạch, sản xuất đã mang lại hiệu quả tích cực cho diêm dân Cà Ná nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung, giúp cho họ có cuộc sống tốt hơn ở mảnh đất khắc nghiệt đầy nắng và gió độc nhất miền Trung này.
Nhà máy đường bị đình chỉ vì gây ô nhiễm, hàng chục hộ bán mía sắp... chết chìm Nông nghiệp Tây Nguyên: Phá sản trên ngôi vị số 1 Nông dân miền Tây chán trồng lúa

Đọc tiếp

CEO Tinipak Nghiêm Trọng Hoàng: Gọi vốn qua khe cửa hẹp từ Mỹ, mơ xây dựng thương hiệu ba lô Việt đầu tiên

Có những email viết trong những giờ phút tuyệt vọng: Chúng tôi là một công ty thiết kế ở Việt Nam với sản phẩm có khách hàng, Kickstarter có thể có ngoại lệ nào không...

Chủ tịch Tập đoàn Intimex: Không tiền chẳng thể làm được gì nhất là trong kinh doanh

Nguyễn Huyền 15:29 17/02/2021

Ông chủ Richy và những cảm xúc từ hạt gạo Việt

Bảo Nhi - Nguyễn Thắm 08:25 28/12/2020

40% doanh nghiệp bị tổn thương nguồn nhân lực bởi Covid-19

Linh Linh 16:11 13/05/2020

Trung Quốc - thị trường dẫn dắt tôm hùm Việt

Thi Hà 07:17 28/02/2020

CEO thương hiệu Gumac tiết lộ lý do từ chối ông lớn thời trang Nhật Bản rót vốn

Dù mong muốn đưa Gumac phát triển ra thị trường thế giới, nhưng ông Lê Thành Vân chia sẻ chưa đủ độ chín muồi để gật đầu hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Nghề nấu dầu tràm ở xứ Huế

Nguyễn Đông - Võ Thạnh 09:28 09/02/2020

Bí mật ở làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam

Ngọc Trang - Nguyễn Thảo 09:42 27/01/2020

Thạc sĩ kinh tế mở quán bún chả xưa

PV 09:29 27/01/2020

Ngân hàng số kén nhân sự

Linh Linh 11:52 21/01/2020

Cậu bé bán kem thành vua hạt điều rang củi

Gần 15 năm bươn chải thu mua nông sản, ông Hoàng Chuẩn chuyển sang chế biến và gây tiếng vang với phát minh máy rang hạt điều bằng củi.

Sơn Hà và mục tiêu trở thành Grab trên mái nhà của Việt Nam

Bảo Vy 11:30 14/01/2020

Tỷ phú Bloomberg quyết dồn tiền hất cẳng ông Trump

Nhật Duy 10:11 13/01/2020

Cho thuê mai dịp tết, bỏ túi tiền tỷ

Mạnh Cường 08:23 02/01/2020

Đồi cam 6 tỷ kỳ lạ nhất Việt Nam, 2.000 cây mắc màn trắng cả rừng

Thiện Lương 07:42 13/12/2019

Quảng Bình làm du lịch: Giới hạn khách, nộp phí đắt đỏ nhưng vẫn cháy vé sau 10 phút

"Sự kiện Tú Làn Adventure Race với 100 người tham gia và mức phí đóng lên tới 7 triệu đồng/người. Tuy nhiên, vé bán của sự kiện này hết ngay chỉ trong vòng 10 phút",...
Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề